Vì sao có rất ít người gốc Hoa sống ở Việt Nam khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia hay Thái Lan?

  1. Phong cách sống

  2. Văn hóa

  3. Xã hội

Từ khóa: 

người hoa

,

việt nam

,

đông nam á

,

phong cách sống

,

văn hóa

,

xã hội

1. Sự đồng hóa tự nhiên

Người Hoa di cư sang Việt Nam thường tiếp thu văn hóa Việt và nhanh chóng hòa mình vào bản sắc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng, giúp những người Hoa di cư dễ dàng hòa nhập vào xã hội Việt. Có rất nhiều hậu duệ của người Hoa di cư trước đây không còn xem mình là người Hoa mà trở thành người Việt khi họ kết hôn giữa những người Hoa di cư hay với người Việt Nam.

2. Nền văn hóa mạnh mẽ của Việt Nam

Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, có thể đồng hóa người Hoa thành người Việt. Nền văn minh Việt Nam được hình thành cách đây hàng nghìn năm từ thời Văn Lang – Âu Lạc với cội nguồn văn hóa Đông Sơn tại đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Nó đã tồn tại qua 1000 năm đô hộ của Trung Quốc, hầu hết các Vương triều của người Việt cũng đã được thành lập trên vùng đồng bằng sông Hồng, là cơ sở quan trọng cho nền văn minh Việt Nam. Nó giải thích tại sao bất chấp làn sóng di cư ồ ạt của người Trung Quốc từ những năm 180 trước Công nguyên, người Việt không chỉ bảo tồn được bản sắc của mình mà còn đồng hóa những người di cư từ Trung Quốc.

Người Mãn Châu gần như đã mất đi tiếng mẹ đẻ và đã bị đồng hóa với người Hoa, mặc dù họ đã xâm lược Trung Quốc và cai trị đất nước này chỉ hơn 300 năm. Không giống như người Việt đã thành công trong việc đồng hóa người Hoa thành người Việt, người Mãn Châu đã thất bại trong việc đồng hóa người Hoa thành người Mãn thậm chí còn bị đồng hóa ngược.

3. Chính sách đồng hóa cưỡng ép từ chính phủ Việt Nam và các Vương triều Việt Nam.

Gần như tất cả các nhà cầm quyền Việt Nam đều duy trì các chính sách cưỡng ép đồng hóa, đặc biệt là đối với người Hoa di cư và con cháu của họ. Họ buộc phải hòa nhập vào xã hội Việt Nam chỉ sau một vài thế hệ.

4. Quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ ở Việt Nam

Do vô số cuộc chiến tranh và xung đột giữa hai nước, người Việt Nam luôn giữ tinh thần cảnh giác đối với người Trung Quốc hoặc thậm chí là con cháu của họ ở Việt Nam.

Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và gây ra căng thẳng giữa người Việt và người Hoa ở Việt Nam, dẫn đến sự di cư ồ ạt của người Hoa ra khỏi Việt Nam. Như một số nguồn cho biết, một nửa số người Việt gốc Hoa đã rời Việt Nam sau khi chiến tranh biên giới nổ ra.

Hiện nay, có khoảng 800 ngàn người Việt gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam. Tôi tin rằng số lượng người Việt gốc Hoa sẽ tiếp tục giảm theo thời gian vì những lý do trên nếu không có những làn sóng di cư mới của người Hoa vào Việt Nam.

5. Trung Quốc được coi là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam trong hàng nghìn năm.

Đối với những người Hoa di cư hoặc con cháu của họ, việc giữ gìn bản sắc Trung Quốc đã, đang, và sẽ rất bất tiện cho công việc của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Tốt hơn hết là họ nên chấp nhận bản sắc Việt Nam và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, do quan điểm cảnh giác của người Việt Nam đối với Trung Quốc và người Hoa, thậm chí là con cháu người Hoa ở Việt Nam.

________

Bài dịch của bạn Huynh Gia Bao được đăng ở group Quora Việt Nam

Trả lời

1. Sự đồng hóa tự nhiên

Người Hoa di cư sang Việt Nam thường tiếp thu văn hóa Việt và nhanh chóng hòa mình vào bản sắc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng, giúp những người Hoa di cư dễ dàng hòa nhập vào xã hội Việt. Có rất nhiều hậu duệ của người Hoa di cư trước đây không còn xem mình là người Hoa mà trở thành người Việt khi họ kết hôn giữa những người Hoa di cư hay với người Việt Nam.

2. Nền văn hóa mạnh mẽ của Việt Nam

Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, có thể đồng hóa người Hoa thành người Việt. Nền văn minh Việt Nam được hình thành cách đây hàng nghìn năm từ thời Văn Lang – Âu Lạc với cội nguồn văn hóa Đông Sơn tại đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Nó đã tồn tại qua 1000 năm đô hộ của Trung Quốc, hầu hết các Vương triều của người Việt cũng đã được thành lập trên vùng đồng bằng sông Hồng, là cơ sở quan trọng cho nền văn minh Việt Nam. Nó giải thích tại sao bất chấp làn sóng di cư ồ ạt của người Trung Quốc từ những năm 180 trước Công nguyên, người Việt không chỉ bảo tồn được bản sắc của mình mà còn đồng hóa những người di cư từ Trung Quốc.

Người Mãn Châu gần như đã mất đi tiếng mẹ đẻ và đã bị đồng hóa với người Hoa, mặc dù họ đã xâm lược Trung Quốc và cai trị đất nước này chỉ hơn 300 năm. Không giống như người Việt đã thành công trong việc đồng hóa người Hoa thành người Việt, người Mãn Châu đã thất bại trong việc đồng hóa người Hoa thành người Mãn thậm chí còn bị đồng hóa ngược.

3. Chính sách đồng hóa cưỡng ép từ chính phủ Việt Nam và các Vương triều Việt Nam.

Gần như tất cả các nhà cầm quyền Việt Nam đều duy trì các chính sách cưỡng ép đồng hóa, đặc biệt là đối với người Hoa di cư và con cháu của họ. Họ buộc phải hòa nhập vào xã hội Việt Nam chỉ sau một vài thế hệ.

4. Quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ ở Việt Nam

Do vô số cuộc chiến tranh và xung đột giữa hai nước, người Việt Nam luôn giữ tinh thần cảnh giác đối với người Trung Quốc hoặc thậm chí là con cháu của họ ở Việt Nam.

Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và gây ra căng thẳng giữa người Việt và người Hoa ở Việt Nam, dẫn đến sự di cư ồ ạt của người Hoa ra khỏi Việt Nam. Như một số nguồn cho biết, một nửa số người Việt gốc Hoa đã rời Việt Nam sau khi chiến tranh biên giới nổ ra.

Hiện nay, có khoảng 800 ngàn người Việt gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam. Tôi tin rằng số lượng người Việt gốc Hoa sẽ tiếp tục giảm theo thời gian vì những lý do trên nếu không có những làn sóng di cư mới của người Hoa vào Việt Nam.

5. Trung Quốc được coi là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam trong hàng nghìn năm.

Đối với những người Hoa di cư hoặc con cháu của họ, việc giữ gìn bản sắc Trung Quốc đã, đang, và sẽ rất bất tiện cho công việc của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Tốt hơn hết là họ nên chấp nhận bản sắc Việt Nam và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, do quan điểm cảnh giác của người Việt Nam đối với Trung Quốc và người Hoa, thậm chí là con cháu người Hoa ở Việt Nam.

________

Bài dịch của bạn Huynh Gia Bao được đăng ở group Quora Việt Nam