Vì sao giới trẻ hiện nay càng nhiều người đến với nhau không phải vì tình yêu mà chỉ vì sợ cô đơn?

  1. Giới tính



Từ khóa: 

giới tính

Mình thấy vấn đề này nó rất bình thường. Đến với nhau vì cái gì không quan trọng, ở bên nhau vì cái gì mới quan trọng.

Hơn nữa, "tình yêu" hay "sợ cô đơn" đều là nhu cầu hợp lý của con người.

Trả lời

Mình thấy vấn đề này nó rất bình thường. Đến với nhau vì cái gì không quan trọng, ở bên nhau vì cái gì mới quan trọng.

Hơn nữa, "tình yêu" hay "sợ cô đơn" đều là nhu cầu hợp lý của con người.

Khi đọc qua câu hỏi thì mình đang hiểu ý bạn theo góc độ: Đến-với-nhau-vì-yêu là tích cực (là đúng), còn Đến-với-nhau-vì-sợ-cô-đơn là tiêu cực (là sai, hoặc chưa đúng).

Mình thì nghĩ cả 2 cách này không có khái niệm đúng sai gì cả. Chẳng qua, tính đến thời điểm hiện tại thì Đến-với-nhau-vì-yêu được nhiều người "dùng" và "công nhận" hơn thôi (tư duy chung của đa số người Việt mình từ xưa đến nay đều cho rằng đã đến với nhau là phải từ tình yêu, từ rung động của con tim, từ sự đồng điệu về tâm hồn, v.v... Mình khẳng định như thế là do tổng hợp từ các mối quan hệ, gia đình, bạn bè của mình nên sự chính xác cũng mang tính tham khảo thôi - nếu như ai đó sống trong môi trường khác mình thì có thể sẽ cảm thấy khác)

Thực chất "Yêu" và "Sợ cô đơn" cũng chỉ là nhu cầu của con người (mình ủng hộ ý kiến của a Kien Nguyen phía dưới). Số người "Sợ cô đơn" thì gần đây ngày một nhiều hơn, có thể là do cuộc sống ngày một ngột ngạt, chật hẹp, khó khăn,... con người ngày một dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, gầy dựng sự nghiệp (vì sự thật là để thành công về mặt công việc hiện nay khó hơn rất nhiều trước kia, và ngày một khó hơn). Thành ra họ "phớt lờ" đi tình yêu. Nhưng bản năng của loài người thì lại là kết nối và được kết nối, nên với sự thông minh, sáng tạo - con người luôn biết cách để thỏa mãn được nhu cầu của mình.

Nên mình nghĩ việc đến với nhau vì sợ cô đơn có thể từ logic trên mà ra. Có khi việc đến-với-nhau còn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nữa (ngoại trừ tình yêu và sợ cô đơn)

Thật ra là vì yêu hay sợ cô đơn thì cũng chẳng phân biệt rõ ràng được, có thể với họ tình yêu chỉ đơn giản là gặp qua, thấy thích rồi đến với nhau thôi. Hay cũng có thể là do họ cô đơn, cần một chỗ dựa ấm áp, bình yên, và người kia cho họ điều đó, đấy cũng có thể gọi là tình yêu mà.

Nhiều hơn ngày xưa thì đơn giản vì thời các cụ, vẫn gần với thời phong kiến, vẫn còn nhiều người trong gia đình vẫn mang nặng tư tưởng nho giáo. Việc sống với nhau trước khi kết hôn, hay ly hôn là rất hiếm xảy ra, đã quyết định đến với nhau là xác định là sống lâu dài, và phải lựa chọn suy nghĩ thật kỹ. Còn h tư tưởng mọi người thoáng hơn nhiều rồi, còn yêu thì sống chết có nhau, mà hết yêu thì sống chết với nhau. Thích thì đến với nhau, chán thì đường ai nấy đi, chẳng có vấn đề gì mấy.


Theo mình nghĩ là do định kiến xã hội bao gồm: bame, họ hàng, và mọi người xung quanh.

Ngoài ra, tình yêu mà định nghĩa thì nó mông lung lắm, như Xuân Diệu:

"Đố ai định nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu."

Nhưng thời nay, do có máy tính, internet, điện thoại,... nên việc yêu đương nó khác quá nhiều. Vì thế nó không như những câu trên nữa và nó dễ dàng hơn.


Hạnh phúc của con người là tìm được nơi mình thuộc về ; nên 2 tâm hồn cô đơn mà gặp nhau, đồng điệu với nhau thì sez yêu nhau Thoiy. Nên cô đơn , dựa vào nhau mà sống, Bên nhau, yêu nhau mình thấy nó cungz bình thường mà bạn.