Tìm hiểu Thơ mới

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phải nói rằng, Thơ mới là một hiện tượng văn học có giá trị đầu thế kỷ XX. Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể, từ 1930 - 1945, trước nó chỉ có mầm mống, đồng thời với nó, có nhiều trào lưu thơ không phải thuộc Thơ mới và sau 1945 càng không phải là Thơ mới. Trong phạm vi lịch sử đó, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại. Để lại dấu ấn sâu sắc rõ rệt trong thơ nhưng không tránh khỏi hạn chế. Sự đổi mới ấy có gốc rễ rất sâu vào truyền thống. Do vậy, Thơ mới có một bộ mặt riêng, một vị thế riêng, là một bộ phận chứ không phải là Thơ ca hiện đại nói chung, cần được đánh giá xứng đáng. Thơ mới đã có những cách tân mạnh mẽ về thi hứng cũng như thi pháp. Trước hết, và quan trọng nhất là đổi mới thi hứng. Thi hứng Thơ mới rất phong phú, phức tạp nhưng có cốt lõi từ thi hứng thiên về cộng đồng, cái ta, bề rộng của thi hứng trung đại và cận đại chuyển sang thi hứng về cái riêng, cái tôi, bề sâu của thi hứng hiện đại. Thơ từ chỗ nhìn ra bên ngoài quên chính mình đến tìm hiểu chính mình mà quên bên ngoài. Bởi vậy trong Thơ mới xuất hiện nhiều chữ "tôi" với tư cách là đại từ làm chủ ngữ để khẳng định chủ thể sáng tạo, chủ thể cảm xúc và cũng rất nhiều từ "lòng tôi" nhằm giải thích trạng thái tâm lý, tình cảm của chủ thể. Trong lịch sử thơ ca Việt nam, chữ tôi chưa bao giờ xuất hiện nhiều như thế. Điều ấy cũng dễ hiểu, cá nhân bao đời bị kìm hãm bởi tư tưởng phong kiến cho nên cái tôi của nhà thơ bị chìm đắm, hòa tan trong cộng đồng gia tộc xã hội, quốc gia nay được cởi trói, được giải thoát và được khẳng định. Cá nhân được giải phóng là nhân tố quyết định sự phát triển con người và cái tôi được đề cao, được tự do, tạo diều kiện cho sự sáng tạo, sự phát triển cảm xúc. Thơ mới không chỉ biểu hiện cái tôi bề mặt, mà điều quan trọng tạo nên cái mới là đi sâu khám phá cái tôi cảm xúc thành thật. Sự thành thật của các nhà nghệ sĩ trước hết là thành thật với bản thân mình, với chính mình, và từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới độc giả. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng sự đổi mới cảm xúc là ở chỗ thành thực.. Khát vọng thành thật trong cảm xúc của Thơ mới là khát vọng dược giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn, sự cô đơn đến ghen tuông, hờn dỗi, tình yêu, đau khổ, cả những khát khao phóng túng, phi chuẩn mực, những thèm khát đầy cá tính, nhục thể, những chán chường có tính suy đồi. Chính thành thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà nghệ sĩ. Các nhà Thơ mới không chỉ thành thật trong cảm xúc mà còn sẵn sàng sống trọn vẹn, sống tận cùng với cảm xúc của mình, như một cây kim bé nhỏ bị cuốn hút vào viên đá nam châm, không cần gượng giữ theo lối trung dung hay tiết dục của người xưa. Chính sống trọn vẹn, sống tận cùng cảm xúc giúp nhà thơ vượt lên số phận, vượt lên chính mình để có sức sáng tạo lớn, điều kiện để hình thành phong cách. Song cũng cần lưu ý rằng sống tận cùng, sống mãnh liệt cảm xúc một mặt sẽ khám phá những tế vi nhất của tình cảm làm phong phú giàu có hồn thơ, mặt khác khi nhà thơ đưa đẩy cảm xúc vượt giới hạn đường biên sẽ trở nên kỳ dị. Khi khám phá cái tôi cảm xúc, Thơ mới đi sâu quan sát tinh vi thế giới tâm linh sâu thẳm ở đó thi nhân đặc biệt quan sát phần hồn, một biểu hiện cao khiết của sự sống. Khác với nhà thơ trung đại, cảm hứng về hồn tha nhân, nhà Thơ mới khai thác phần hồn của cái tôi chủ thể. Song với cảm xúc đầy cá tính sáng tạo nên phần hồn được cảm nhận như một sự thăng hoa uẩn ức riêng. Huy Cận với hồn sâu vạn kỷ, Chế Lan Viên với hồn u tối, Hàn Mặc Tử hồn đau, Xuân Diệu với hồn cô đơn và Vũ Hoàng Chương với hồn say ... Như vậy mỗi nhà Thơ mới khai thác cái tôi theo quan niệm của mình nên giữa họ dù rất gần nhau nhưng khác nhau, mỗi người là một cá tính nên biệt. Cá tính trong thơ cũ mờ nhạt, thơ trích đăng trên báo Nam Phong bài nào cũng giống nhau. Thơ của các nhà chí sĩ mang nội dung tiến bộ, nhưng giống nhau vì họ không coi trọng cái tôi, dùng thơ văn để thực hiện các mục đích ngoài thơ văn. Đó là thẩm mỹ của thời đại, cũng cần nói thêm rằng: tiêu chuẩn thẩm mỹ của thơ cũ là xướng họa là sáng tạo tập thể. Nhưng sang "Thơ mới, cái riêng xuất hiện lúc đầu còn rụt rè, về sau được khẳng định trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ. Thơ mới công kích thơ Đường luật là như vậy. Sự sáng tạo của Thơ mới là bài học trong sáng tạo nghệ thuật nói chung. Điều đáng lưu ý, ở góc độ hôm nay, bước vào thế kỷ XXI, vấn đề nỗi buồn, nỗi cô đơn trong Thơ mới đánh giá như thế nào cho thỏa đáng. Phải chăng cái buồn, cái cô đơn ấy là mặt tiêu cực của Thơ mới, là biểu hiện sự ủy mị, bi quan mất tin tưởng? Rõ ràng trong Thơ mới buồn nhiều, cô đơn đến rợn ngợp, đã trở thành căn bệnh chung của cả một thế hệ thi sĩ, từ Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương... nỗi buồn có duyên cớ và nỗi buồn vô duyên cớ, càng vào chặng cuối đường càng buồn, càng bơ vơ. Nhưng cái buồn ấy "không phải là cái buồn bạc nhược, mà là cái buồn của những con người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc, chưa tìm ra lối thoát (Hoài Chân). Tương ứng với sự thay đổi thi hứng là sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi pháp chuyển từ tổng hợp, súc tích của thơ cũ sang tính phân tích, cởi mở, sự phong phú, đa dạng, nét riêng tư của Thơ mới, thi pháp hiện đại. Thi pháp hiện đại khởi đầu bằng thi pháp lãng mạn đi vào cái sâu, cái tôi, cái riêng. Các nhà Thơ mới đi tìm cái riêng do đó phải tìm cách biểu hiện mới. Ban đầu họ tìm hình thức tự do bằng cách đập phá hình thức thơ cũ. Thơ cũ lạm dụng thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú) một thể thơ thống trị suốt thời trung đại cho đến đầu thế kỷ XX không còn khả năng chuyển tải cảm hứng mới mẻ nữa. Thơ mới đả phá thơ Đường luật, cho ra đời thể thơ tự do. Bài thơ "Tình già" của Phan Khôi, "Trên đường đời" và "Vắng khách thơ" của Lưu Trọng Lư là những bài thơ làm theo thể thơ tự do, được độc giả hưởng ứng nồng nhiệt. Nhưng cũng có những bài thơ kém giá trị bởi ở đó thiếu tinh thần sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Sau đó, điều đáng quí, họ sử dụng cái cũ một cách mới. Vượt qua sự rập khuôn tạo ra cái tươi tắn mới mẻ từ hình thức cũ. Không dừng lại đó, họ tiếp tục sáng tạo. tìm tòi nhưng vẫn nằm trong quy luật thơ. Sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi hứng của phong trào Thơ mới chứng minh một cách hùng hồn cho quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức trong thơ ca. Nó nêu bật vai trò quyết định của nội dung với hình thức, đồng thời cũng cho thấy đây là sự thống nhất có tính chất biện chứng. Hình thức tuy bị nội dung quy định nhưng đến lượt nó có tác dụng trở lại tôn vinh nội dung. Thơ mới có một sự đổi mới toàn diện, chính vì thế mà nó được khẳng định trong nhiều thập kỷ vừa qua, tuy có lúc thăng trầm. Sự đổi mới thi pháp Thơ mới còn nêu lên bài học: Tiếp thu thơ ca nước ngoài để đổi mới phải sáng tạo, mọi cái rập khuôn, mô phỏng, trái tinh thần tiếng Việt đều chết, hay đổi mới phải trên cơ sở truyền thống, truyền thống là nền tảng, xa truyền thống sẽ mất chỗ dựa. Thơ mới đã mở rộng thi pháp nhưng không thể nói mở rộng thi pháp thơ thi thơ sẽ trở thành văn xuôi: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận tạo ra thơ thật sự chứ không thể là văn xuôi. Ngôn ngữ trong thơ họ chắt lọc, kết tinh của tư duy của cảm hứng, gợi nên sự suy tưởng của cảm xúc, làm phong phú tâm hồn người đọc chứ không nhạt nhẽo. Hình ảnh, nhạc điệu quyến rũ, gợi lên trí tưởng tượng phong phú. Câu Thơ mới dần dần đi vào một số thể ổn dính. Có thể nói Thơ mới là thơ chứ không phải là văn xuôi. Ảnh hưởng Văn hóa Pháp trước tiên ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp đến Thơ mới là điều không thể chối cãi. Nhưng ảnh hưởng đó được xem như chất xúc tác ban đầu, có thể tạo nên phong trào chứ không thể tạo nên giá trị đích thực, chân chính của "Thơ mới". Chắc chắn rằng giá trị đó do bản thân dân tộc, lịch sử, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam thế kỷ XX tạo ra. Cho nên trong thi hứng Thơ mới là thơ của chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn trong Thơ mới có tiếp thu chủ nghĩa lãng mạn Tây Phương (đặc biệt chủ nghĩa lãng mạn Pháp), nhưng nó không hề là bản sao, là con đẻ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà là chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam. Ta có thể thấy trong sâu thẳm chủ nghĩa lãng mạn của Thơ mới vẫn là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước, nỗi đau, lời than của tâm hồn Việt Nam trong hoàn cảnh mất nước. Nếu chủ nghĩa lãng mạn Pháp là sự thất vọng trước chủ nghĩa tư bản đang phát sinh, phát triển sau cách mạng Pháp thì chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là nỗi đau xót vì chủ nghĩa thực dân, nỗi thất vọng về các cuộc cách mạng trước nó và dự báo các cuộc cách mạng sau nó. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn Pháp là hậu cách mạng, còn chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là tiền cách mạng. Trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa cá nhân, là cái tôi. Nhưng cái tôi trong Thơ mới vừa thoát khỏi cái ta, đồng thời ước vọng trở về cái ta. Nó không thể dứt khoát, đoạn tuyệt với cái ta, không đi vào chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối, như cái tôi trong văn học phương Tây. Thực tế đã chứng minh, chỉ cần thời gian sau các nhà thơ lãng mạn Việt Nam đều trở về cái ta dân tộc hoặc xa hoặc gần. Trở về cái ta giúp nhà thơ thoát khỏi cô đơn, buồn chán và bế tắc. Khi đánh giá Thơ mới không hạ thấp, cũng không đề cao mà đánh giá đúng phạm vi đóng góp, chính là hiểu rõ vai trò của Thơ mới. Thơ mới đánh dấu sự đổi mới quan trọng của thơ Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa thơ ca Việt Nam hội nhập với thơ ca thế giới. Những năm 30 có cuộc tranh luận nghệ thuật vị nhân sinh (l’art pour la vie) và nghệ thuật vị nghệ thuật (l’art pour l’art). Thơ mới được xếp vào trào lưu nghệ thuật vị nghệ thuật, do vậy nó được xem như những dẫn chứng đưa ra để phê phán mãi cho đến sau này. Nói nghệ thuật vị nhân sinh là có lý, vì “nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh, không vì cái sinh hoạt vật chất cũng vì sinh hoạt tinh thần của người ta" (Hoài Thanh). Nhưng có lúc văn chương vị nhân sinh mà quên là nghệ thuật, cùng có lúc vị nghệ thuật mà quên nhân sinh. Đúng là nghệ thuật vị nhân sinh, không vị nhân sinh thì nghệ thuật thấp kém, nhỏ bé chứ không thể nghệ thuật được. Nghệ thuật vị nhân sinh đồng thời nghệ thuật phải là nghệ thuật chứ không phải cái gì khác. Thơ mới tạo nên chuyển hướng đó, trong khi thơ cũ vị nhân sinh. Điều quan trọng, Thơ mới nhắc nhở nghệ thuật là nghệ thuật quan tâm đến thế giới nghệ thuật. sáng tạo ra nghệ thuật độc đáo thì nghệ thuật đó mới vị nhân sinh, mới thanh lọc tinh thần, thăng hoa cảm xúc của độc giả. Có lúc Thơ mới vị nghệ thuật mà quên mất nhân sinh, do đó nó không có chỗ dựa trong nhân sinh, nhưng nó cảnh tỉnh cho chúng ta rằng, nghệ thuật chỉ có giá trị, tồn tại và phục vụ nhân sinh tốt nhất khi nó đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ Việt Nam tiếp tục làm cân bằng giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh nhưng rồi cũng có chiều hướng vị nhân sinh. Nghệ thuật vị nhân sinh cao nhất khi nghệ thuật là nghệ thuật. Thơ là vì lí tưởng cao cả của Tổ quốc của nhân loại thì thơ phải đi đúng quy luật của thơ, phải tìm tòi sáng tạo, tạo ra cái hấp dẫn chứ chung chung thì dù là nhân danh cái gì cũng bị bỏ quên. Bài học về vị trí, về quan niệm thơ của Thơ mới là ở chỗ đó. Người ta trách Thơ mới chưa chú trọng đến nước, đến dân. Thơ mới là thơ của cái tôi, của mối tình, buồn, cô đơn nhưng đó những thi hứng chủ đạo tạo nên giá trị nghệ thuật thơ. Chưa bao giờ thơ Việt Nam hay, và say lòng người đọc đến như thế. Các nhà Thơ mới thực sự là thi sĩ chứ không phải là chiến sĩ, nhà chính trị. Họ không đứng ngang hàng các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng trong lịch sử thơ ca, họ có vị trí quan trọng. Một điệu cần lưu ý nữa là, đưa lí tưởng cao cả vào thơ chưa thành thơ được, lí tưởng ấy chỉ thành thơ khi biến thành lí tưởng thẩm mỹ. Thơ thật sự là thơ khi thơ phục vụ có hiệu quả khi cái riêng độc đáo, sáng tạo được xem như tiêu chuẩn thẩm mỹ. Cái riêng, cái độc đáo, cái sáng tạo của nhà thơ góp phần hình thành phong cách đồng thời giúp thơ thoát khỏi xu hướng minh họa. Khi tiếp cận Thơ mới ở góc độ đó ta mới thấy vị trí, vai trò và giá trị của Thơ mới. Trên đây chưa phải là ý kiến cuối cùng về phong trào Thơ mới, chỉ mong muốn tìm lời giải đáp chân xác, hợp lý góp phần làm hiểu rõ giá trị và đóng góp của một bộ phận văn học đầu thế kỷ XX. Không tách rời văn chương trước và sau Cách mạng tháng Tám mà phải hiểu rằng, văn chương trước Cách mạng tháng Tám trong đó có Thơ mới là sự chuẩn bị, là bước đầu của quá trình hiện đại hóa văn chương thế kỷ XX và sau cách mạng tháng Tám là sự liếp tục quá trình hiện đại hóa đó. Và phải thấy rằng lịch sử là một dòng chảy nối tiếp; trước cách mạng tháng Tám mọi cố gắng nhằm tiến tới cách mạng, sau cách mạng tháng Tám mọi hoạt động nhằm bảo vệ phát huy thành quả đạt được của cách mạng. Cách mạng tháng Tám không phải là sự phủ định mọi giá trị trước đó mà là phủ định của phủ định tiến tới sự khẳng định cao hơn. Bước vào thế kỷ XXI, nhìn trở lại lịch sử và văn học toàn thế kỷ XX theo chúng tôi cần có cái nhin về phong trào Thơ mới trong bối cảnh chung của văn chương trước Cách mạng tháng Tám, thấy được vị trí, đóng góp của nó trong tiến trình chung của văn học hiện đại, đồng thời cũng thấy tinh thần liên tục, kế thừa mạnh mẽ của văn chương sau cách mạng đối với những giá trị tích cực và tốt đẹp của văn chương trước cách mạng. Điều đáng lưu ý trước hay sau vẫn là tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam, khi chưa có độc lập tự do và khi có độc lập tự do. Từ đó góp phần giáo dục tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ, giúp họ uống nước nhớ nguồn.
Trả lời
Phải nói rằng, Thơ mới là một hiện tượng văn học có giá trị đầu thế kỷ XX. Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể, từ 1930 - 1945, trước nó chỉ có mầm mống, đồng thời với nó, có nhiều trào lưu thơ không phải thuộc Thơ mới và sau 1945 càng không phải là Thơ mới. Trong phạm vi lịch sử đó, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại. Để lại dấu ấn sâu sắc rõ rệt trong thơ nhưng không tránh khỏi hạn chế. Sự đổi mới ấy có gốc rễ rất sâu vào truyền thống. Do vậy, Thơ mới có một bộ mặt riêng, một vị thế riêng, là một bộ phận chứ không phải là Thơ ca hiện đại nói chung, cần được đánh giá xứng đáng. Thơ mới đã có những cách tân mạnh mẽ về thi hứng cũng như thi pháp. Trước hết, và quan trọng nhất là đổi mới thi hứng. Thi hứng Thơ mới rất phong phú, phức tạp nhưng có cốt lõi từ thi hứng thiên về cộng đồng, cái ta, bề rộng của thi hứng trung đại và cận đại chuyển sang thi hứng về cái riêng, cái tôi, bề sâu của thi hứng hiện đại. Thơ từ chỗ nhìn ra bên ngoài quên chính mình đến tìm hiểu chính mình mà quên bên ngoài. Bởi vậy trong Thơ mới xuất hiện nhiều chữ "tôi" với tư cách là đại từ làm chủ ngữ để khẳng định chủ thể sáng tạo, chủ thể cảm xúc và cũng rất nhiều từ "lòng tôi" nhằm giải thích trạng thái tâm lý, tình cảm của chủ thể. Trong lịch sử thơ ca Việt nam, chữ tôi chưa bao giờ xuất hiện nhiều như thế. Điều ấy cũng dễ hiểu, cá nhân bao đời bị kìm hãm bởi tư tưởng phong kiến cho nên cái tôi của nhà thơ bị chìm đắm, hòa tan trong cộng đồng gia tộc xã hội, quốc gia nay được cởi trói, được giải thoát và được khẳng định. Cá nhân được giải phóng là nhân tố quyết định sự phát triển con người và cái tôi được đề cao, được tự do, tạo diều kiện cho sự sáng tạo, sự phát triển cảm xúc. Thơ mới không chỉ biểu hiện cái tôi bề mặt, mà điều quan trọng tạo nên cái mới là đi sâu khám phá cái tôi cảm xúc thành thật. Sự thành thật của các nhà nghệ sĩ trước hết là thành thật với bản thân mình, với chính mình, và từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới độc giả. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng sự đổi mới cảm xúc là ở chỗ thành thực.. Khát vọng thành thật trong cảm xúc của Thơ mới là khát vọng dược giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn, sự cô đơn đến ghen tuông, hờn dỗi, tình yêu, đau khổ, cả những khát khao phóng túng, phi chuẩn mực, những thèm khát đầy cá tính, nhục thể, những chán chường có tính suy đồi. Chính thành thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà nghệ sĩ. Các nhà Thơ mới không chỉ thành thật trong cảm xúc mà còn sẵn sàng sống trọn vẹn, sống tận cùng với cảm xúc của mình, như một cây kim bé nhỏ bị cuốn hút vào viên đá nam châm, không cần gượng giữ theo lối trung dung hay tiết dục của người xưa. Chính sống trọn vẹn, sống tận cùng cảm xúc giúp nhà thơ vượt lên số phận, vượt lên chính mình để có sức sáng tạo lớn, điều kiện để hình thành phong cách. Song cũng cần lưu ý rằng sống tận cùng, sống mãnh liệt cảm xúc một mặt sẽ khám phá những tế vi nhất của tình cảm làm phong phú giàu có hồn thơ, mặt khác khi nhà thơ đưa đẩy cảm xúc vượt giới hạn đường biên sẽ trở nên kỳ dị. Khi khám phá cái tôi cảm xúc, Thơ mới đi sâu quan sát tinh vi thế giới tâm linh sâu thẳm ở đó thi nhân đặc biệt quan sát phần hồn, một biểu hiện cao khiết của sự sống. Khác với nhà thơ trung đại, cảm hứng về hồn tha nhân, nhà Thơ mới khai thác phần hồn của cái tôi chủ thể. Song với cảm xúc đầy cá tính sáng tạo nên phần hồn được cảm nhận như một sự thăng hoa uẩn ức riêng. Huy Cận với hồn sâu vạn kỷ, Chế Lan Viên với hồn u tối, Hàn Mặc Tử hồn đau, Xuân Diệu với hồn cô đơn và Vũ Hoàng Chương với hồn say ... Như vậy mỗi nhà Thơ mới khai thác cái tôi theo quan niệm của mình nên giữa họ dù rất gần nhau nhưng khác nhau, mỗi người là một cá tính nên biệt. Cá tính trong thơ cũ mờ nhạt, thơ trích đăng trên báo Nam Phong bài nào cũng giống nhau. Thơ của các nhà chí sĩ mang nội dung tiến bộ, nhưng giống nhau vì họ không coi trọng cái tôi, dùng thơ văn để thực hiện các mục đích ngoài thơ văn. Đó là thẩm mỹ của thời đại, cũng cần nói thêm rằng: tiêu chuẩn thẩm mỹ của thơ cũ là xướng họa là sáng tạo tập thể. Nhưng sang "Thơ mới, cái riêng xuất hiện lúc đầu còn rụt rè, về sau được khẳng định trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ. Thơ mới công kích thơ Đường luật là như vậy. Sự sáng tạo của Thơ mới là bài học trong sáng tạo nghệ thuật nói chung. Điều đáng lưu ý, ở góc độ hôm nay, bước vào thế kỷ XXI, vấn đề nỗi buồn, nỗi cô đơn trong Thơ mới đánh giá như thế nào cho thỏa đáng. Phải chăng cái buồn, cái cô đơn ấy là mặt tiêu cực của Thơ mới, là biểu hiện sự ủy mị, bi quan mất tin tưởng? Rõ ràng trong Thơ mới buồn nhiều, cô đơn đến rợn ngợp, đã trở thành căn bệnh chung của cả một thế hệ thi sĩ, từ Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương... nỗi buồn có duyên cớ và nỗi buồn vô duyên cớ, càng vào chặng cuối đường càng buồn, càng bơ vơ. Nhưng cái buồn ấy "không phải là cái buồn bạc nhược, mà là cái buồn của những con người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc, chưa tìm ra lối thoát (Hoài Chân). Tương ứng với sự thay đổi thi hứng là sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi pháp chuyển từ tổng hợp, súc tích của thơ cũ sang tính phân tích, cởi mở, sự phong phú, đa dạng, nét riêng tư của Thơ mới, thi pháp hiện đại. Thi pháp hiện đại khởi đầu bằng thi pháp lãng mạn đi vào cái sâu, cái tôi, cái riêng. Các nhà Thơ mới đi tìm cái riêng do đó phải tìm cách biểu hiện mới. Ban đầu họ tìm hình thức tự do bằng cách đập phá hình thức thơ cũ. Thơ cũ lạm dụng thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú) một thể thơ thống trị suốt thời trung đại cho đến đầu thế kỷ XX không còn khả năng chuyển tải cảm hứng mới mẻ nữa. Thơ mới đả phá thơ Đường luật, cho ra đời thể thơ tự do. Bài thơ "Tình già" của Phan Khôi, "Trên đường đời" và "Vắng khách thơ" của Lưu Trọng Lư là những bài thơ làm theo thể thơ tự do, được độc giả hưởng ứng nồng nhiệt. Nhưng cũng có những bài thơ kém giá trị bởi ở đó thiếu tinh thần sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Sau đó, điều đáng quí, họ sử dụng cái cũ một cách mới. Vượt qua sự rập khuôn tạo ra cái tươi tắn mới mẻ từ hình thức cũ. Không dừng lại đó, họ tiếp tục sáng tạo. tìm tòi nhưng vẫn nằm trong quy luật thơ. Sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi hứng của phong trào Thơ mới chứng minh một cách hùng hồn cho quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức trong thơ ca. Nó nêu bật vai trò quyết định của nội dung với hình thức, đồng thời cũng cho thấy đây là sự thống nhất có tính chất biện chứng. Hình thức tuy bị nội dung quy định nhưng đến lượt nó có tác dụng trở lại tôn vinh nội dung. Thơ mới có một sự đổi mới toàn diện, chính vì thế mà nó được khẳng định trong nhiều thập kỷ vừa qua, tuy có lúc thăng trầm. Sự đổi mới thi pháp Thơ mới còn nêu lên bài học: Tiếp thu thơ ca nước ngoài để đổi mới phải sáng tạo, mọi cái rập khuôn, mô phỏng, trái tinh thần tiếng Việt đều chết, hay đổi mới phải trên cơ sở truyền thống, truyền thống là nền tảng, xa truyền thống sẽ mất chỗ dựa. Thơ mới đã mở rộng thi pháp nhưng không thể nói mở rộng thi pháp thơ thi thơ sẽ trở thành văn xuôi: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận tạo ra thơ thật sự chứ không thể là văn xuôi. Ngôn ngữ trong thơ họ chắt lọc, kết tinh của tư duy của cảm hứng, gợi nên sự suy tưởng của cảm xúc, làm phong phú tâm hồn người đọc chứ không nhạt nhẽo. Hình ảnh, nhạc điệu quyến rũ, gợi lên trí tưởng tượng phong phú. Câu Thơ mới dần dần đi vào một số thể ổn dính. Có thể nói Thơ mới là thơ chứ không phải là văn xuôi. Ảnh hưởng Văn hóa Pháp trước tiên ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp đến Thơ mới là điều không thể chối cãi. Nhưng ảnh hưởng đó được xem như chất xúc tác ban đầu, có thể tạo nên phong trào chứ không thể tạo nên giá trị đích thực, chân chính của "Thơ mới". Chắc chắn rằng giá trị đó do bản thân dân tộc, lịch sử, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam thế kỷ XX tạo ra. Cho nên trong thi hứng Thơ mới là thơ của chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn trong Thơ mới có tiếp thu chủ nghĩa lãng mạn Tây Phương (đặc biệt chủ nghĩa lãng mạn Pháp), nhưng nó không hề là bản sao, là con đẻ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà là chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam. Ta có thể thấy trong sâu thẳm chủ nghĩa lãng mạn của Thơ mới vẫn là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước, nỗi đau, lời than của tâm hồn Việt Nam trong hoàn cảnh mất nước. Nếu chủ nghĩa lãng mạn Pháp là sự thất vọng trước chủ nghĩa tư bản đang phát sinh, phát triển sau cách mạng Pháp thì chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là nỗi đau xót vì chủ nghĩa thực dân, nỗi thất vọng về các cuộc cách mạng trước nó và dự báo các cuộc cách mạng sau nó. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn Pháp là hậu cách mạng, còn chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là tiền cách mạng. Trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa cá nhân, là cái tôi. Nhưng cái tôi trong Thơ mới vừa thoát khỏi cái ta, đồng thời ước vọng trở về cái ta. Nó không thể dứt khoát, đoạn tuyệt với cái ta, không đi vào chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối, như cái tôi trong văn học phương Tây. Thực tế đã chứng minh, chỉ cần thời gian sau các nhà thơ lãng mạn Việt Nam đều trở về cái ta dân tộc hoặc xa hoặc gần. Trở về cái ta giúp nhà thơ thoát khỏi cô đơn, buồn chán và bế tắc. Khi đánh giá Thơ mới không hạ thấp, cũng không đề cao mà đánh giá đúng phạm vi đóng góp, chính là hiểu rõ vai trò của Thơ mới. Thơ mới đánh dấu sự đổi mới quan trọng của thơ Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa thơ ca Việt Nam hội nhập với thơ ca thế giới. Những năm 30 có cuộc tranh luận nghệ thuật vị nhân sinh (l’art pour la vie) và nghệ thuật vị nghệ thuật (l’art pour l’art). Thơ mới được xếp vào trào lưu nghệ thuật vị nghệ thuật, do vậy nó được xem như những dẫn chứng đưa ra để phê phán mãi cho đến sau này. Nói nghệ thuật vị nhân sinh là có lý, vì “nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh, không vì cái sinh hoạt vật chất cũng vì sinh hoạt tinh thần của người ta" (Hoài Thanh). Nhưng có lúc văn chương vị nhân sinh mà quên là nghệ thuật, cùng có lúc vị nghệ thuật mà quên nhân sinh. Đúng là nghệ thuật vị nhân sinh, không vị nhân sinh thì nghệ thuật thấp kém, nhỏ bé chứ không thể nghệ thuật được. Nghệ thuật vị nhân sinh đồng thời nghệ thuật phải là nghệ thuật chứ không phải cái gì khác. Thơ mới tạo nên chuyển hướng đó, trong khi thơ cũ vị nhân sinh. Điều quan trọng, Thơ mới nhắc nhở nghệ thuật là nghệ thuật quan tâm đến thế giới nghệ thuật. sáng tạo ra nghệ thuật độc đáo thì nghệ thuật đó mới vị nhân sinh, mới thanh lọc tinh thần, thăng hoa cảm xúc của độc giả. Có lúc Thơ mới vị nghệ thuật mà quên mất nhân sinh, do đó nó không có chỗ dựa trong nhân sinh, nhưng nó cảnh tỉnh cho chúng ta rằng, nghệ thuật chỉ có giá trị, tồn tại và phục vụ nhân sinh tốt nhất khi nó đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ Việt Nam tiếp tục làm cân bằng giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh nhưng rồi cũng có chiều hướng vị nhân sinh. Nghệ thuật vị nhân sinh cao nhất khi nghệ thuật là nghệ thuật. Thơ là vì lí tưởng cao cả của Tổ quốc của nhân loại thì thơ phải đi đúng quy luật của thơ, phải tìm tòi sáng tạo, tạo ra cái hấp dẫn chứ chung chung thì dù là nhân danh cái gì cũng bị bỏ quên. Bài học về vị trí, về quan niệm thơ của Thơ mới là ở chỗ đó. Người ta trách Thơ mới chưa chú trọng đến nước, đến dân. Thơ mới là thơ của cái tôi, của mối tình, buồn, cô đơn nhưng đó những thi hứng chủ đạo tạo nên giá trị nghệ thuật thơ. Chưa bao giờ thơ Việt Nam hay, và say lòng người đọc đến như thế. Các nhà Thơ mới thực sự là thi sĩ chứ không phải là chiến sĩ, nhà chính trị. Họ không đứng ngang hàng các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng trong lịch sử thơ ca, họ có vị trí quan trọng. Một điệu cần lưu ý nữa là, đưa lí tưởng cao cả vào thơ chưa thành thơ được, lí tưởng ấy chỉ thành thơ khi biến thành lí tưởng thẩm mỹ. Thơ thật sự là thơ khi thơ phục vụ có hiệu quả khi cái riêng độc đáo, sáng tạo được xem như tiêu chuẩn thẩm mỹ. Cái riêng, cái độc đáo, cái sáng tạo của nhà thơ góp phần hình thành phong cách đồng thời giúp thơ thoát khỏi xu hướng minh họa. Khi tiếp cận Thơ mới ở góc độ đó ta mới thấy vị trí, vai trò và giá trị của Thơ mới. Trên đây chưa phải là ý kiến cuối cùng về phong trào Thơ mới, chỉ mong muốn tìm lời giải đáp chân xác, hợp lý góp phần làm hiểu rõ giá trị và đóng góp của một bộ phận văn học đầu thế kỷ XX. Không tách rời văn chương trước và sau Cách mạng tháng Tám mà phải hiểu rằng, văn chương trước Cách mạng tháng Tám trong đó có Thơ mới là sự chuẩn bị, là bước đầu của quá trình hiện đại hóa văn chương thế kỷ XX và sau cách mạng tháng Tám là sự liếp tục quá trình hiện đại hóa đó. Và phải thấy rằng lịch sử là một dòng chảy nối tiếp; trước cách mạng tháng Tám mọi cố gắng nhằm tiến tới cách mạng, sau cách mạng tháng Tám mọi hoạt động nhằm bảo vệ phát huy thành quả đạt được của cách mạng. Cách mạng tháng Tám không phải là sự phủ định mọi giá trị trước đó mà là phủ định của phủ định tiến tới sự khẳng định cao hơn. Bước vào thế kỷ XXI, nhìn trở lại lịch sử và văn học toàn thế kỷ XX theo chúng tôi cần có cái nhin về phong trào Thơ mới trong bối cảnh chung của văn chương trước Cách mạng tháng Tám, thấy được vị trí, đóng góp của nó trong tiến trình chung của văn học hiện đại, đồng thời cũng thấy tinh thần liên tục, kế thừa mạnh mẽ của văn chương sau cách mạng đối với những giá trị tích cực và tốt đẹp của văn chương trước cách mạng. Điều đáng lưu ý trước hay sau vẫn là tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam, khi chưa có độc lập tự do và khi có độc lập tự do. Từ đó góp phần giáo dục tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ, giúp họ uống nước nhớ nguồn.