Vì sao những kẻ yếu có thể lội ngược dòng, trở thành người thành công, còn những người vốn rất ổn lại trở nên thất bại?

  1. Phong cách sống

Đó là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là dịp họp lớp. Có những đứa bạn ngày xưa học dốt, nghịch ngợm nhưng lại thành công một cách bất ngờ, còn có những người thì chăm chỉ, tài giỏi nhưng rồi lại trở về con số 0.

Từ khóa: 

phong cách sống

Bởi vì những người yếu, người học kém, sẽ sớm nhận ra họ không nên làm việc cá nhân. Solo thì chỉ có chết. Vậy nên họ tìm cách hợp tác với nhau, từ đó dần dần hình thành nên kỹ năng làm việc tập thể. Ba anh gầy vẫn hơn 1 anh béo. Rồi chẳng mấy chốc mà 1 trong 3 anh gầy đó trở thành sếp, thành ông chủ.
Đội giỏi thường bị hạn chế khi làm việc tập thể, cái tôi cao, thích solo. Lúc đầu sẽ mạnh, nhưng chỉ vài năm khi các bạn kia đã biết làm việc tập thể thì thua chắc.
Trả lời
Bởi vì những người yếu, người học kém, sẽ sớm nhận ra họ không nên làm việc cá nhân. Solo thì chỉ có chết. Vậy nên họ tìm cách hợp tác với nhau, từ đó dần dần hình thành nên kỹ năng làm việc tập thể. Ba anh gầy vẫn hơn 1 anh béo. Rồi chẳng mấy chốc mà 1 trong 3 anh gầy đó trở thành sếp, thành ông chủ.
Đội giỏi thường bị hạn chế khi làm việc tập thể, cái tôi cao, thích solo. Lúc đầu sẽ mạnh, nhưng chỉ vài năm khi các bạn kia đã biết làm việc tập thể thì thua chắc.

Chúng ta ai cũng mong muốn gặt hái được thành tựu một cách nhanh chóng, kiểu như hôm nay mơ mộng, ngày ai lập tức trở thành hiện thực, nhưng thực tế cuộc sống lại luôn là có làm mới có ăn, chúng ta chỉ có thể thu lại được thành quả nào đó sau khi đã chăm chỉ, đã nỗ lực.

Cái mà chúng ta cần nhận thức rõ ở đây đó là cái gì cũng cần tới thời gian, giai đoạn chờ đợi đó là giai đoạn để chúng ta nỗ lực và hoàn thiện hơn, chứ không phải là giai đoạn để nản chí và từ bỏ.

Khi ai đó thất bại, họ sẽ không lập tức trở thành kẻ thất bại. Nhưng một khi họ tự từ bỏ mình, họ sẽ trở thành kẻ thất bại.

Họ thường xuyên phủ nhận mình và để những khó khăn và thất bại giam giữ tư tưởng cũng như suy nghĩ, tầm nhìn của mình. Họ sẽ thường xuyên nói với mình rằng "nếu tôi còn trẻ, tôi sẽ có được cái này", hoặc "nếu họ cho tôi nhiều cơ hội hơn, mọi chuyện có lẽ sẽ khác."

Đây là một kiểu nhận định sai lầm ngay từ cách đưa ra câu hỏi. Nếu hỏi như thế này thì ai cũng nghĩ những kẻ yếu trở nên thành công còn người đang thành công sẽ thất bại. Thực tế trong cuộc sống nếu trình độ giỏi sẽ có xác suất trở thành người thành đạt cao hơn rất nhiều so với người cái gì cũng yếu. Nhiều người yếu gộp lại với nhau lại thành tổ chức mạnh, tư duy kiểu gì vậy. Tết vừa rồi mình họp lớp, ai ở tầm nào vẫn như vậy, không có cái vụ học dốt mà giờ thành sếp lớn.

Đánh giá của bạn sao chủ quan quá vậy. Tớ đi họp lớp mấy ông học dốt không đỗ đại học đi lính xong về làm công nhân á. Còn mấy ông học giỏi có thằng qua Mỹ du học năm hai đã đi thực tập và kiếm ra nhều tiền hơn tất cả mấy ông học dốt cộng lại đấy

Nó cũng đúng cũng sai, 2 quan điểm đều đúng nó chỉ tương đối 0 đúng và 0 sai, mình nghĩ bạn lên ghi là những đứa học dốt ở trường R thành công trong công việc.

Bởi vì kẻ yếu sẽ luôn tìm cách làm cho mình mạnh hơn và phù hợp với thời cuộc, với chuẩn mực xã hội mỗi thời điểm, họ thành công thông qua việc nỗ lực hết mình, ko có gì để mất cứ tiến tới thôi.
Đặc tính của con người sẽ luôn nuông chiều bản thân, đâu ai muốn làm những thứ khó khăn khi đã ổn và đủ đầy đó chính là tâm lý chủ quan, và thời cuộc mỗi lúc mỗi khác, nếu ko theo kịp thì bị đào thải, chính vì thế để luôn thành công con người ta sẽ luôn nằm gai nếm mật để phát triển bản thân và luôn thành công

Chả sao cả cuộc sống nó thế,thay vì ngồi nghĩ ngợi thì xắn tay áo lên mà làm :v

Thành công là cái thứ khỉ gió gì mà tôi chưa bao giờ đạt được vậy và tôi cũng ko biết mình yếu hay mạnh nữa.hi