Vì sao triết học ở Việt Nam không được coi trọng và khi nhắc tới triết mọi người chỉ nghĩ đến Mác Lênin?

  1. Triết học

Có phải là do phương Đông nói chung đã quen tiếp xúc với triết học Trung Hoa mà không hề biết đó là triết học, hay triết học thật sự không cần thiết đối với các nước phương Đông?

Từ khóa: 

triết học

1. Triết học Marx cũng là triết học, thế nên đoạn "không cần thiết" của bạn mâu thuẫn với đoạn trên rồi.

2. Ở VN, tư tưởng của đảng nắm quyền có nền tảng là chủ nghĩa Marx, thế nên tất nhiên người ta sẽ tập trung dạy về triết học Marx ở các trường đại học ko chuyên. Ở chiều ngược lại, mềnh cũng ko cho rằng ở phương Tây người ta sẽ dạy kỹ về triết học Marx hay triết học Tàu đâu.

3. Tập trung dạy triết học Marx ko có nghĩa là ko có những cái khác nhé. Theo mềnh nhớ ko nhầm, quyển giáo trình triết học nó có phần đầu là khái lược về triết học, có điểm qua và phân tích 1 số trường phái triết học trong lịch sử và 1 số trường phái triết học phương tây hiện đại.

4. Và vấn đề lớn nhất là nhu cầu. Ở VN, chẳng có mấy người có nhu cầu với triết học cả. Ngay như triết học Marx là thứ mà ai học đại học cũng học. Giờ vớ mấy người tốt nghiệp đại học hỏi thử mấy câu xem, kiểu triết học là gì chẳng hạn? Hay triết học Marx có bao nguyên lý, bao quy luật, bao cặp phạm trù, chỉ cần số lượng chứ ko cần chi tiết, chắc cũng chẳng mấy ai trả lời dc. Triết học với đại đa số, chỉ là môn bắt phải học thì học, học để cho qua môn, thi xong giải tán. Nhồi thêm chỉ làm nặng và kéo dài chương trình ra chứ có ý nghĩa gì đâu.

Trả lời

1. Triết học Marx cũng là triết học, thế nên đoạn "không cần thiết" của bạn mâu thuẫn với đoạn trên rồi.

2. Ở VN, tư tưởng của đảng nắm quyền có nền tảng là chủ nghĩa Marx, thế nên tất nhiên người ta sẽ tập trung dạy về triết học Marx ở các trường đại học ko chuyên. Ở chiều ngược lại, mềnh cũng ko cho rằng ở phương Tây người ta sẽ dạy kỹ về triết học Marx hay triết học Tàu đâu.

3. Tập trung dạy triết học Marx ko có nghĩa là ko có những cái khác nhé. Theo mềnh nhớ ko nhầm, quyển giáo trình triết học nó có phần đầu là khái lược về triết học, có điểm qua và phân tích 1 số trường phái triết học trong lịch sử và 1 số trường phái triết học phương tây hiện đại.

4. Và vấn đề lớn nhất là nhu cầu. Ở VN, chẳng có mấy người có nhu cầu với triết học cả. Ngay như triết học Marx là thứ mà ai học đại học cũng học. Giờ vớ mấy người tốt nghiệp đại học hỏi thử mấy câu xem, kiểu triết học là gì chẳng hạn? Hay triết học Marx có bao nguyên lý, bao quy luật, bao cặp phạm trù, chỉ cần số lượng chứ ko cần chi tiết, chắc cũng chẳng mấy ai trả lời dc. Triết học với đại đa số, chỉ là môn bắt phải học thì học, học để cho qua môn, thi xong giải tán. Nhồi thêm chỉ làm nặng và kéo dài chương trình ra chứ có ý nghĩa gì đâu.

Mình trả lời tử tế nhé

Bản chất, Triết học là ngành nghiên cứu về những vấn đề khái quát, giúp trả lời những câu hỏi về mục đích sống, về đạo đức, lương tâm con người. Triết học là nền tảng của nhiều bộ môn khoa học khác, cho người ta hiểu thế giới quan, phương pháp luận. Khi học ở nhà trường, sinh viên thường học triết học Mác- Lê Nin, vì đây là trường phái có quan điểm khoa học, tư duy, thế giới quan gần với tất cả các bộ môn khác mà sv được học, và nó cũng phù hợp với mặt bằng chung của kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.
Nôm na là phải cùng quan điểm tư duy thì mới nói chuyện được với nhau, chứ giờ tiết học sinh học, thầy giáo giảng về sự tiến hóa loài người mà học sinh lại cãi loài người do chúa tạo ra thì còn nói chuyện gì. Ít nhất ở trường phải trao đổi theo thuyết tiến hóa, đây là thuyết khoa học được xã hội công nhận, còn về nhà thờ, thích nói gì thì tùy, nhỉ.
Nghe qua thì giống như nội quy lớp học ấy nhỉ, có phần giống như vậy, nhưng.
Nhưng 1. Ngay về giáo trình triết học Mác cũng có trình bày về các trường phái triết học khác, ưu và nhược điểm các trường phái ấy, và tại sao lại chọn triết học Mác làm hệ tư tưởng.
Nhưng 2. Bạn muốn phản biện, ok, nhưng hãy cứ học đi đã, các chương trình đào tạo thạc sỹ hay triết học, thì nội dung khá là mở, bạn đã có tư duy bước đầu rồi, tự phản biện được thì cứ việc nghiên cứu các trường phái khác, rút ra được tinh túy và cái hay của từng trường phái. Còn mới học thì cứ ngoan ngoãn mà học đi đã nhé.
Nhưng 3. Bạn có biết tôn giáo cũng được coi như 1 trường phái triết học có nhân sinh, thế giới quan riêng, xét theo một chừng mực nào đó. VD như Đạo Phật cũng có trường phái triết học riêng, mô tả thế giới, vũ trụ và cách thức vận hành của vũ trụ. Các trường phái triết học tôn giáo đi sâu vào đời sống và có vẻ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn là triết học Mác đấy, và trường phái triết học Mác cũng có rất nhiều biến thể, bị ảnh hưởng bời nhiều hệ tư tưởng khác nhau như tư tưởng Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông... bản chất triết học là 1 môn khoa học nên cũng có sự vận động, thay đổi liên tục chứ không bị bó trong 1 cái khung "cộng sản" như rất nhiều người vẫn nghĩ đâu.
P.s Nếu bạn hay ai đó trong gia đình ngại ăn thịt hay giết thịt động vật, ngại làm việc xấu vì sợ nghiệp báo... thì người đó đang theo triết học Phật giáo đấy, chứ không phải Mác xít đâu :D

do hiến pháp quy định chứ sao