Vua Đen là ai?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

Mai Hắc Đế (?–722), tên thật là Mai Thúc Loan hoặc Mai Huyền Thành là vua nước Việt Nam, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8. Ông quê ở Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhưng sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam.
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế tức "Vua đen" họ Mai vì ông có nước da đen.

Sau đó Mai Thúc Loan tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Sử chép, nhờ có lực lượng khá đông đảo lại còn được nhân dân các địa phương đồng lòng ủng hộ, nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến đến đâu là chính quyền của giặc tan rã tới đó.

Nguồn: baomoi.com

Trả lời

Mai Hắc Đế (?–722), tên thật là Mai Thúc Loan hoặc Mai Huyền Thành là vua nước Việt Nam, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8. Ông quê ở Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhưng sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam.
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế tức "Vua đen" họ Mai vì ông có nước da đen.

Sau đó Mai Thúc Loan tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Sử chép, nhờ có lực lượng khá đông đảo lại còn được nhân dân các địa phương đồng lòng ủng hộ, nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến đến đâu là chính quyền của giặc tan rã tới đó.

Nguồn: baomoi.com

Mai Thúc Loan là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của triều đình phương Bắc, vào đầu thế kỷ 8.

Với sự kêu gọi của Mai Thúc Loan, đông đảo người dân đã tham gia khởi nghĩa. Năm 713, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nhân dân các vùng lân cận như Ái Châu (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An) cũng nổi dậy hưởng ứng, quần tụ dưới cờ của Mai Thúc Loan.

Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong là hoàng đế, lấy hiệu là Hắc Đế, tức vua Đen. Có sách ghi, ông lấy hiệu này vì mang màu da đen đặc trưng, có tài liệu lại cho rằng, vì ông mệnh thủy mà nước tượng trưng cho màu đen.

Theo: vnexpress.net

Mai Hắc Đế - Mai Thúc Loan