Xu hướng Minimalism trong thời trang khởi nguồn từ đâu & khi nào ?

  1. Thời trang

Trong hơn 1 năm trở lại đây, phong cách thời trang tối giản (cả phong cách sống tối giản) - xu hướng minimalism đang quay trở lại đầy mạnh mẽ. Phong cách này được yêu thích bởi tính ứng dụng cao nhưng vẫn đem lại sự thời thượng, thanh lịch cho người mặc.

Xu hướng này bắt đầu khởi nguồn từ đâu , vào thời điểm nào trong lịch sử? Và tại sao giai đoạn này nó lại được ưa chuộng đến như vậy ?

Từ khóa: 

thời trang tối giản

,

xu hướng thời trang

,

xu hướng minimalism

,

thời trang

Phong cách minimalism, nói cách khác, là “back to basic” – giản lược mọi thứ, giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất có thể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế.

Thật khó để nói chính xác được phong cách này có mặt khi nào và khởi nguồn từ đâu. Tuy nhiên thì có một số thông tin chia sẻ cho bạn để hiểu thêm về phong cách tối giản này.

Ở phương tây, minimalism bắt đầu được cả thế giới chú ý vào những năm 20 nhờ COCO CHANEL khi bà tìm kiếm một cấu trúc mới, mang đến sự tự do và thoải mái cho phụ nữ với quan niệm: “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thanh thoát và uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa”.

Sau đó, phong cách thời trang này vẫn liên tục phát triển mạnh mẽ trong những năm 60 với André Courrèges và Pierre Cardin qua những chiếc váy dáng suôn mang đến cho phụ nữ vẻ ngoải thanh mảnh.

Đến thập niên 70, biểu tượng của minimalism là những chiếc váy đơn sắc và những bộ jumpsuit độc đáo của Halston. Tuy vậy, giai đoạn tỏa sáng rực rỡ nhất của minimalism được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Miuccia Prada - Người thừa kế của Prada.

Thực tế ngành thời trang cho thấy phong cách này chưa bao giờ ngừng hot trong hơn 100 năm qua. Cây bút Barry Samaha của Harper's Bazaar viết: "Xu hướng thời trang đến và đi, nhưng chủ nghĩa tối giản tồn tại mãi". Vogue khẳng định: "Tối giản là tương lai của thời trang".

Trong bối cảnh dịch bệnh, khi con người đang tìm cách đơn giản hoá lối sống thì thời trang là yêu tố được mọi người chọn cách đơn giản trước tiên. Lướt một vòng các group thời trang, phong cách sống các bạn sẽ thấy phong cách này được mọi người quan tâm và thể hiện ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, khi chọn một sản phẩm thời trang, họ quan tâm nhiều hơn chất liệu, đường may, sự khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ thay vì chú ý tới những chi tiết trang trí rườm rà, hào nhoáng.

Trả lời

Phong cách minimalism, nói cách khác, là “back to basic” – giản lược mọi thứ, giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất có thể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế.

Thật khó để nói chính xác được phong cách này có mặt khi nào và khởi nguồn từ đâu. Tuy nhiên thì có một số thông tin chia sẻ cho bạn để hiểu thêm về phong cách tối giản này.

Ở phương tây, minimalism bắt đầu được cả thế giới chú ý vào những năm 20 nhờ COCO CHANEL khi bà tìm kiếm một cấu trúc mới, mang đến sự tự do và thoải mái cho phụ nữ với quan niệm: “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thanh thoát và uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa”.

Sau đó, phong cách thời trang này vẫn liên tục phát triển mạnh mẽ trong những năm 60 với André Courrèges và Pierre Cardin qua những chiếc váy dáng suôn mang đến cho phụ nữ vẻ ngoải thanh mảnh.

Đến thập niên 70, biểu tượng của minimalism là những chiếc váy đơn sắc và những bộ jumpsuit độc đáo của Halston. Tuy vậy, giai đoạn tỏa sáng rực rỡ nhất của minimalism được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Miuccia Prada - Người thừa kế của Prada.

Thực tế ngành thời trang cho thấy phong cách này chưa bao giờ ngừng hot trong hơn 100 năm qua. Cây bút Barry Samaha của Harper's Bazaar viết: "Xu hướng thời trang đến và đi, nhưng chủ nghĩa tối giản tồn tại mãi". Vogue khẳng định: "Tối giản là tương lai của thời trang".

Trong bối cảnh dịch bệnh, khi con người đang tìm cách đơn giản hoá lối sống thì thời trang là yêu tố được mọi người chọn cách đơn giản trước tiên. Lướt một vòng các group thời trang, phong cách sống các bạn sẽ thấy phong cách này được mọi người quan tâm và thể hiện ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, khi chọn một sản phẩm thời trang, họ quan tâm nhiều hơn chất liệu, đường may, sự khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ thay vì chú ý tới những chi tiết trang trí rườm rà, hào nhoáng.