Ý kiến của các bạn về vụ việc khởi tố giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

khởi tố

,

giám đốc

,

xã hội

Có một góc nhìn rất hay của chị Dương, một chuyên gia đào tạo về quản lý, mình xin phép chia sẻ lại nhé.

https://cdn.noron.vn/2021/11/26/47682020814965330-1637909420.jpg

Chị Đỗ Thùy Dương - Founder & CEO TalentPool

Mình thấy MXH nhiều chuyên gia đang thảo luận việc chuyên môn giỏi và quản lý kém, nhân một tình huống cụ thể. Mình biết một chút về tình huống cụ thể này, và biết nhiều hơn một chút về quản lý lãnh đạo. Từ hai chút đó, mình thấy đây không phải là bài toán chuyên môn vs quản lý lãnh đạo mà là bài toán khác Quản lý quy mô nhỏ vs quản lý quy mô lớn Quản lý hiệu quả vs Quản trị tuân thủ Quản lý, lãnh đạo đơn vị kinh doanh, chuyên môn khác với Lãnh đạo có ảnh hưởng chính trị.

Nếu đọc đề bài sai thì giải đúng cũng thành sai. Và những tranh luận hiện nay sẽ khiến nhiều người giỏi chuyên môn không dám lên làm quản lý. Tôi khẳng định quản lý lãnh đạo là nghề dạy được, rèn được, giỏi như các bác sĩ không lý gì không học được khi đã muốn làm, muốn học. Quan trọng là có muốn, có sẵn sàng ôm rơm cho nặng bụng, có muốn tạo tác động, tạo sự thay đổi không thôi. (Kinh nghiệm 15 năm đào tạo, huấn luyện cố vấn hàng ngàn lãnh đạo lợi nhuận cả ngàn tỷ nên tôi tự tin nói vậy)

Trong chuyện này cũng vậy, anh T chỉ mắc lỗi đọc bài sai. Đề bài bệnh viện giao cho anh là làm thế nào để:

a. tuân thủ tốt nhất

b. hiệu quả nhất

Anh làm được mỗi câu b còn câu a thì hơi lạc đề 😀 Anh Tuấn làm quản lý giỏi, xuất sắc nữa là khác nếu anh quản lý một bệnh viện tư nhân. Nơi hiệu quả là giá trị tối ưu. Còn khi anh thuộc hệ thống quản trị, coi việc tuân thủ là điểm sống chết (điểm sống chết nghĩa là nếu vi phạm tuân thủ thì hiệu quả bằng giời cũng chết, chính vì vậy cho nên rất nhiều người chọn không hiệu quả để sống, rất hiếm người có thể vừa sống vừa hiệu quả).

Và tôi cũng chẳng thích những người đã chọn đá bóng nhưng lại thích mang luật của cầu lông vào sân bóng vì bảo bọn thiết lập luật ở sân bóng là ngu. Tóm lại đã là người chơi phải chơi đúng luật hoặc không chơi. Luật thế nào thì miễn bàn ở đây. Hãy xem Squid Game nếu anh giỏi, hãy chinh phục để đa số nghỉ chơi hoặc mở sân chơi với luật mới 😀 Các ông chủ tư nhân Việt Nam cũng vậy thôi, luật chơi cũ, sân chơi cũ, bạn chơi cũ đang quen. Giờ quy mô mở rộng, luật chơi hiện đại hơn, chắc gì đã chơi được. Nên các doanh nghiệp Việt mới thua Thái Lan, đấy là bài toán của quy mô Còn bài toán hiệu quả của tư nhân, thì lại đang là bài toán hiệu quả dựa trên các lợi thế... à mà thôi.

Thế nên nhìn nhận công bằng, Anh Tuấn giỏi, giỏi cả chuyên môn, giỏi cả quản lý đơn vị chuyên môn. Chỉ là giỏi không đúng chỗ. Những chuyện khác mình không đủ biết để bàn. Viết nhân một ngày đẹp trời lên phố và nhận ra di sản phố đi bộ đã bị Covid dẹp gọn gàng:D

Trả lời

Có một góc nhìn rất hay của chị Dương, một chuyên gia đào tạo về quản lý, mình xin phép chia sẻ lại nhé.

https://cdn.noron.vn/2021/11/26/47682020814965330-1637909420.jpg

Chị Đỗ Thùy Dương - Founder & CEO TalentPool

Mình thấy MXH nhiều chuyên gia đang thảo luận việc chuyên môn giỏi và quản lý kém, nhân một tình huống cụ thể. Mình biết một chút về tình huống cụ thể này, và biết nhiều hơn một chút về quản lý lãnh đạo. Từ hai chút đó, mình thấy đây không phải là bài toán chuyên môn vs quản lý lãnh đạo mà là bài toán khác Quản lý quy mô nhỏ vs quản lý quy mô lớn Quản lý hiệu quả vs Quản trị tuân thủ Quản lý, lãnh đạo đơn vị kinh doanh, chuyên môn khác với Lãnh đạo có ảnh hưởng chính trị.

Nếu đọc đề bài sai thì giải đúng cũng thành sai. Và những tranh luận hiện nay sẽ khiến nhiều người giỏi chuyên môn không dám lên làm quản lý. Tôi khẳng định quản lý lãnh đạo là nghề dạy được, rèn được, giỏi như các bác sĩ không lý gì không học được khi đã muốn làm, muốn học. Quan trọng là có muốn, có sẵn sàng ôm rơm cho nặng bụng, có muốn tạo tác động, tạo sự thay đổi không thôi. (Kinh nghiệm 15 năm đào tạo, huấn luyện cố vấn hàng ngàn lãnh đạo lợi nhuận cả ngàn tỷ nên tôi tự tin nói vậy)

Trong chuyện này cũng vậy, anh T chỉ mắc lỗi đọc bài sai. Đề bài bệnh viện giao cho anh là làm thế nào để:

a. tuân thủ tốt nhất

b. hiệu quả nhất

Anh làm được mỗi câu b còn câu a thì hơi lạc đề 😀 Anh Tuấn làm quản lý giỏi, xuất sắc nữa là khác nếu anh quản lý một bệnh viện tư nhân. Nơi hiệu quả là giá trị tối ưu. Còn khi anh thuộc hệ thống quản trị, coi việc tuân thủ là điểm sống chết (điểm sống chết nghĩa là nếu vi phạm tuân thủ thì hiệu quả bằng giời cũng chết, chính vì vậy cho nên rất nhiều người chọn không hiệu quả để sống, rất hiếm người có thể vừa sống vừa hiệu quả).

Và tôi cũng chẳng thích những người đã chọn đá bóng nhưng lại thích mang luật của cầu lông vào sân bóng vì bảo bọn thiết lập luật ở sân bóng là ngu. Tóm lại đã là người chơi phải chơi đúng luật hoặc không chơi. Luật thế nào thì miễn bàn ở đây. Hãy xem Squid Game nếu anh giỏi, hãy chinh phục để đa số nghỉ chơi hoặc mở sân chơi với luật mới 😀 Các ông chủ tư nhân Việt Nam cũng vậy thôi, luật chơi cũ, sân chơi cũ, bạn chơi cũ đang quen. Giờ quy mô mở rộng, luật chơi hiện đại hơn, chắc gì đã chơi được. Nên các doanh nghiệp Việt mới thua Thái Lan, đấy là bài toán của quy mô Còn bài toán hiệu quả của tư nhân, thì lại đang là bài toán hiệu quả dựa trên các lợi thế... à mà thôi.

Thế nên nhìn nhận công bằng, Anh Tuấn giỏi, giỏi cả chuyên môn, giỏi cả quản lý đơn vị chuyên môn. Chỉ là giỏi không đúng chỗ. Những chuyện khác mình không đủ biết để bàn. Viết nhân một ngày đẹp trời lên phố và nhận ra di sản phố đi bộ đã bị Covid dẹp gọn gàng:D

Thật đáng tiếc... Tại sao Giám đốc bệnh viện cứ phải là một bác sỹ trong khi người làm chuyên môn y và người làm quản lý là 2 lĩnh vực rất khác nhau? Một bác sĩ làm giám đốc (quản lý) không chỉ mòn dần chuyên môn (phải làm quen, lấn sân sang lĩnh vực quản lý, dần dà không làm công việc chuyên môn thường xuyên) mà còn đối diện với rất nhiều rủi ro về sai phạm kinh tế bởi luôn luôn là một “nhà quản lý” thiếu kinh nghiệm so với người làm kinh tế thuần tuý. Mô hình này đến lúc nào sẽ thay đổi?

Ma lực của đồng tiền đã làm cho con người ta đổ ngã…tiếc cho bác, một vị GS/TS, một BSi tim mạch giỏi của y học nước nhà, BS giỏi về tim mà cuối cùng ko giữ được trái tim cho chính mình trước cám dỗ của đồng tiền… Bác cũng từng là Công dân Ưu Tú của Thủ đô, là Thầy thuốc Ưu tú vậy mà…..

Có Đức mà không có Tài thì là con người bình thường! Có Tài mà không có Đức thì là mối nguy hại lớn cho xã hội !

Bác Hồ đã nói rồi: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó..."

Người mất đi có mang được gì ngoài danh tiếng. Tới tầm đó rồi giỏi như thế rồi tiền bạc còn thiếu gì nữa đâu. Thật là tiếc cho một người bác sĩ tài giỏi