Anh cho e hỏi về tục Chúc Tết đầu năm bắt đầu có từ khi nào và ngoài ý nghĩ thăm hỏi thì có ý nghĩa gì đặc biệt hơn không? Và chúng ta có nên duy trì nó không ạ?

  1. Phan Khắc Huy

Từ khóa: 

nhà giáo dục về văn hóa

,

lịch sử

Chào em,

Chúc tụng có lẽ là phong tục đã có thời xa xưa, kể từ khi con người bắt đầu đặt ra các thiết chế, quy luật, lề lối của xã hội. Việc chúc tụng vừa thể hiện sự quan tâm, kết nối trong một cộng đồng với nhau, vừa để mong ước cho tương lai tốt đẹp. 

Với nước ta, lễ nghi Nho giáo ảnh hưởng, tạo ra những phong tục lề lối, lễ nghi trong những ngày lễ Tết. Do đó, việc chúc Tết thường dùng câu chữ của Nho gia. Người Việt quan niệm Mùng một Tết Cha, Mùng hai Tết Mẹ, Mùng ba Tết Thầy để nhắc nhở con cháu nhớ ơn những bậc sinh thành, dạy dỗ. 

Bất cứ một tục lệ nào đều có cái "lý" và cái "sự". Cái "lý" của việc chúc tết là sự chân thành, quan tâm lẫn nhau, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong năm mới, thể hiện qua nhiều cái "sự" như có nơi lạy mừng chúc tụng ông bà cha mẹ, lì xì, họp mặt gia đình vào dịp giao thừa, năm mới, tục xông đất, thăm hỏi láng giềng...v...v. Ngày nay khi cái "lý" kém vơi thì cái "sự" hình thức làm người trẻ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, hoặc người ta chỉ chấp vào cái "sự" để mong cầu điều lợi riêng nên tục chúc Tết bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Việc có giữ tục lệ này hay không thì đành tùy vào bạn trẻ trên tinh thần thông hiểu cả "lý" lẫn "sự", giữ được sự chân thành, thương yêu tộc họ, thân hữu trong những ngày năm mới vậy.

Trả lời

Chào em,

Chúc tụng có lẽ là phong tục đã có thời xa xưa, kể từ khi con người bắt đầu đặt ra các thiết chế, quy luật, lề lối của xã hội. Việc chúc tụng vừa thể hiện sự quan tâm, kết nối trong một cộng đồng với nhau, vừa để mong ước cho tương lai tốt đẹp. 

Với nước ta, lễ nghi Nho giáo ảnh hưởng, tạo ra những phong tục lề lối, lễ nghi trong những ngày lễ Tết. Do đó, việc chúc Tết thường dùng câu chữ của Nho gia. Người Việt quan niệm Mùng một Tết Cha, Mùng hai Tết Mẹ, Mùng ba Tết Thầy để nhắc nhở con cháu nhớ ơn những bậc sinh thành, dạy dỗ. 

Bất cứ một tục lệ nào đều có cái "lý" và cái "sự". Cái "lý" của việc chúc tết là sự chân thành, quan tâm lẫn nhau, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong năm mới, thể hiện qua nhiều cái "sự" như có nơi lạy mừng chúc tụng ông bà cha mẹ, lì xì, họp mặt gia đình vào dịp giao thừa, năm mới, tục xông đất, thăm hỏi láng giềng...v...v. Ngày nay khi cái "lý" kém vơi thì cái "sự" hình thức làm người trẻ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, hoặc người ta chỉ chấp vào cái "sự" để mong cầu điều lợi riêng nên tục chúc Tết bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Việc có giữ tục lệ này hay không thì đành tùy vào bạn trẻ trên tinh thần thông hiểu cả "lý" lẫn "sự", giữ được sự chân thành, thương yêu tộc họ, thân hữu trong những ngày năm mới vậy.