Anh đã đi làm những công việc gì, trong bao lâu sau khi ra trường để tích cóp cho những chuyến đi và nuôi dưỡng đam mê sử học vậy ạ?

  1. Phạm Vĩnh Lộc

Em cũng có những đam mê giống anh,là đi phượt, tìm hiểu lịch sử và nấu nướng. Nhưng đôi lúc em nghĩ về tương lai và lại bị ám ảnh bởi nỗi lo "không có tiền để duy trì đam mê".

Em cũng thử nghĩ đến việc làm thêm công việc part-time, nhưng nhận thấy sau khi ra trường, những công viêc part-time e là không đủ nuôi thân, nói gì đến nuôi dưỡng đam mê.

Anh có thể chia sẻ giúp em một vài kinh nghiệm và động lực để lạc quan hơn không ạ? Em không muốn đặt đam mê của mình trong những suy nghĩ đầy lo âu và u tối chút nào. Cảm ơn anh ạ.

Từ khóa: 

người kể chuyện lịch sử

Nếu anh sống trong một gia đình Việt Nam cơ bản thì điều đầu tiên sau khi vác ba lô trở về sẽ là một tràng xối xả:

"Sao mày tự ý bỏ việc công ty hả? Trong khi con người ta lao đầu đi kiếm tiền thì mày đi chơi!?"

Nhưng không, mẹ anh là người hiện đại với tư tưởng phương tây nên chỉ nói đơn giản:

"Kế hoạch hay đấy. Việt Nam mày đi còn nhiều hơn ba mẹ. Mẹ cũng muốn mày đi nhiều nhìn ngắm thế giới đó đây. Đi cũng là một cách học. Từ từ xin việc lại cũng được, sự nghiệp còn dài mà."

Anh 24 tuổi, để dành 15 triệu cho kế hoạch của mình. Anh làm cty và đi phụ bếp. Ngoại trừ 8 triệu cho chuyến phiêu lưu ra bắc 2 tuần, số tiền còn lại chi ra hai miền trung và nam. Ăn uống bình dân, tự lái xe, ở nhờ nên tiết kiệm khá nhiều chi phí.

Có thể nếu không có gap year mà chuyên tâm đi làm thì chắc anh sẽ có nhiều tiền hơn bây giờ, nhưng một năm xuyên Việt đã cho anh những thứ có giá trị hơn cả tiền. Đó là những bài học trên đường đi, vô số kiến thức về tổ quốc, cải thiện kỹ năng giao tiếp, sự tiết kiệm và cẩn thận. Anh được tự do lang thang ngắm nhìn nhân gian, xem dân ta sinh hoạt thế nào, phong tục tập quán ra sao bằng chính mắt mình chứ không bó hẹp trong những cuốn sách. Và càng đi nhiều thì lại say mê, rồi muốn đi nữa, và cố gắng phấn đấu để được đi tiếp.

Có thể sự nghiệp của anh sẽ xuất phát chậm hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng đổi lại là anh có một tuổi trẻ bổ ích và đáng nhớ. Dù sao đây cũng là độ tuổi hợp lý nhất vì còn đủ sức khỏe, còn ham học hỏi và chưa vướng bận gia đình. Anh không bao giờ hối hận khi dành 1 năm trong cuộc đời cho gap year.

Trả lời

Nếu anh sống trong một gia đình Việt Nam cơ bản thì điều đầu tiên sau khi vác ba lô trở về sẽ là một tràng xối xả:

"Sao mày tự ý bỏ việc công ty hả? Trong khi con người ta lao đầu đi kiếm tiền thì mày đi chơi!?"

Nhưng không, mẹ anh là người hiện đại với tư tưởng phương tây nên chỉ nói đơn giản:

"Kế hoạch hay đấy. Việt Nam mày đi còn nhiều hơn ba mẹ. Mẹ cũng muốn mày đi nhiều nhìn ngắm thế giới đó đây. Đi cũng là một cách học. Từ từ xin việc lại cũng được, sự nghiệp còn dài mà."

Anh 24 tuổi, để dành 15 triệu cho kế hoạch của mình. Anh làm cty và đi phụ bếp. Ngoại trừ 8 triệu cho chuyến phiêu lưu ra bắc 2 tuần, số tiền còn lại chi ra hai miền trung và nam. Ăn uống bình dân, tự lái xe, ở nhờ nên tiết kiệm khá nhiều chi phí.

Có thể nếu không có gap year mà chuyên tâm đi làm thì chắc anh sẽ có nhiều tiền hơn bây giờ, nhưng một năm xuyên Việt đã cho anh những thứ có giá trị hơn cả tiền. Đó là những bài học trên đường đi, vô số kiến thức về tổ quốc, cải thiện kỹ năng giao tiếp, sự tiết kiệm và cẩn thận. Anh được tự do lang thang ngắm nhìn nhân gian, xem dân ta sinh hoạt thế nào, phong tục tập quán ra sao bằng chính mắt mình chứ không bó hẹp trong những cuốn sách. Và càng đi nhiều thì lại say mê, rồi muốn đi nữa, và cố gắng phấn đấu để được đi tiếp.

Có thể sự nghiệp của anh sẽ xuất phát chậm hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng đổi lại là anh có một tuổi trẻ bổ ích và đáng nhớ. Dù sao đây cũng là độ tuổi hợp lý nhất vì còn đủ sức khỏe, còn ham học hỏi và chưa vướng bận gia đình. Anh không bao giờ hối hận khi dành 1 năm trong cuộc đời cho gap year.