Biến đổi gen ở người để phục vụ Y học là đột phá khoa học hay hành vi thử nghiệm vô nhân tính?

  1. Nguyễn Việt Hùng

Cách đây vài hôm em có đăng bài viết này nói về việc nghiên cứu biến đổi gen trên cơ thể người để tạo miễn dịch tự nhiên với HIV ở người. Anh Hùng nghĩ thế nào về vấn đề này ạ?

Từ khóa: 

biến đổi gen ở người

,

đột biến gen

,

nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Cẩu hỏi này anh để đến hôm nay mới trả lời, vì rất khó cho anh trả lời. Sau khi suy nghĩ kĩ, thì riêng về ý kiến của anh, anh nghĩ là nếu đã có sự đồng ý của bố mẹ, và nếu đã có nghiên cứu cụ thể trong tất cả các loài sinh vật khác có thể rồi, thì cũng phải đến lúc thử nghiệm trên con người.

Có một số người nói rằng việc thí nghiệm trên thai nhi như vậy là vi phạm đạo đức, vì đang làm ảnh hưởng đến hai mạng người (hai em bé sinh đôi) mà không có sự đồng ý của họ, nhưng sự thật thì bây giờ chúng ta đã quyết định quá nhiều điều cho con mình mà không có sự đồng ý của chúng rồi. Ví dụ như thụ thai nhân tạo đi - bác sĩ sẽ vẫn chọn ra trứng và tinh trùng khỏe nhất để tạo ra thai nhi, và chỉ đơn thuần việc đó cũng ảnh hưởng đến việc đứa trẻ sinh ra như thế nào rồi. 

Anh chỉ thấy có một vấn đề duy nhất, là không biết có phải He Jiankui hơi hấp tấp không, khi theo kết quả công bố, thì công nghệ CRISPR đã không chuẩn xác như ban đầu nghĩ. Liệu đơn giản là do đó là sự giới hạn của công nghệ này? Hay đáng nhẽ đã có thể biến đổi gien CCR5 tốt hơn, nhưng He Jiankui đã không làm được vì chưa chuẩn bị đủ tốt?

Có một điều anh chắc chắn, là trong quá khứ, đã phải nhờ những nghiên cứu táo bạo như thế này mà nền khoa học mới phát triển được. Nên theo một cách nhìn khác, thì thế giới cũng phải cảm ơn He Jiankui đã làm điều này, thì mới hoàn toàn thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Nên anh nghĩ là dù sao đi nữa, thì sau lần này khoa học của thế giới cũng sẽ có cơ hội để có bước tiến vượt bậc.

Trả lời

Cẩu hỏi này anh để đến hôm nay mới trả lời, vì rất khó cho anh trả lời. Sau khi suy nghĩ kĩ, thì riêng về ý kiến của anh, anh nghĩ là nếu đã có sự đồng ý của bố mẹ, và nếu đã có nghiên cứu cụ thể trong tất cả các loài sinh vật khác có thể rồi, thì cũng phải đến lúc thử nghiệm trên con người.

Có một số người nói rằng việc thí nghiệm trên thai nhi như vậy là vi phạm đạo đức, vì đang làm ảnh hưởng đến hai mạng người (hai em bé sinh đôi) mà không có sự đồng ý của họ, nhưng sự thật thì bây giờ chúng ta đã quyết định quá nhiều điều cho con mình mà không có sự đồng ý của chúng rồi. Ví dụ như thụ thai nhân tạo đi - bác sĩ sẽ vẫn chọn ra trứng và tinh trùng khỏe nhất để tạo ra thai nhi, và chỉ đơn thuần việc đó cũng ảnh hưởng đến việc đứa trẻ sinh ra như thế nào rồi. 

Anh chỉ thấy có một vấn đề duy nhất, là không biết có phải He Jiankui hơi hấp tấp không, khi theo kết quả công bố, thì công nghệ CRISPR đã không chuẩn xác như ban đầu nghĩ. Liệu đơn giản là do đó là sự giới hạn của công nghệ này? Hay đáng nhẽ đã có thể biến đổi gien CCR5 tốt hơn, nhưng He Jiankui đã không làm được vì chưa chuẩn bị đủ tốt?

Có một điều anh chắc chắn, là trong quá khứ, đã phải nhờ những nghiên cứu táo bạo như thế này mà nền khoa học mới phát triển được. Nên theo một cách nhìn khác, thì thế giới cũng phải cảm ơn He Jiankui đã làm điều này, thì mới hoàn toàn thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Nên anh nghĩ là dù sao đi nữa, thì sau lần này khoa học của thế giới cũng sẽ có cơ hội để có bước tiến vượt bậc.