Chuyên gia muốn sống ở nơi nào nhất trên đất nước Việt Nam và vì sao lại như vậy?

  1. Văn hóa

  2. Du lịch

  3. Nguyễn Quang Vinh

Từ khóa: 

văn hóa

,

du lịch

,

chuyên gia nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dân gian & giảng viên bộ môn lịch sử du lịch/phó giáo sư danh dự chuyên ngành lịch sử của đại học carl von ossietzky oldenburg/ceo & founder tại cảm xúc việt travel

Chào bạn,

Công việc của mình khiến & giúp mình luôn dịch chuyển,

Nên thực sự nói thích sống ở đâu nhất thì đúng ra với mình sống ở đâu cũng như nhau vì mình đều dịch chuyển khá nhiều trong suốt thời gian sinh sống và làm việc.

Hầu như không có sự khác biệt nếu mình định cư tại 1 tỉnh thành nào đó (từng địa phương trong tỉnh thì lại khác vì nó phụ thuộc vào cơ sở vật chất phục vụ công việc)

Thế nên câu trả lời sẽ thỏa mãn cho thắc mắc của bạn có lẽ là: nơi nào tôi muốn quay lại nhất !

Và đó là mảnh đất Ninh Thuận - Vườn địa đàng của tôi.

1 mảnh đất ít mưa nhất - là hoang mạc duy nhất ở VN

Chia sẻ với bạn tốc kí của tôi năm 2011:

Có thể nói Ninh Thuận là một vùng đất có rất nhiều cảnh đẹp, như: Vườn quốc gia núi Chúa, biển Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, làng gốm Bầu Trúc, làng dệt Chăm Mỹ Nghiệp, tháp Chăm Poklong Garai, cồn cát đỏ Nam Cương nơi 1 bên là cát trắng 1 bên là cát đỏ, vườn nho đặc biệt là vườn nho Ba Mọi với rượu vang Ba Mọi khá nổi tiếng - có bán ở các siêu thị, tại đây bạn có thể tham quan vườn nho và qui trình tạo thành rượu vang, bãi tắm Bình Tiên, thác Cha Pơ (cách Phan Rang 60km), bãi rùa đẻ...

Là dân du lịch chuyện nghiệp cũng có nhiều năm lăn lộn với nghề, hễ nghe ai nhắc đến nơi đâu có cảnh đẹp là chân cẳng cứ cuống cuồng muốn đi. Sớm nghe thiên hạ ca tụng những vẻ đẹp trên của mảnh đất này đã thôi thúc đôi chân của những kẻ "Lữ hành lãng du" như chúng tôi tìm đến thưởng ngoạn. Nghe phong thanh ý định của tôi cậu bạn Việt Anh - 1 dân phượt chuyên nghiệp và cũng là tay viết nghiệp dư - chẳng chờ tôi đồng ý liền book vé luôn. Vậy là hai anh em lên đường đến nơi được dân phượt gọi là "Vườn địa đàng".

Về đến Ninh Chữ Resort tầm bốn giờ chiều. Nắng nhạt dần dần. Tranh thủ thời gian còn lại chúng tôi lượn vòng trên con đường ngoằn ngoèo lên Vườn Quốc gia Núi Chúa để ngắm toàn cảnh Vịnh và Làng từ trên cao. Qua khỏi vùng rừng thì tới khu dân cư nằm trong một con vịnh nhỏ xanh biếc có tàu ghe tấp nập. Vậy là đã tới Vĩnh Hy. Từ trên con đường ven sườn núi nhìn xuống Vĩnh Hy cũng giống như bao làng chài khác mà tôi đã từng đi qua. Nhưng nghe đâu trong lòng vịnh vẫn hãy còn hoang sơ và đa dạng về mặt sinh học nhiều lắm.

Chúng tôi tiếp tục theo con đường đèo dốc xuyên qua vùng rừng núi, rồi chẳng mấy chốc biển lại hiện ra trước mắt nhưng đã ngoạn mục hơn rất nhiều so với đoạn trước. Biển không còn ngoan ngoãn chạy thẳng tăm tắp theo những triền cát vàng mà trở nên mạnh mẽ bạo liệt đánh vào những ghềnh đá hoang sơ nhấp nhô dưới chân núi. Nhưng đôi chỗ biển cũng hiền hòa đằm thắm trở lại, dịu dàng và nên thơ đến kỳ lạ khi lướt những gợn sóng nhẹ như không của mình vỗ về vào một bãi cát trắng như bông giữa hai ghềnh đá nào đấy. Những bãi biển ấy hoàn toàn không có vẻ gì là thuộc về con người, chúng thuộc về những điều kỳ diệu nhất của tự nhiên, chúng chỉ thuộc về chính bản thân chúng mà thôi.

Tôi dừng chân đứng nép mình vào một khúc cua. Từ đây đã có thể thấy rõ được đảo Bình Hưng cùng những mái nhà chi chít trên đó. Phía xa là một đảo lớn hơn, là Bình Ba. Cả Bình Hưng và Bình Ba đều thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa nhưng xét về khoảng cách thì Bình Hưng là gần đất liền Ninh Thuận nhất, chỉ tầm chưa tới một cây số. Bình Ba mấy năm nay đã trở thành một địa chỉ vàng cho những ai có máu du lịch bụi trong người, trong khi Bình Hưng vẫn còn là nơi khá xa lạ ẩn chứa nhiều điều mới mẻ để khám phá.

Chạy thêm chút nữa thì tới bãi Kinh. Đây là nơi có đò thường xuyên đưa đón khách từ đất liền ra Bình Hưng. Dù chỉ mang danh là một bến tàu nhưng bãi Kinh vẫn là một bãi biển đẹp khỏi chỗ chê với làn nước xanh ngắt và cát trắng phau. Cát ở đây mịn đến nỗi chỉ cần bỏ dép ra đi bộ dọc theo bãi biển thì bàn chân của bạn cũng đã được massage êm dịu đến từng mi-li-mét. Cuối bãi có thêm mấy tảng đá lớn khóa lại, còn đầu bãi ở đâu cũng chẳng rõ. Cầu tàu nằm gần cuối bãi, bị bao quanh bởi một đống ghe tàu đủ loại neo sẵn đợi khách. Dân trên đảo hình như cũng biết làm du lịch lắm nên nhiều người tranh thủ qua ngay bãi Kinh giới thiệu dịch vụ du lịch của nhà mình. Đại loại họ có thuê tàu đi lặn ngắm san hô quanh các bãi biển gần đấy, ra nhà bè (chỗ nuôi hải sản) để ăn uống cá tôm hay “tắm tiên” tại một vài bãi biển vắng vẻ. Giá cả của một “tour” như vậy cũng khá dễ chịu, chỉ từ tám trăm đến một triệu cho tàu mười người. Khách nào muốn ngủ qua đêm trên đảo, gọi là tìm hiểu cuộc sống của bà con thì đã có dịch vụ homestay giá rẻ, nghe đâu còn có cả chương trình karaoke nữa thì phải. Còn với những khách chỉ đơn thuần là muốn đặt chân ra đảo dạo một vòng rồi về như hai thằng bọn tôi thì chỉ cần ba mươi ngàn cho một chuyến đò.

Hai chúng tôi trèo xuống con đò nhỏ đợi sẵn. Đảo gần bờ nên đò chỉ chạy mười lăm phút là tới nơi. Biển vùng này êm và rất trong xanh, tinh mắt chút là thấy từng đàn cá nhỏ kiếm ăn phía lưng chừng mặt nước. Đò ngang qua vài ba nhà bè neo giữa đất liền và đảo. Ngoài vẻ đẹp của màu xanh nước biển, những khối đá vôi khổng lồ, hay những cụm san hô rực rỡ, Vĩnh Hy đặc biệt đáng nhớ với những bữa tiệc ốc phong phú. Chuyện ăn uống ở đây thì giá mềm chứ không "căng thẳng" như Nha Trang, Mũi Né đâu lại còn được cái cảm giác thưởng thức hải sản lênh đênh giữa biển thì cũng thú vị.

Đò cập cầu tàu rồi neo lại. Trước khi bọn tôi lên chủ đò cũng không quên cho số điện thoại, bảo khi nào về lại đất liền thì cứ gọi chú rước. Do một đảo mà nhiều đò ghe quá nên nên nhà đò cũng biết cách cạnh tranh với nhau lắm. Điểm tham quan có thể gọi là duy nhất trên đảo cũng chỉ có ngọn hải đăng này mà thôi. Ngọn hải đăng có tên riêng hẳn hoi, gọi là hải đăng Hòn Chút. Hòn Chút là tên dân dã của đảo Bình Hưng. Ngoài ra đảo còn có tên gọi khác là Hòn Tý nữa. Một đảo mà tới ba cái tên, kiểu hòn Sơn hay còn gọi hòn Sơn Rái, hòn Lại Sơn ở Kiên Giang vậy.

Thật ra hải đăng Hòn Chút cũng không có gì đặc sắc lắm nhưng do đây có lẽ là điểm đến duy nhất trên đảo nên dù muốn dù không khi ra đảo chúng tôi cũng phải ghé lại. Ngọn hải đăng nằm trên một mỏm đá bằng phẳng. Chắc khách lên đây cũng nhiều nên những người giữ đèn đã tranh thủ cất công dựng một quán nước nho nhỏ làm chỗ dừng chân. Bọn tôi vào quán này nghỉ ngơi tránh nóng trước khi đi loanh quanh tham quan. Ngồi được một lúc thì có anh thanh niên nói giọng Bắc ra mời dùng nước, chắc anh cũng là người coi đèn ở đây luôn. Hai anh em gọi hai chai trà xanh rồi nhâm nhi nốt số bánh mang từ Sài Gòn ra cho qua buổi trưa. Khu vực này là nơi đón gió biển nên ngồi một lát là mát lạnh cả người.

Chúng tôi đứng ngắm một lúc rồi quyết định quay về chứ không xuống bãi nữa, phần vì trời cũng gần chiều, phần vì dưới kia có đám chó nãy giờ cũng ra vẻ hăm he dữ quá, chắc chó của mấy nhà tường bên kia núi.

Cách chế biến thông thường ở các quán này là cho vào nồi hấp, cầu kỳ hơn thì thêm chút mỡ hành, đậu phụng thành món nướng. Tuy hạn chế "phụ liệu" đi cùng, mỗi loại ốc có một mùi vị khác nhau, hương thơm khác nhau, lại ăn giữa tiếng sóng dập dìu, giữa những làn gió mang hơi mặn của biển nên ngon lạ lùng.

Chỉ biết nói là "quá tuyệt". Ai chưa đi thì nên đi một lần cho biết.

Biển ở đây cực đẹp! Vừa nhâm nhi hải sản, vừa ngắm biển quả là chuẩn!

Trả lời

Chào bạn,

Công việc của mình khiến & giúp mình luôn dịch chuyển,

Nên thực sự nói thích sống ở đâu nhất thì đúng ra với mình sống ở đâu cũng như nhau vì mình đều dịch chuyển khá nhiều trong suốt thời gian sinh sống và làm việc.

Hầu như không có sự khác biệt nếu mình định cư tại 1 tỉnh thành nào đó (từng địa phương trong tỉnh thì lại khác vì nó phụ thuộc vào cơ sở vật chất phục vụ công việc)

Thế nên câu trả lời sẽ thỏa mãn cho thắc mắc của bạn có lẽ là: nơi nào tôi muốn quay lại nhất !

Và đó là mảnh đất Ninh Thuận - Vườn địa đàng của tôi.

1 mảnh đất ít mưa nhất - là hoang mạc duy nhất ở VN

Chia sẻ với bạn tốc kí của tôi năm 2011:

Có thể nói Ninh Thuận là một vùng đất có rất nhiều cảnh đẹp, như: Vườn quốc gia núi Chúa, biển Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, làng gốm Bầu Trúc, làng dệt Chăm Mỹ Nghiệp, tháp Chăm Poklong Garai, cồn cát đỏ Nam Cương nơi 1 bên là cát trắng 1 bên là cát đỏ, vườn nho đặc biệt là vườn nho Ba Mọi với rượu vang Ba Mọi khá nổi tiếng - có bán ở các siêu thị, tại đây bạn có thể tham quan vườn nho và qui trình tạo thành rượu vang, bãi tắm Bình Tiên, thác Cha Pơ (cách Phan Rang 60km), bãi rùa đẻ...

Là dân du lịch chuyện nghiệp cũng có nhiều năm lăn lộn với nghề, hễ nghe ai nhắc đến nơi đâu có cảnh đẹp là chân cẳng cứ cuống cuồng muốn đi. Sớm nghe thiên hạ ca tụng những vẻ đẹp trên của mảnh đất này đã thôi thúc đôi chân của những kẻ "Lữ hành lãng du" như chúng tôi tìm đến thưởng ngoạn. Nghe phong thanh ý định của tôi cậu bạn Việt Anh - 1 dân phượt chuyên nghiệp và cũng là tay viết nghiệp dư - chẳng chờ tôi đồng ý liền book vé luôn. Vậy là hai anh em lên đường đến nơi được dân phượt gọi là "Vườn địa đàng".

Về đến Ninh Chữ Resort tầm bốn giờ chiều. Nắng nhạt dần dần. Tranh thủ thời gian còn lại chúng tôi lượn vòng trên con đường ngoằn ngoèo lên Vườn Quốc gia Núi Chúa để ngắm toàn cảnh Vịnh và Làng từ trên cao. Qua khỏi vùng rừng thì tới khu dân cư nằm trong một con vịnh nhỏ xanh biếc có tàu ghe tấp nập. Vậy là đã tới Vĩnh Hy. Từ trên con đường ven sườn núi nhìn xuống Vĩnh Hy cũng giống như bao làng chài khác mà tôi đã từng đi qua. Nhưng nghe đâu trong lòng vịnh vẫn hãy còn hoang sơ và đa dạng về mặt sinh học nhiều lắm.

Chúng tôi tiếp tục theo con đường đèo dốc xuyên qua vùng rừng núi, rồi chẳng mấy chốc biển lại hiện ra trước mắt nhưng đã ngoạn mục hơn rất nhiều so với đoạn trước. Biển không còn ngoan ngoãn chạy thẳng tăm tắp theo những triền cát vàng mà trở nên mạnh mẽ bạo liệt đánh vào những ghềnh đá hoang sơ nhấp nhô dưới chân núi. Nhưng đôi chỗ biển cũng hiền hòa đằm thắm trở lại, dịu dàng và nên thơ đến kỳ lạ khi lướt những gợn sóng nhẹ như không của mình vỗ về vào một bãi cát trắng như bông giữa hai ghềnh đá nào đấy. Những bãi biển ấy hoàn toàn không có vẻ gì là thuộc về con người, chúng thuộc về những điều kỳ diệu nhất của tự nhiên, chúng chỉ thuộc về chính bản thân chúng mà thôi.

Tôi dừng chân đứng nép mình vào một khúc cua. Từ đây đã có thể thấy rõ được đảo Bình Hưng cùng những mái nhà chi chít trên đó. Phía xa là một đảo lớn hơn, là Bình Ba. Cả Bình Hưng và Bình Ba đều thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa nhưng xét về khoảng cách thì Bình Hưng là gần đất liền Ninh Thuận nhất, chỉ tầm chưa tới một cây số. Bình Ba mấy năm nay đã trở thành một địa chỉ vàng cho những ai có máu du lịch bụi trong người, trong khi Bình Hưng vẫn còn là nơi khá xa lạ ẩn chứa nhiều điều mới mẻ để khám phá.

Chạy thêm chút nữa thì tới bãi Kinh. Đây là nơi có đò thường xuyên đưa đón khách từ đất liền ra Bình Hưng. Dù chỉ mang danh là một bến tàu nhưng bãi Kinh vẫn là một bãi biển đẹp khỏi chỗ chê với làn nước xanh ngắt và cát trắng phau. Cát ở đây mịn đến nỗi chỉ cần bỏ dép ra đi bộ dọc theo bãi biển thì bàn chân của bạn cũng đã được massage êm dịu đến từng mi-li-mét. Cuối bãi có thêm mấy tảng đá lớn khóa lại, còn đầu bãi ở đâu cũng chẳng rõ. Cầu tàu nằm gần cuối bãi, bị bao quanh bởi một đống ghe tàu đủ loại neo sẵn đợi khách. Dân trên đảo hình như cũng biết làm du lịch lắm nên nhiều người tranh thủ qua ngay bãi Kinh giới thiệu dịch vụ du lịch của nhà mình. Đại loại họ có thuê tàu đi lặn ngắm san hô quanh các bãi biển gần đấy, ra nhà bè (chỗ nuôi hải sản) để ăn uống cá tôm hay “tắm tiên” tại một vài bãi biển vắng vẻ. Giá cả của một “tour” như vậy cũng khá dễ chịu, chỉ từ tám trăm đến một triệu cho tàu mười người. Khách nào muốn ngủ qua đêm trên đảo, gọi là tìm hiểu cuộc sống của bà con thì đã có dịch vụ homestay giá rẻ, nghe đâu còn có cả chương trình karaoke nữa thì phải. Còn với những khách chỉ đơn thuần là muốn đặt chân ra đảo dạo một vòng rồi về như hai thằng bọn tôi thì chỉ cần ba mươi ngàn cho một chuyến đò.

Hai chúng tôi trèo xuống con đò nhỏ đợi sẵn. Đảo gần bờ nên đò chỉ chạy mười lăm phút là tới nơi. Biển vùng này êm và rất trong xanh, tinh mắt chút là thấy từng đàn cá nhỏ kiếm ăn phía lưng chừng mặt nước. Đò ngang qua vài ba nhà bè neo giữa đất liền và đảo. Ngoài vẻ đẹp của màu xanh nước biển, những khối đá vôi khổng lồ, hay những cụm san hô rực rỡ, Vĩnh Hy đặc biệt đáng nhớ với những bữa tiệc ốc phong phú. Chuyện ăn uống ở đây thì giá mềm chứ không "căng thẳng" như Nha Trang, Mũi Né đâu lại còn được cái cảm giác thưởng thức hải sản lênh đênh giữa biển thì cũng thú vị.

Đò cập cầu tàu rồi neo lại. Trước khi bọn tôi lên chủ đò cũng không quên cho số điện thoại, bảo khi nào về lại đất liền thì cứ gọi chú rước. Do một đảo mà nhiều đò ghe quá nên nên nhà đò cũng biết cách cạnh tranh với nhau lắm. Điểm tham quan có thể gọi là duy nhất trên đảo cũng chỉ có ngọn hải đăng này mà thôi. Ngọn hải đăng có tên riêng hẳn hoi, gọi là hải đăng Hòn Chút. Hòn Chút là tên dân dã của đảo Bình Hưng. Ngoài ra đảo còn có tên gọi khác là Hòn Tý nữa. Một đảo mà tới ba cái tên, kiểu hòn Sơn hay còn gọi hòn Sơn Rái, hòn Lại Sơn ở Kiên Giang vậy.

Thật ra hải đăng Hòn Chút cũng không có gì đặc sắc lắm nhưng do đây có lẽ là điểm đến duy nhất trên đảo nên dù muốn dù không khi ra đảo chúng tôi cũng phải ghé lại. Ngọn hải đăng nằm trên một mỏm đá bằng phẳng. Chắc khách lên đây cũng nhiều nên những người giữ đèn đã tranh thủ cất công dựng một quán nước nho nhỏ làm chỗ dừng chân. Bọn tôi vào quán này nghỉ ngơi tránh nóng trước khi đi loanh quanh tham quan. Ngồi được một lúc thì có anh thanh niên nói giọng Bắc ra mời dùng nước, chắc anh cũng là người coi đèn ở đây luôn. Hai anh em gọi hai chai trà xanh rồi nhâm nhi nốt số bánh mang từ Sài Gòn ra cho qua buổi trưa. Khu vực này là nơi đón gió biển nên ngồi một lát là mát lạnh cả người.

Chúng tôi đứng ngắm một lúc rồi quyết định quay về chứ không xuống bãi nữa, phần vì trời cũng gần chiều, phần vì dưới kia có đám chó nãy giờ cũng ra vẻ hăm he dữ quá, chắc chó của mấy nhà tường bên kia núi.

Cách chế biến thông thường ở các quán này là cho vào nồi hấp, cầu kỳ hơn thì thêm chút mỡ hành, đậu phụng thành món nướng. Tuy hạn chế "phụ liệu" đi cùng, mỗi loại ốc có một mùi vị khác nhau, hương thơm khác nhau, lại ăn giữa tiếng sóng dập dìu, giữa những làn gió mang hơi mặn của biển nên ngon lạ lùng.

Chỉ biết nói là "quá tuyệt". Ai chưa đi thì nên đi một lần cho biết.

Biển ở đây cực đẹp! Vừa nhâm nhi hải sản, vừa ngắm biển quả là chuẩn!