Làm sao để gọi vốn thành công?

  1. Nguyễn Hoài Nam

Em chào anh Nam,

Em có tìm hiểu thì biết anh đã gọi vốn "1200 tỷ" thành công khi mới khởi nghiệp. Anh có thể chia sẻ cụ thể quá trình đó không ạ? Làm sao anh có thể xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư? 

Em cảm ơn anh. 

Từ khóa: 

gọi vốn

,

khởi nghiệp

,

tổng giám đốc jio health

Chào em, đây là 1 câu hỏi rất rộng để có thể trả lời đầy đủ. Tuy nhiên, em có thể tìm hiểu thêm về cách gọi vốn cho 1 doanh nghiệp ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Cụ thể đó là các giai đoạn ý tưởng, rồi đến gieo mầm hay khởi nghiệp (seed hay start up), giai đoạn mở rộng (expansion), giai đoạn tiếp tục mở rộng (late) và cuối cùng là niêm yết (IPO). Ví dụ: trong giai đoạn ý tưởng thì chỉ có thể gọi vốn từ các quỹ nghiên cứu, gia đình, bạn bè. Kế đến, là giai đoạn triển khai ý tưởng, gieo mầm (seed) hay khởi nghiệp (start-up) thì cần gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm (angel investors), các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital funds), giai đoạn mở rộng thì thường là các quỹ đầu tư cổ phần riêng hay quỹ đầu tư tăng trưởng (private equity funds or growth funds. Và đến giai đoạn cuối cùng IPO thì là gọi vốn từ công chúng trên thị trường chứng khoán.

Tại thời điểm anh gọi vốn 1,200 tỷ cho 1 doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn mở rộng (expansion) với nhiều quỹ đất cần tiền để triển khai xây dựng và bán sản phẩm nhà, căn hộ, văn phòng...Các quỹ anh tiếp cận lúc đó là PE và Growth. Dựa trên nhiều cách định giá doanh nghiệp trong tương lại sau khi triển khai xây dựng và kinh doanh các thành phẩm, mình chọn phương án định giá phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Khi có giá trị tương lai của doanh nghiệp, lúc đó mình đi thuyết phục nhà đầu tư tham gia vào đầu tư vào doanh nghiệp. Để có niềm tin của nhà đầu tư thì có khá nhiều điều. Ví dụ, chứng minh triển vọng nghành, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, thế mạnh doanh nghiệp, tính khả thi của kế hoạch kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận...đến cả Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là người thế nào...chứ không đơn thuần đến tư 1 người tư vấn hay 1 công ty tư vấn như công ty anh đã làm. 

Trả lời

Chào em, đây là 1 câu hỏi rất rộng để có thể trả lời đầy đủ. Tuy nhiên, em có thể tìm hiểu thêm về cách gọi vốn cho 1 doanh nghiệp ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Cụ thể đó là các giai đoạn ý tưởng, rồi đến gieo mầm hay khởi nghiệp (seed hay start up), giai đoạn mở rộng (expansion), giai đoạn tiếp tục mở rộng (late) và cuối cùng là niêm yết (IPO). Ví dụ: trong giai đoạn ý tưởng thì chỉ có thể gọi vốn từ các quỹ nghiên cứu, gia đình, bạn bè. Kế đến, là giai đoạn triển khai ý tưởng, gieo mầm (seed) hay khởi nghiệp (start-up) thì cần gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm (angel investors), các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital funds), giai đoạn mở rộng thì thường là các quỹ đầu tư cổ phần riêng hay quỹ đầu tư tăng trưởng (private equity funds or growth funds. Và đến giai đoạn cuối cùng IPO thì là gọi vốn từ công chúng trên thị trường chứng khoán.

Tại thời điểm anh gọi vốn 1,200 tỷ cho 1 doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn mở rộng (expansion) với nhiều quỹ đất cần tiền để triển khai xây dựng và bán sản phẩm nhà, căn hộ, văn phòng...Các quỹ anh tiếp cận lúc đó là PE và Growth. Dựa trên nhiều cách định giá doanh nghiệp trong tương lại sau khi triển khai xây dựng và kinh doanh các thành phẩm, mình chọn phương án định giá phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Khi có giá trị tương lai của doanh nghiệp, lúc đó mình đi thuyết phục nhà đầu tư tham gia vào đầu tư vào doanh nghiệp. Để có niềm tin của nhà đầu tư thì có khá nhiều điều. Ví dụ, chứng minh triển vọng nghành, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, thế mạnh doanh nghiệp, tính khả thi của kế hoạch kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận...đến cả Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là người thế nào...chứ không đơn thuần đến tư 1 người tư vấn hay 1 công ty tư vấn như công ty anh đã làm.