Làm sao để hình thành câu nói giao tiếp nhanh nhất và bắt kịp nội dung khi nghe?

  1. Nguyễn Anh Đức

Em chào thầy,

Trong quá trình học tiếng anh, em bị gặp vấn đề với hai kỹ năng là Speaking và Listening trong việc hình thành lời thoại giao tiếp và bắt kịp lời thoại khi nghe

Vấn đề này diễn ra như sau: Ví dụ như ở Việt Nam thì cấu trúc sẽ là danh từ quan trọng đứng trước, trong khi Tiếng Anh thì tính từ sẽ đứng trước để bổ ngữ cho danh từ ví dụ như informational roles (Vai trò thông tin) thì trong cụm từ này "Vai trò" là cụm từ quan trọng và "Thông tin " là bổ nghĩa. Do ở Việt Nam nên em quen với việc phản xạ nghe cụm từ quan trọng trước, do đó khi qua tiếng anh đối với từ có nhiều tính từ bổ nghĩa trước đó làm em không thể hiểu kịp. Và vì 2 kỹ năng Nghe và Nói diễn ra ở tốc độ nhanh nên em không hình thành câu và bắt kịp nhanh được ạ? Còn với reading và writing thì có thời gian nên Okay hơn.

Vậy làm cách nào trong thời gian đầu để làm quen thật nhanh với việc bắt kịp ngôn ngữ ạ? ( Có cách nào đó thú vị hơn một chút để kết hợp cùng với việc phải rèn luyện và nói thường xuyên không ạ?)

Em cảm ơn thầy ạ.

Từ khóa: 

founder & ceo smartcom corporation

Chào bạn. Đây là câu hỏi rất thú vị và cũng rất thường gặp của những người mới học tiếng Anh, hoặc học tiếng Anh lâu những không tiến bộ vì học không đúng cách (học bằng chữ viết và phân tích ngữ pháp nhiều). Tôi xin giải thích cho bạn cách học để có thể nghe hiểu tốt hơn và cũng từ đó mà bạn sẽ sớm nói được tiếng Anh nhé.

Thứ nhất: Bạn cần nhớ nền tảng cơ bản, đầu tiên của học tiếng Anh là ROTE LEARNING: Tức là tạo ra lối mòn mới trong tư duy ngôn ngữ mới, từ đó thì mới hình thành phản xạ nhanh dần lên. Từ chỗ thấy cách ghép từ tiếng Anh còn như xa lạ, đến chỗ hiểu nó, và rồi quen dần; từ chỗ chỉ nhìn và phân tích, đến chỗ phát âm đúng từng từ, và sau đó là nói được cả cụm từ, rồi đến cả câu. Việc lặp lại tích cực ấy tạo thành LỐI MÒN trong tư duy. Hay nói chính xác hơn là SỰ THÀNH THẠO TIẾNG ANH SUY CHO CÙNG LÀ VIỆC TẠO RA THÓI QUEN TỪ CHUỖI ÂM THANH MỚI thay cho cách diễn đạt trong tiếng mẹ đẻ. Do đó, bạn đừng chỉ học bằng mắt, mà hãy đọc xong hiểu rồi thì nói to nó ra. Nói cho đến khi hết cảm thấy gượng gạo với cụm từ đó bằng tiếng Anh, nói đến khi thấy nó nhuần nhuyễn hơn, và nói cho đến khi nó bật ra tự nhiên khi bạn gặp tình huống trong cuộc sống mà có cách diễn đạt ấy tương ứng bằng tiếng Anh.

Thứ 2: Để bắt kịp việc NGHE thì bạn cần có tài liệu học bằng NGHE từ cơ bản đến khó dần lên. Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn bộ tài liệu nghe cực kỳ cơ bản, và chỉ cần nghe và nói theo nó sau 30 ngày, bạn sẽ cảm thấy việc nghe dễ dàng hơn, và rồi nói được tiếng Anh ra sau 30 ngày nghe ấy: mỗi ngày chỉ cần nghe và nói theo trong 30 phút thôi.

Thứ 3: Để có tư duy tổng thể, rồi nghe được toàn bộ bài nghe dài bằng tiếng Anh, bạn cần "cài đặt" được đầy đủ các mô hình câu trong tiếng Anh. Tôi thống kê toàn bộ tiếng Anh và thấy nó có 99 mô hình câu toàn diện. Để biết rõ những mô hình này, bạn cần tham khảo cuốn sách TIẾNG ANH TRÊN 5 ĐẦU NGÓN TAY của tôi thì sẽ học được 99 mô hình câu này. Trong cuốn sách này tôi cũng viết toàn bộ phương pháp học CỤM TỪ KHÓA của người Do Thái bằng lồng ghép trong bối cảnh giao tiếp, giúp bạn học được cách diễn đạt tiếng Anh phức tạp như nó vốn có. Nếu bạn chinh phục được các cụm từ này bằng âm thanh (dĩ nhiên là có phần mềm kèm theo để bạn học bằng âm thanh của cả cụm từ và sau là cả câu - cái mà không có trong các từ điển điện tử) thì bạn sẽ thực sự nghe và nói tốt tiếng Anh bạn ạ.

Nếu đọc đến đây mà bạn còn thắc mắc gì nữa thì hãy đặt tiếp câu hỏi cho tôi.

Trả lời

Chào bạn. Đây là câu hỏi rất thú vị và cũng rất thường gặp của những người mới học tiếng Anh, hoặc học tiếng Anh lâu những không tiến bộ vì học không đúng cách (học bằng chữ viết và phân tích ngữ pháp nhiều). Tôi xin giải thích cho bạn cách học để có thể nghe hiểu tốt hơn và cũng từ đó mà bạn sẽ sớm nói được tiếng Anh nhé.

Thứ nhất: Bạn cần nhớ nền tảng cơ bản, đầu tiên của học tiếng Anh là ROTE LEARNING: Tức là tạo ra lối mòn mới trong tư duy ngôn ngữ mới, từ đó thì mới hình thành phản xạ nhanh dần lên. Từ chỗ thấy cách ghép từ tiếng Anh còn như xa lạ, đến chỗ hiểu nó, và rồi quen dần; từ chỗ chỉ nhìn và phân tích, đến chỗ phát âm đúng từng từ, và sau đó là nói được cả cụm từ, rồi đến cả câu. Việc lặp lại tích cực ấy tạo thành LỐI MÒN trong tư duy. Hay nói chính xác hơn là SỰ THÀNH THẠO TIẾNG ANH SUY CHO CÙNG LÀ VIỆC TẠO RA THÓI QUEN TỪ CHUỖI ÂM THANH MỚI thay cho cách diễn đạt trong tiếng mẹ đẻ. Do đó, bạn đừng chỉ học bằng mắt, mà hãy đọc xong hiểu rồi thì nói to nó ra. Nói cho đến khi hết cảm thấy gượng gạo với cụm từ đó bằng tiếng Anh, nói đến khi thấy nó nhuần nhuyễn hơn, và nói cho đến khi nó bật ra tự nhiên khi bạn gặp tình huống trong cuộc sống mà có cách diễn đạt ấy tương ứng bằng tiếng Anh.

Thứ 2: Để bắt kịp việc NGHE thì bạn cần có tài liệu học bằng NGHE từ cơ bản đến khó dần lên. Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn bộ tài liệu nghe cực kỳ cơ bản, và chỉ cần nghe và nói theo nó sau 30 ngày, bạn sẽ cảm thấy việc nghe dễ dàng hơn, và rồi nói được tiếng Anh ra sau 30 ngày nghe ấy: mỗi ngày chỉ cần nghe và nói theo trong 30 phút thôi.

Thứ 3: Để có tư duy tổng thể, rồi nghe được toàn bộ bài nghe dài bằng tiếng Anh, bạn cần "cài đặt" được đầy đủ các mô hình câu trong tiếng Anh. Tôi thống kê toàn bộ tiếng Anh và thấy nó có 99 mô hình câu toàn diện. Để biết rõ những mô hình này, bạn cần tham khảo cuốn sách TIẾNG ANH TRÊN 5 ĐẦU NGÓN TAY của tôi thì sẽ học được 99 mô hình câu này. Trong cuốn sách này tôi cũng viết toàn bộ phương pháp học CỤM TỪ KHÓA của người Do Thái bằng lồng ghép trong bối cảnh giao tiếp, giúp bạn học được cách diễn đạt tiếng Anh phức tạp như nó vốn có. Nếu bạn chinh phục được các cụm từ này bằng âm thanh (dĩ nhiên là có phần mềm kèm theo để bạn học bằng âm thanh của cả cụm từ và sau là cả câu - cái mà không có trong các từ điển điện tử) thì bạn sẽ thực sự nghe và nói tốt tiếng Anh bạn ạ.

Nếu đọc đến đây mà bạn còn thắc mắc gì nữa thì hãy đặt tiếp câu hỏi cho tôi.