Làm thế nào để kết nối & phát triển cộng dồng du học sinh Việt Nam trên toàn thế giới?

  1. Hồ Thái Bình

Xin chào anh Hồ Thái Bình,

Rất cảm ơn anh vì đã dành thời gian tham gia và chia sẻ kiến thức tới cộng đồng thành viên Noron!

Với vai trò là một người phụ trách phát triển sản phẩm Noron! - một sản phẩm tập trung vào chia sẻ kiến thức & vinh danh cộng đồng trí thức, trước đây Hường và team đều đánh giá rằng cộng đồng du học sinh và những trí thức Việt đang ở nước ngoài chính là "mỏ vàng" để phát triển & xây dựng, lan tỏa tri thức Việt Nam. Tuy nhiên sau một thời gian tiếp xúc với một số nhóm, Hường có thấy được các khó khăn về mặt kết nối do du học sinh cũng khá phân tán, các group online ít hoạt động & các hoạt động offline thì cũng là hoạt động định kỳ, cùng chia sẻ một số vấn đề mà thôi.

Hường rất mong anh có thể chia sẻ thêm các insight về các cộng dồng du học sinh:  

  • Những vấn đề mà du học sinh đang đối mặt
  • Những tiềm năng mà cộng đồng du học sinh có thể phát triển
  • Những kinh nghiệm về việc phát triển và kết nối cộng đồng du học sinh mà anh có thể chia sẻ

Cảm ơn anh Bình rất nhiều,

Từ khóa: 

du học sinh

,

giám đốc survival skills vietnam - ssvn

Về mặt sản phẩm thì mình nghĩ thế này:

  • Du học sinh cũng là một con người thôi, người thành công người thất bại, người trí thức người không. Việc du học không biến 1 người VN thành giống loài khác nên anh nghĩ nếu 1 sản phẩm có thể thu hút được nhiều người sử dụng thì du học sinh cũng sẽ như vậy thôi.
  • Là người VN nói chung và du học sinh nói riêng dù còn ở nước ngoài hay đã về nước thì đều mong muốn đóng góp gì đó cho VN, người có nhiều tâm huyết thì đóng góp nhiều, những người khác thì ít hơn.
  • Thực sự thì anh thấy du học sinh không phân tán. Mà không có nhiều lí do để mà tập hợp riêng các du học sinh với nhau. Anh vẫn đi networking theo chủ đề mà mình quan tâm, và ở đó có rất nhiều người với background khác nhau, có người du học, có người không, quan trọng là việc gặp những người đó có ý nghĩa với mình.

Insight về cộng đồng du học sinh

1. Những vấn đề du học sinh đang phải đối mặt, mình không ở lại nước ngoài nên chỉ nói trên quan điểm của một du học sinh về nước thôi nhé:

  • Sau khi ở nước ngoài 1 thời gian thì cảm thấy thiếu thông tin và mông lung khi quyết định về VN. Ở lại nước ngoài không dễ, nhưng mình biết rõ đường đi nước bước hơn là về VN (thị trường, tuyển dụng, cách hòa nhập lại cuộc sống v.v).
  • Ai cũng sẽ phải trải qua sốc văn hóa ngược, nó cũng mạnh như shock văn hóa lúc mình mới ra nước ngoài. Việc thiếu môi trường giao lưu chia sẻ, đặc biệt với các bạn không ở HCM hay HN và các bạn chưa vào được các network của các nhóm du học sinh thường sẽ thấy cô độc, biệt lập hoặc nhiều cách suy nghĩ tiêu cực khác. Mình cũng phải mất 1 tháng mới qua đường lại được hay đọc và hiểu 1 văn bản hành chính.
  • Ngoài văn hóa ra thì môi trường làm việc, cách làm việc (practices), thị trường đều cũng cần phải tìm hiểu lại. Nên sẽ cần thời gian để thích nghi với công việc chuyên môn.
  • Mình cũng gặp những kì thị riêng ở xã hội, gia đình và công sở kiểu như "mấy thứ mày học không ứng dụng được ở VN", rất nhiều thứ là 1 cái 'norm' (việc bình thường không cần phải giải thích) ở nước ngoài nhưng trở thành những thứ phải mất thời gian rất nhiều để giải thích/ chứng minh cho người khác hiểu, và đôi lúc cũng bị nghĩ là 'khùng'.
  • 1 số nhà tuyển dụng mong đợi  thuê 1 đứa du học sinh sẽ tạo ra 1 cái gì đó thần kì cho công ty ngay lập tức hay tạo ra 1 kết quả gì đó mang tính 'quốc tế' nhưng chính 'các sếp' cũng không có tư duy quốc tế, công ty quản lý không theo cách quốc tế, không làm việc theo cách quốc tế, và nguồn lực để thực hiện không mang tính 'quốc tế' và không cho đủ thời gian để kết quả được trở nên rõ ràng nên thường sẽ nhanh chóng thất vọng cho cả 2 bên.  Ví von là nuôi cá mà không thả nó xuống nước vậy. Ngoài vấn đề về lương, thì đây đôi khi là vấn đề quan trọng hơn dẫn tới việc nhiều người muốn đóng góp gì đó cho nhà nước, cho công ty VN v.v nhưng cuối cùng đi làm cho công ty nước ngoài hoặc khởi nghiệp để tự tạo ra một môi trường riêng cho mình.
  • Vì những khó khăn trên, nên một số du học sinh sẽ có suy nghĩ muốn trở nên 'bình thường' như cộng đồng của mình để tránh rắc rối thay vì phát huy giá trị của sự khác biệt của mình


2. Tiềm năng của cộng đồng du học sinh có thể phát triển

  • Thế mạnh của cựu sinh viên là thấy đước những kiến thức, kĩ năng, xu hướng mới, đặc biệt đối với các bạn đang đi làm tại nước ngoài. Việc chia sẻ những thông tin này giữa các du học sinh giữa các lĩnh vực khác nhau, các quốc gia khác nhau và với cộng đồng trong nước giúp VN nhanh chóng bắt kịp thế giới và nhiều mặt.
  • Nhiều công ty và tổ chức/ chính phủ nước ngoài càng ngày càng công nhận vị trí của du học sinh như là câu nối về văn hóa, kinh tế, hòa bình, cũng là 1 cách đối ngoại nhân dân giữa các nước. Đây là những người hiểu văn hóa, tập quán, nói được tiếng của cả 2 hoặc nhiều hơn các quốc gia khác nhau, và được đào tạo theo cách có thể làm chung với người nước ngoài. Đây cũng là lí do những năm gần đây chính phủ Úc càng ngày càng đầu tư vào cộng đồng du học sinh Việt Nam, để hiện nay cũng như sau này trở thành các nhân vật có tầm ảnh hưởng sẽ giúp 2 quốc gia tiến lại gần nhau hơn.
  • Với kinh nghiệm đã từng ở nước ngoài, du học sinh có thể giúp nhiều người VN hơn tìm đường ra nước ngoài để lĩnh hội những tinh hoa của nhiều quốc gia trên thế giới. Về dài hạn những gì người VN lĩnh hội sẽ tìm đường quay trở lại VN.


3. Kinh nghiệm phát triển và kết nối cộng đồng du học sinh

  • Việc cần làm không phải kết nối mà là kết nối để làm gì. Việc kết nối thuần túy để các du học sinh gặp nhau thì vui đấy, nhưng chỉ tổ chức lai rai thôi vì khi đã đi làm hay có gia đình rồi thì ai cũng có nhiều ưu tiên quan trọng hơn là bạn bè. Mình nghĩ là phải có giá trị nào đó cao hơn cho việc kết nối. VD: những người tham gia được gì hay họ đóng góp được gì đó có ý nghĩa
  • Đối với các tổ chức du học sinh thường thì lứa mới về còn rất là 'sung' nên làm được rất nhiều thứ, nhưng khi bắt đầu thành senior rồi không có thể cam kết thời gian cho các hoạt động được nên cần các thế hệ du học sinh mới về tiếp theo để 'giữ lửa', còn các anh chị về sau khi có kinh nghiệm và nguồn lực nhiều hơn thì sẽ đóng vai trò cố vấn.
  • Các hoạt động của hội cựu du học sinh giúp các du học sinh mới về vượt qua shock văn hóa ngược và thích nghi nhanh hơn với công việc và cuộc sống ở VN. Đồng thời cần tạo ra các hoạt động để chứng minh giá trị của những khác biệt của mình, cái mình học được ở nước ngoài mang giá trị thực tiễn nào đó. Đồng thời cũng tận dụng được những thế mạnh ở trên.  Các hoạt động mình tổ chức ở Hội Cựu du học sinh Vũng Tàu (OAV) thiên về phát huy các thế mạnh của cựu du học sinh như: chia sẻ kinh nghiệm du học, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật, kết nối lao động với những công ty muốn tìm cựu du học sinh, hỗ trợ kinh doanh/ khởi nghiệp v.v 
  • Đồng thời mình hay kết hợp OAV với các công ty và các tổ chức tình nguyện khác để bổ sung thế mạnh cho nhau thay vì hoạt động độc lập.

Trả lời

Về mặt sản phẩm thì mình nghĩ thế này:

  • Du học sinh cũng là một con người thôi, người thành công người thất bại, người trí thức người không. Việc du học không biến 1 người VN thành giống loài khác nên anh nghĩ nếu 1 sản phẩm có thể thu hút được nhiều người sử dụng thì du học sinh cũng sẽ như vậy thôi.
  • Là người VN nói chung và du học sinh nói riêng dù còn ở nước ngoài hay đã về nước thì đều mong muốn đóng góp gì đó cho VN, người có nhiều tâm huyết thì đóng góp nhiều, những người khác thì ít hơn.
  • Thực sự thì anh thấy du học sinh không phân tán. Mà không có nhiều lí do để mà tập hợp riêng các du học sinh với nhau. Anh vẫn đi networking theo chủ đề mà mình quan tâm, và ở đó có rất nhiều người với background khác nhau, có người du học, có người không, quan trọng là việc gặp những người đó có ý nghĩa với mình.

Insight về cộng đồng du học sinh

1. Những vấn đề du học sinh đang phải đối mặt, mình không ở lại nước ngoài nên chỉ nói trên quan điểm của một du học sinh về nước thôi nhé:

  • Sau khi ở nước ngoài 1 thời gian thì cảm thấy thiếu thông tin và mông lung khi quyết định về VN. Ở lại nước ngoài không dễ, nhưng mình biết rõ đường đi nước bước hơn là về VN (thị trường, tuyển dụng, cách hòa nhập lại cuộc sống v.v).
  • Ai cũng sẽ phải trải qua sốc văn hóa ngược, nó cũng mạnh như shock văn hóa lúc mình mới ra nước ngoài. Việc thiếu môi trường giao lưu chia sẻ, đặc biệt với các bạn không ở HCM hay HN và các bạn chưa vào được các network của các nhóm du học sinh thường sẽ thấy cô độc, biệt lập hoặc nhiều cách suy nghĩ tiêu cực khác. Mình cũng phải mất 1 tháng mới qua đường lại được hay đọc và hiểu 1 văn bản hành chính.
  • Ngoài văn hóa ra thì môi trường làm việc, cách làm việc (practices), thị trường đều cũng cần phải tìm hiểu lại. Nên sẽ cần thời gian để thích nghi với công việc chuyên môn.
  • Mình cũng gặp những kì thị riêng ở xã hội, gia đình và công sở kiểu như "mấy thứ mày học không ứng dụng được ở VN", rất nhiều thứ là 1 cái 'norm' (việc bình thường không cần phải giải thích) ở nước ngoài nhưng trở thành những thứ phải mất thời gian rất nhiều để giải thích/ chứng minh cho người khác hiểu, và đôi lúc cũng bị nghĩ là 'khùng'.
  • 1 số nhà tuyển dụng mong đợi  thuê 1 đứa du học sinh sẽ tạo ra 1 cái gì đó thần kì cho công ty ngay lập tức hay tạo ra 1 kết quả gì đó mang tính 'quốc tế' nhưng chính 'các sếp' cũng không có tư duy quốc tế, công ty quản lý không theo cách quốc tế, không làm việc theo cách quốc tế, và nguồn lực để thực hiện không mang tính 'quốc tế' và không cho đủ thời gian để kết quả được trở nên rõ ràng nên thường sẽ nhanh chóng thất vọng cho cả 2 bên.  Ví von là nuôi cá mà không thả nó xuống nước vậy. Ngoài vấn đề về lương, thì đây đôi khi là vấn đề quan trọng hơn dẫn tới việc nhiều người muốn đóng góp gì đó cho nhà nước, cho công ty VN v.v nhưng cuối cùng đi làm cho công ty nước ngoài hoặc khởi nghiệp để tự tạo ra một môi trường riêng cho mình.
  • Vì những khó khăn trên, nên một số du học sinh sẽ có suy nghĩ muốn trở nên 'bình thường' như cộng đồng của mình để tránh rắc rối thay vì phát huy giá trị của sự khác biệt của mình


2. Tiềm năng của cộng đồng du học sinh có thể phát triển

  • Thế mạnh của cựu sinh viên là thấy đước những kiến thức, kĩ năng, xu hướng mới, đặc biệt đối với các bạn đang đi làm tại nước ngoài. Việc chia sẻ những thông tin này giữa các du học sinh giữa các lĩnh vực khác nhau, các quốc gia khác nhau và với cộng đồng trong nước giúp VN nhanh chóng bắt kịp thế giới và nhiều mặt.
  • Nhiều công ty và tổ chức/ chính phủ nước ngoài càng ngày càng công nhận vị trí của du học sinh như là câu nối về văn hóa, kinh tế, hòa bình, cũng là 1 cách đối ngoại nhân dân giữa các nước. Đây là những người hiểu văn hóa, tập quán, nói được tiếng của cả 2 hoặc nhiều hơn các quốc gia khác nhau, và được đào tạo theo cách có thể làm chung với người nước ngoài. Đây cũng là lí do những năm gần đây chính phủ Úc càng ngày càng đầu tư vào cộng đồng du học sinh Việt Nam, để hiện nay cũng như sau này trở thành các nhân vật có tầm ảnh hưởng sẽ giúp 2 quốc gia tiến lại gần nhau hơn.
  • Với kinh nghiệm đã từng ở nước ngoài, du học sinh có thể giúp nhiều người VN hơn tìm đường ra nước ngoài để lĩnh hội những tinh hoa của nhiều quốc gia trên thế giới. Về dài hạn những gì người VN lĩnh hội sẽ tìm đường quay trở lại VN.


3. Kinh nghiệm phát triển và kết nối cộng đồng du học sinh

  • Việc cần làm không phải kết nối mà là kết nối để làm gì. Việc kết nối thuần túy để các du học sinh gặp nhau thì vui đấy, nhưng chỉ tổ chức lai rai thôi vì khi đã đi làm hay có gia đình rồi thì ai cũng có nhiều ưu tiên quan trọng hơn là bạn bè. Mình nghĩ là phải có giá trị nào đó cao hơn cho việc kết nối. VD: những người tham gia được gì hay họ đóng góp được gì đó có ý nghĩa
  • Đối với các tổ chức du học sinh thường thì lứa mới về còn rất là 'sung' nên làm được rất nhiều thứ, nhưng khi bắt đầu thành senior rồi không có thể cam kết thời gian cho các hoạt động được nên cần các thế hệ du học sinh mới về tiếp theo để 'giữ lửa', còn các anh chị về sau khi có kinh nghiệm và nguồn lực nhiều hơn thì sẽ đóng vai trò cố vấn.
  • Các hoạt động của hội cựu du học sinh giúp các du học sinh mới về vượt qua shock văn hóa ngược và thích nghi nhanh hơn với công việc và cuộc sống ở VN. Đồng thời cần tạo ra các hoạt động để chứng minh giá trị của những khác biệt của mình, cái mình học được ở nước ngoài mang giá trị thực tiễn nào đó. Đồng thời cũng tận dụng được những thế mạnh ở trên.  Các hoạt động mình tổ chức ở Hội Cựu du học sinh Vũng Tàu (OAV) thiên về phát huy các thế mạnh của cựu du học sinh như: chia sẻ kinh nghiệm du học, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật, kết nối lao động với những công ty muốn tìm cựu du học sinh, hỗ trợ kinh doanh/ khởi nghiệp v.v 
  • Đồng thời mình hay kết hợp OAV với các công ty và các tổ chức tình nguyện khác để bổ sung thế mạnh cho nhau thay vì hoạt động độc lập.