Làm thế nào để thực sự xây dựng được văn hóa doanh nghiệp?

  1. Quản trị doanh nghiệp

  2. Mai Xuân Đạt

Chào chuyên gia, em đặt ra câu hỏi này vì nhận thấy các doanh nghiệp thường coi văn hóa doanh nghiệp là sắm sửa một bộ quy tắc ứng xử rất dài (mà chưa chắc từ sếp đến nhân viên đã đọc), làm ra các bộ nhận diện thương hiệu sặc sỡ, một năm tổ chức đi chơi vài lần v.v... em biết là các hoạt động này có vai trò riêng nhưng dường như đó vẫn chưa phải là văn hóa doanh nghiệp thực sự. Mong được lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia.

Từ khóa: 

quản trị doanh nghiệp

,

okrs coach/founder vnokrs/chairman seongon.

Chào Diệu Hà.

Đúng như bạn nói thì vẫn còn nhiều hiểu sai về VHDN. Những điều bạn kể ra như quy tắc ứng xử, bộ nhận diện thương hiệu, đi chơi ... là những biểu hiện bề nổi của VHDN.

VHDN cần xuất phát từ Niềm tin Cốt lõi chuyển thể thành Giá trị Cốt lõi, sau đó mới hình thành Quy tắc Ứng xử.

Ví dụ:

- Niềm tin cốt lõi: Làm những thứ bền vững thì cuộc sống mới an tâm, thoải mái. Kiếm được nhiều tiền nhưng không ổn định, luôn có nguy cơ sụp đổ hoặc vi phạm pháp luật thì chỉ kiếm được chốc lát mà phải đánh đối một cuộc sống hạnh phúc thì không đáng.

- Giá trị Cốt lõi: Tìm hiểu và ứng dụng Quản trị ở tầng Nguyên lý

- Tiêu chuẩn hành vi: tham khảo kiến thức từ những nguồn uy tín (VD Harvard Business Review), từ các nhà Quản trị học được thế giới công nhận (Peter Drucker, Jim Collins ...). Không sử dụng các lý thuyết không được kiểm chứng hoặc không có nguyên lý, không tự sáng tác Quản trị theo "góc nhìn riêng" mà bỏ qua các nguyên lý.

Cái chúng ta nhìn thấy ở VHDN của một doanh nghiệp nào đó là ở tầng bề nổi, thật khó để nhận định vì họ nếu chúng ta không ở bên trong và không biết phần chìm của tảng băng (Niềm tin cốt lõi).

Cũng nhiều doanh nghiệp hình thành Văn hóa từ phẩn nổi của tảng băng, điều đó phổ biến và không khó hiểu. Dần dần khái niệm VHDN sẽ được hiểu đúng hơn khi ngày càng có nhiều chuyên gia người Việt chia sẻ về chủ đề này.

Bạn có thể tìm đọc sách của Jim Collins hoặc Edgar H Schein để hiểu đúng và sâu về VHDN.

Trân trọng,

Mai Xuân Đạt VNOKRs

Trả lời

Chào Diệu Hà.

Đúng như bạn nói thì vẫn còn nhiều hiểu sai về VHDN. Những điều bạn kể ra như quy tắc ứng xử, bộ nhận diện thương hiệu, đi chơi ... là những biểu hiện bề nổi của VHDN.

VHDN cần xuất phát từ Niềm tin Cốt lõi chuyển thể thành Giá trị Cốt lõi, sau đó mới hình thành Quy tắc Ứng xử.

Ví dụ:

- Niềm tin cốt lõi: Làm những thứ bền vững thì cuộc sống mới an tâm, thoải mái. Kiếm được nhiều tiền nhưng không ổn định, luôn có nguy cơ sụp đổ hoặc vi phạm pháp luật thì chỉ kiếm được chốc lát mà phải đánh đối một cuộc sống hạnh phúc thì không đáng.

- Giá trị Cốt lõi: Tìm hiểu và ứng dụng Quản trị ở tầng Nguyên lý

- Tiêu chuẩn hành vi: tham khảo kiến thức từ những nguồn uy tín (VD Harvard Business Review), từ các nhà Quản trị học được thế giới công nhận (Peter Drucker, Jim Collins ...). Không sử dụng các lý thuyết không được kiểm chứng hoặc không có nguyên lý, không tự sáng tác Quản trị theo "góc nhìn riêng" mà bỏ qua các nguyên lý.

Cái chúng ta nhìn thấy ở VHDN của một doanh nghiệp nào đó là ở tầng bề nổi, thật khó để nhận định vì họ nếu chúng ta không ở bên trong và không biết phần chìm của tảng băng (Niềm tin cốt lõi).

Cũng nhiều doanh nghiệp hình thành Văn hóa từ phẩn nổi của tảng băng, điều đó phổ biến và không khó hiểu. Dần dần khái niệm VHDN sẽ được hiểu đúng hơn khi ngày càng có nhiều chuyên gia người Việt chia sẻ về chủ đề này.

Bạn có thể tìm đọc sách của Jim Collins hoặc Edgar H Schein để hiểu đúng và sâu về VHDN.

Trân trọng,

Mai Xuân Đạt VNOKRs