Người bệnh trầm cảm nhẹ có cần đi khám bác sĩ không ạ? Trường hợp này họ có thể tự chữa khỏi bệnh cho mình không ạ?

  1. Nguyễn Thị Phương Hoa

Chào cô Hoa ạ, em đã đọc cuốn sách của cô và rất vui vì đã học được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích về căn bệnh trầm cảm và em rất cảm ơn cô về những bài học bổ ích. Tuy nhiên không giống như mức độ căn bệnh trong cuốn sách đề cập, em có thắc mắc rằng nếu một người mắc bệnh trầm cảm ở mức nhẹ hơn thì họ có cần phải đi khám bác sĩ không ạ? (Gọi là nhẹ vì bạn đó vẫn có thể sinh hoạt bình thường như những bạn khác, nhưng khi “cơn” trầm cảm đến thì bạn đó chỉ không làm gì được, không kiểm soát trong một khoảng thời gian ngắn (vài tiếng) nhưng vẫn ý thức được hành động của mình. Nguyên nhân do stress và mất ngủ ạ).
Những cơn trầm cảm chung sống ngầm (mỗi khi stress kéo dài hay có chấn động…thì trầm cảm mới xuất hiện) như vậy có được xem là mắc bệnh trầm cảm không ạ?
Như vậy bạn này có nên đi khám bác sĩ không ạ?
Và khi nào thì cần đi khám bác sĩ ạ?


Và cuối cùng, vì em có niềm tin rằng cơ thể con người và thiên nhiên rất kì diệu, mình có thể không cần đi khám, và dùng thuốc mà có thể dựa vào các kiến thức đúng đắn mà tự chữa lành bệnh ở tâm trí mình thông qua thức ăn, tiếp xúc với thiên nhiên, thú nuôi, những người tốt đẹp, hoặc các hình thức tâm linh như ngồi thiền,... Như vậy, với trường hợp bệnh trầm cảm không quá nặng, mình có thể tự chữa lành mà không cần qua bác sĩ không ạ?
Hay nếu mức độ bệnh nặng, mình có thể không uống thuốc mà có thể chữa bằng những phương thức khác không ạ?
Nếu mình có thể tự chữa cho mình thì ở điều kiện, mức độ nào mình có thể tự chữa ạ?


Em cảm ơn cô rất nhiều ạ :) Gửi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm nhiều may mắn ạ.
Từ khóa: 

ngành tâm lý học

,

hỏi khó chuyên gia

,

trầm cảm

,

bệnh trầm cảm

,

giải quyết trầm cảm

,

phó giáo sư

,

tiến sĩ tâm lý học xã hội

Trầm cảm (TC) dù mức độ nào cũng cần đi khám vì chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá và đưa ra chẩn đoán. Chúng ta ko thể tự chẩn đoán, càng không nên tự chữa trị đâu.

TC có nhiều phương pháp điều trị khá hiệu quả. Bác sĩ sẽ bàn bạc cùng bạn để lựa chọn.

Cùng với việc sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tâm lý trị liệu, có một số phương pháp trị liệu có thể sử dụng:

Tập thể dục: Thể dục đã được chứng minh là có tác động tích cực đối với kiểm soát cảm xúc. Đi bộ ba lần một tuần từ 30 đến 45 phút đã được nghiên cứu là giúp giảm stress, bớt lo âu. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc đó, thì hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Thông điệp quan trọng là hãy bắt đầu hoạt động thể dục đều đặn. Tất cả nghiên cứu cho thấy rằng để có cuộc sống khỏe mạnh hơn, dành thời gian để tập thể dục là khôn ngoan.

Kỹ thuật Tâm trí-Thể xác: Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin, và cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe, và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể tác động lên sức khỏe tâm thần. Tâm trí và thể xác của bạn liên kết với nhau. Áp dụng kỹ thuật tâm trí-thể xác vào hoạt động hằng ngày của bạn có thể giúp cải thiện đối với kiểm soát cảm xúc.

Dù 5 đến 10 phút của bất cứ kỹ thuật nào cũng có thể có lợi. Sau đây là một vài kỹ thuật để thử:

  • Thiền
  • Cầu nguyện
  • Hít thở sâu
  • Châm cứu
  • Yoga
  • Xoa bóp
  • Nghe nhạc
  • Sáng tạo nghệ thuật
  • Tưởng tượng có định hướng
  • Ghi nhật ký

Liệu pháp Ánh sáng: Chúng ta sẽ cảm thấy buồn khi ru rú ở trong nhà hoặc do ảnh hưởng của những ngày xám xịt mùa đông có thể mắc chứng Rối loạn Cảm xúc theo Mùa (Seasonal Affective Disorder, SAD) còn được gọi là “trầm cảm mùa đông.” Khi đổi mùa, đồng hồ sinh học nội tại hoặc nhịp ngủ thức của chúng ta sẽ có sự chuyển dịch, một phần là để đáp ứng với những thay đổi của ánh nắng mặt trời. Điều này có thể làm cho đồng hồ sinh học của chúng ta mất đồng bộ với lịch trình hằng ngày của bản thân.

Nhiều chuyên gia tin rằng liệu pháp ánh sáng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não, cụ thể là melatonin.

Chúc bạn và bạn mình chóng bình phục nhé!

Yêu thương.

Trả lời

Trầm cảm (TC) dù mức độ nào cũng cần đi khám vì chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá và đưa ra chẩn đoán. Chúng ta ko thể tự chẩn đoán, càng không nên tự chữa trị đâu.

TC có nhiều phương pháp điều trị khá hiệu quả. Bác sĩ sẽ bàn bạc cùng bạn để lựa chọn.

Cùng với việc sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tâm lý trị liệu, có một số phương pháp trị liệu có thể sử dụng:

Tập thể dục: Thể dục đã được chứng minh là có tác động tích cực đối với kiểm soát cảm xúc. Đi bộ ba lần một tuần từ 30 đến 45 phút đã được nghiên cứu là giúp giảm stress, bớt lo âu. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc đó, thì hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Thông điệp quan trọng là hãy bắt đầu hoạt động thể dục đều đặn. Tất cả nghiên cứu cho thấy rằng để có cuộc sống khỏe mạnh hơn, dành thời gian để tập thể dục là khôn ngoan.

Kỹ thuật Tâm trí-Thể xác: Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin, và cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe, và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể tác động lên sức khỏe tâm thần. Tâm trí và thể xác của bạn liên kết với nhau. Áp dụng kỹ thuật tâm trí-thể xác vào hoạt động hằng ngày của bạn có thể giúp cải thiện đối với kiểm soát cảm xúc.

Dù 5 đến 10 phút của bất cứ kỹ thuật nào cũng có thể có lợi. Sau đây là một vài kỹ thuật để thử:

  • Thiền
  • Cầu nguyện
  • Hít thở sâu
  • Châm cứu
  • Yoga
  • Xoa bóp
  • Nghe nhạc
  • Sáng tạo nghệ thuật
  • Tưởng tượng có định hướng
  • Ghi nhật ký

Liệu pháp Ánh sáng: Chúng ta sẽ cảm thấy buồn khi ru rú ở trong nhà hoặc do ảnh hưởng của những ngày xám xịt mùa đông có thể mắc chứng Rối loạn Cảm xúc theo Mùa (Seasonal Affective Disorder, SAD) còn được gọi là “trầm cảm mùa đông.” Khi đổi mùa, đồng hồ sinh học nội tại hoặc nhịp ngủ thức của chúng ta sẽ có sự chuyển dịch, một phần là để đáp ứng với những thay đổi của ánh nắng mặt trời. Điều này có thể làm cho đồng hồ sinh học của chúng ta mất đồng bộ với lịch trình hằng ngày của bản thân.

Nhiều chuyên gia tin rằng liệu pháp ánh sáng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não, cụ thể là melatonin.

Chúc bạn và bạn mình chóng bình phục nhé!

Yêu thương.

Cảm ơn cô Hoa ạ, cô ơi vậy đối với chứng bệnh lo âu, có cách thực hành nào giúp thuyên giảm "cơn bệnh" này không ạ ?