Những điều khó nói về nghề luật?

  1. Lê Ngọc Lam Điền

Xin chào luật sư Điền,

Tại Noron! đã từng có thảo luận về chủ đề "Vì sao các luật sư vẫn bào chữa cho những kẻ thực sự có tội?", Luật sư có thể chia sẻ về quan điểm của mình về vấn đề này không ạ?

Em cảm ơn chị nhiều ạ!

Từ khóa: 

nghề luật

,

chuyện nghề nghiệp

,

luật sư

,

trưởng văn phòng luật sư li và đồng sự

Chào bạn. Thật là 1 câu hỏi khó, phải không?

Nếu như các bác sĩ ngày ra trường có lời thề Hipocrate, là sẽ không từ chối cứu chữa cho bất kỳ bệnh nhân nào, dù họ có là kẻ giết người, kẻ nghèo khổ hay là người xấu xa.... thì trong nghề luật, cũng có 1 quy tắc tương tự như vậy, đó là quy tắc đạo đức khi hành nghề. Bạn chắc đã từng nghe qua khái niệm : "Một người chưa được xem là phạm tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật', và như thế, đứng về góc độ quyền con người, 1 nghi can, bị can hay bị cáo ... đều có quyền được luật pháp bảo vệ, cũng như luật pháp bảo vệ những người bị hại. Một người khi phạm tội, không phải ai cũng đều là mong muốn phạm tội hoặc cố tình phạm tội, có khi vì hoàn cảnh, vì thiếu hiểu biết mà phạm tội. Hoặc ngay cả khi họ cố ý phạm tội nhưng hành vi phạm tội của họ cần phải được làm rõ để tòa án khi xét xử, khi lượng hình sẽ áp dụng đúng luật, không để xảy ra oan sai... và trong trường hợp này, họ rất cần 1 luật sư giúp đỡ họ. Chúng ta căm ghét những hành vi tội ác, rất đúng, nhưng không có nghĩa là họ bị tước đi quyền được bảo vệ của mình. Tham gia bào chữa cho 1 tội phạm, không có nghĩa luật sư đổi trắng thay đen, mà chỉ là giúp họ được xét xử đúng luật, đúng tội danh. 

Bất cứ con người nào, khi sinh ra đều có quyền con người, và 1 luật sư tử tế, không nên từ chối sự cầu giúp của họ. Hãy nghĩ đến người thân của họ, và hãy đứng vào vị trí là người thân của 1 phạm nhân, các bạn sẽ hiểu rằng ai cũng muốn người thân của mình được sống, được bảo vệ. Là 1 luật sư, bạn đương nhiên có thể từ chối họ, nhưng đã là 1 luật sư chuyên nghiệp, cũng như 1 bác sĩ, bạn sẽ có 1 lời thề trong tim mình, khi quyết định dấn thân. 

Trả lời

Chào bạn. Thật là 1 câu hỏi khó, phải không?

Nếu như các bác sĩ ngày ra trường có lời thề Hipocrate, là sẽ không từ chối cứu chữa cho bất kỳ bệnh nhân nào, dù họ có là kẻ giết người, kẻ nghèo khổ hay là người xấu xa.... thì trong nghề luật, cũng có 1 quy tắc tương tự như vậy, đó là quy tắc đạo đức khi hành nghề. Bạn chắc đã từng nghe qua khái niệm : "Một người chưa được xem là phạm tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật', và như thế, đứng về góc độ quyền con người, 1 nghi can, bị can hay bị cáo ... đều có quyền được luật pháp bảo vệ, cũng như luật pháp bảo vệ những người bị hại. Một người khi phạm tội, không phải ai cũng đều là mong muốn phạm tội hoặc cố tình phạm tội, có khi vì hoàn cảnh, vì thiếu hiểu biết mà phạm tội. Hoặc ngay cả khi họ cố ý phạm tội nhưng hành vi phạm tội của họ cần phải được làm rõ để tòa án khi xét xử, khi lượng hình sẽ áp dụng đúng luật, không để xảy ra oan sai... và trong trường hợp này, họ rất cần 1 luật sư giúp đỡ họ. Chúng ta căm ghét những hành vi tội ác, rất đúng, nhưng không có nghĩa là họ bị tước đi quyền được bảo vệ của mình. Tham gia bào chữa cho 1 tội phạm, không có nghĩa luật sư đổi trắng thay đen, mà chỉ là giúp họ được xét xử đúng luật, đúng tội danh. 

Bất cứ con người nào, khi sinh ra đều có quyền con người, và 1 luật sư tử tế, không nên từ chối sự cầu giúp của họ. Hãy nghĩ đến người thân của họ, và hãy đứng vào vị trí là người thân của 1 phạm nhân, các bạn sẽ hiểu rằng ai cũng muốn người thân của mình được sống, được bảo vệ. Là 1 luật sư, bạn đương nhiên có thể từ chối họ, nhưng đã là 1 luật sư chuyên nghiệp, cũng như 1 bác sĩ, bạn sẽ có 1 lời thề trong tim mình, khi quyết định dấn thân.