Những nét văn hóa Việt Nam cần được chú trọng gìn giữ và phát triển?

  1. Phan Khắc Huy

Xin chào anh Huy,

Đứng từ góc độ một Sáng lập viên của rất nhiều hoạt động giáo dục & phát triển về văn hóa cộng đồng, anh có thể chia sẻ giúp các bạn trên Noron! về những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà theo anh cần phải chú trọng gìn giữ, phát triển.

Chuỗi talkshow "Đối thoại văn hóa cộng đồng" đang đóng vai trò như thế trong sứ mệnh này ạ? 

Và từ góc nhìn của anh, những sản phẩm như Noron! có thể hỗ trợ lan tỏa và chia sẻ một phần sứ mệnh này được không ạ? 

Từ khóa: 

văn hóa việt nam

,

nhà giáo dục về văn hóa

,

lịch sử

Chào Hường Hoàng,

Như tôi đã chia sẻ trong các bài trả lời trước, nền tảng văn hóa Việt Nam xưa kia xây dựng dựa trên gia đình và cộng đồng làng xã. 

Trong quá trình đi dần vào phương Nam, cùng với sự thay đổi liên tục của các cộng đồng cộng cư cũng như điều kiện tự nhiên, xã hội, mối quan hệ trong gia đình và giữa gia đình với cộng đồng xung quanh vẫn được người Việt coi trọng. Mối quan hệ và liên kết ấy được đặt trong khung cảnh của nông nghiệp, nông thôn. Tất cả các biểu hiện của văn hóa Việt Nam đều dựa trên nền tảng Nông Nghiệp-Nông dân-Nông thôn-Folklore, theo GS Trần Quốc Vượng. Một điểm đáng lưu ý nữa là văn hóa Việt có những biểu hiện rất đa dạng, có thể chia ra làm nhiều vùng văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này là kết quả của lịch sử di dân, hỗn dung văn hóa vừa giúp người Việt dễ dàng thích nghi với quá trình mở rộng lãnh thổ, nhưng cũng đồng thời làm nên tính bảo thụ cục bộ địa phương, hay so sánh, phân biệt. Sự khác biệt về chế độ chính trị từng xảy ra trong lịch sử cũng để lại những "tổn thương" trong tâm lý, khiến cho sự phân biệt vùng văn hóa thêm sâu sắc. Thế hệ ngày nay vừa kế thừa thành tựu của sự đa dạng đó và cũng vừa gánh chịu những "tổn thương", đứt gãy mà thế hệ đi trước truyền lại. Do đó, theo tôi, thế hệ ngày nay là thế hệ chữa lành, đồng thời học cách tôn trọng sự khác biệt dựa trên nền tảng hiểu biết. Chúng ta đi nhiều hơn cha ông, được tiếp cận với tri thức nhiều hơn, vậy nên cũng cần mở lòng rộng hơn để thấu hiểu văn hóa nước nhà.

Chuỗi "đối thoại văn hóa cộng đồng" (gọi tắt là CCD) do tôi cùng đồng nghiệp khởi xướng nhằm minh họa cho ý kiến trình bày ở trên: giúp các bạn trẻ hiểu được văn hóa của chúng ta đa dạng và sâu sắc, đồng thời tạo một kênh mà mọi người có thể ngồi lại với nhau để tìm hiểu cái tương đồng và cái dị biệt, cái bên trong và bên ngoài, cái tự thân và ngoại lai trong các chủ đề văn hóa bàn luận. Chuỗi chương trình cũng có nét tương đồng với Noron! ở chỗ tạo một mối liên kết giữa học giới-nhà nghiên cứu với khán giả trẻ. Lựa chọn góc nhìn, đồng hành cùng các đối tượng người trẻ ngoài ngành khoa học xã hội, chuỗi chương trình trở thành đầu mối trung gian giữa học giới và công chúng, tạo ra môi trường đối thoại hai chiều: CCD – học giới, CCD – công chúng để xây dựng các chương trình giáo dục cơ bản. Cuộc đối thoại hai chiều này sẽ khắc phục được hai sự khó khăn trong giáo dục khoa học xã hội: khoảng cách lớn giữa kiến thức nghiên cứu chuyên sâu của học giới so với nền tảng kiến thức chung của công chúng bình dân và làm cho công chúng quan tâm, nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về khoa học xã hội.

Trong chiều đối thoại CCD – học giới, với kinh nghiệm tiếp xúc, cùng làm việc nhiều năm với người trẻ để khơi gợi sự quan tâm đến các vấn đề lịch sử - văn hóa, CCD có những am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, nền tảng hiện tại của các bạn để từ đó “đặt hàng” rồi cùng với học giới xây dựng các chương trình học tập lồng ghép giữa vấn đề xã hội đương đại với những kết quả nghiên cứu phổ quát về khoa học xã hội liên quan. Qua đó các bạn sẽ thấy sự gần gũi giữa cái mình học với thực tại, đồng thời phần nào giải thích được sự vận hành của xã hội quanh mình. Việc xác định độ sâu của chương trình đến đâu, phương pháp hướng dẫn, độ gợi mở để tiếp tục mở rộng giải quyết vấn đề như thế nào đều xoay quanh người học với sự giám sát, đảm bảo tính khoa học từ học giới. Từ “kho lẫm” kiến thức học giới, CCD sẽ lựa chọn nội dung phù hợp, chính xác với nhu cầu của khán giả – khách hàng của mình. Tôi nghĩ Noron! có thể tự mình theo hướng đi này hoặc hỗ trợ cho CCD với thế mạnh về nguồn lực tài chính lẫn công nghệ.   

Thân mến.

Trả lời

Chào Hường Hoàng,

Như tôi đã chia sẻ trong các bài trả lời trước, nền tảng văn hóa Việt Nam xưa kia xây dựng dựa trên gia đình và cộng đồng làng xã. 

Trong quá trình đi dần vào phương Nam, cùng với sự thay đổi liên tục của các cộng đồng cộng cư cũng như điều kiện tự nhiên, xã hội, mối quan hệ trong gia đình và giữa gia đình với cộng đồng xung quanh vẫn được người Việt coi trọng. Mối quan hệ và liên kết ấy được đặt trong khung cảnh của nông nghiệp, nông thôn. Tất cả các biểu hiện của văn hóa Việt Nam đều dựa trên nền tảng Nông Nghiệp-Nông dân-Nông thôn-Folklore, theo GS Trần Quốc Vượng. Một điểm đáng lưu ý nữa là văn hóa Việt có những biểu hiện rất đa dạng, có thể chia ra làm nhiều vùng văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này là kết quả của lịch sử di dân, hỗn dung văn hóa vừa giúp người Việt dễ dàng thích nghi với quá trình mở rộng lãnh thổ, nhưng cũng đồng thời làm nên tính bảo thụ cục bộ địa phương, hay so sánh, phân biệt. Sự khác biệt về chế độ chính trị từng xảy ra trong lịch sử cũng để lại những "tổn thương" trong tâm lý, khiến cho sự phân biệt vùng văn hóa thêm sâu sắc. Thế hệ ngày nay vừa kế thừa thành tựu của sự đa dạng đó và cũng vừa gánh chịu những "tổn thương", đứt gãy mà thế hệ đi trước truyền lại. Do đó, theo tôi, thế hệ ngày nay là thế hệ chữa lành, đồng thời học cách tôn trọng sự khác biệt dựa trên nền tảng hiểu biết. Chúng ta đi nhiều hơn cha ông, được tiếp cận với tri thức nhiều hơn, vậy nên cũng cần mở lòng rộng hơn để thấu hiểu văn hóa nước nhà.

Chuỗi "đối thoại văn hóa cộng đồng" (gọi tắt là CCD) do tôi cùng đồng nghiệp khởi xướng nhằm minh họa cho ý kiến trình bày ở trên: giúp các bạn trẻ hiểu được văn hóa của chúng ta đa dạng và sâu sắc, đồng thời tạo một kênh mà mọi người có thể ngồi lại với nhau để tìm hiểu cái tương đồng và cái dị biệt, cái bên trong và bên ngoài, cái tự thân và ngoại lai trong các chủ đề văn hóa bàn luận. Chuỗi chương trình cũng có nét tương đồng với Noron! ở chỗ tạo một mối liên kết giữa học giới-nhà nghiên cứu với khán giả trẻ. Lựa chọn góc nhìn, đồng hành cùng các đối tượng người trẻ ngoài ngành khoa học xã hội, chuỗi chương trình trở thành đầu mối trung gian giữa học giới và công chúng, tạo ra môi trường đối thoại hai chiều: CCD – học giới, CCD – công chúng để xây dựng các chương trình giáo dục cơ bản. Cuộc đối thoại hai chiều này sẽ khắc phục được hai sự khó khăn trong giáo dục khoa học xã hội: khoảng cách lớn giữa kiến thức nghiên cứu chuyên sâu của học giới so với nền tảng kiến thức chung của công chúng bình dân và làm cho công chúng quan tâm, nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về khoa học xã hội.

Trong chiều đối thoại CCD – học giới, với kinh nghiệm tiếp xúc, cùng làm việc nhiều năm với người trẻ để khơi gợi sự quan tâm đến các vấn đề lịch sử - văn hóa, CCD có những am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, nền tảng hiện tại của các bạn để từ đó “đặt hàng” rồi cùng với học giới xây dựng các chương trình học tập lồng ghép giữa vấn đề xã hội đương đại với những kết quả nghiên cứu phổ quát về khoa học xã hội liên quan. Qua đó các bạn sẽ thấy sự gần gũi giữa cái mình học với thực tại, đồng thời phần nào giải thích được sự vận hành của xã hội quanh mình. Việc xác định độ sâu của chương trình đến đâu, phương pháp hướng dẫn, độ gợi mở để tiếp tục mở rộng giải quyết vấn đề như thế nào đều xoay quanh người học với sự giám sát, đảm bảo tính khoa học từ học giới. Từ “kho lẫm” kiến thức học giới, CCD sẽ lựa chọn nội dung phù hợp, chính xác với nhu cầu của khán giả – khách hàng của mình. Tôi nghĩ Noron! có thể tự mình theo hướng đi này hoặc hỗ trợ cho CCD với thế mạnh về nguồn lực tài chính lẫn công nghệ.   

Thân mến.