Tại sao con người không quyết định dựa trên tư duy lý trí?

  1. Nguyễn Thị Phương Hoa

Mến chào cô Phương Hoa,

Con đã mong chờ rất lâu sự kiện hỏi khó về chủ đề Tâm lý học, và cảm thấy hạnh phúc vì lần này được sự góp mặt của cô. Sau khi tìm hiểu cuốn "Tư duy nhanh và chậm" (Daniel Kahneman), con nhận thấy một số khúc mắc của bản thân và có một vài câu hỏi sau cần tham vấn. Rất mong nhận được hồi đáp từ cô.

1. Phán đoán nhanh: Tâm trí lựa chọn nhanh như thế nào, kể cả khi nó chưa đủ thông tin để đưa ra một quyết định lý trí?

Ví dụ thực tế: Con có ấn tượng với một người bạn mới (tên Tùng) trong buổi gặp làm quen lần đầu của lớp bởi thấy bạn ấy rất dễ gần, hoạt bát. Sau đó, khi lớp hỏi liệu con có biết ai muốn quyên góp cho quỹ từ thiện "Tết sẻ chia" không. Con liền nghĩ đến Tùng, cho dù điều duy nhất lúc ấy con biết về bạn là người thân thiện.

Nói cách khác, con thích một phần trong tính cách của Tùng, và vì vậy con có suy nghĩ là mình tự tưởng tượng rằng mình cũng thích mọi thứ khác về bạn. Vậy tại sao chúng ta thường yêu hay ghét một người kể cả khi ta biết rất ít về họ?

2. Thực chất con người ta ra lựa chọn như thế nào?

Có phải khi các cá nhân ra quyết định, họ chỉ nhìn vào dữ liệu lý tính và chọn phương án có tổng lợi ích lớn nhất? Giả sử, A đứng trước 2 lựa chọn thuê trọ đều có giá phòng bằng nhau (3 triệu/tháng). Trong đó:

Phòng 1: diện tích 12m2, rất gần siêu thị tiện mua sắm, có thiết kế riêng khu vực rửa thực phẩm sống/ rửa chén, phòng vệ sinh khép kín, chỗ để xe ngay trong nhà, giá điện 2,5k/kWh, nước 15k/m3.

Phòng 2: diện tích 18m2, không gần siêu thị, thiết kế không gian phòng + ánh sáng rất ổn (hơn phòng 1), không có chỗ rửa thực phẩm riêng (tất cả sinh hoạt, rửa đều trong nhà vệ sinh), wc hơi bé, không có chỗ để xe (gửi chung cư phía sau nhà) + 65K phí giữ/ tháng, giá điện 3k/kWh, nước 20k/m3.

Nếu xét vấn đề phức tạp hơn, ta sẽ cân nhắc về nhu cầu thực tế/ lợi ích, chi phí thiệt hơn. Chọn ở phòng 1 sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều cho việc cất lấy xe, đi chợ trong tuần vì vị trí gần siêu thị, tất cả sinh hoạt cá nhân đều khép kín, giá điện-nước thấp hơn phòng 2,... Dù cho nhìn chung cả 2 phòng đều đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cần.

Rõ ràng, chúng ta đánh giá mọi thứ không chỉ dựa vào lợi ích thuần túy của nó phải không cô? Tại sao khi đối mặt với rủi ro, ta vẫn có khuynh hướng đánh giá lợi ích cao hơn chi phí, hay sợ thua lỗ hơn là nhận được lời?

3. Tại sao thay vì quyết định dựa trên các cân nhắc lý tính, ta thường bị lung lay bởi các yếu tố cảm xúc?

-----------------

Trên đây là 3 câu hỏi con rất quan tâm và mong nhận được sự giúp đỡ từ cô. Tâm lý học là một lĩnh vực khoa học vô cùng thú vị, và cũng rất rộng lớn. Vì vậy, con luôn sẵn sàng lắng nghe và nhận phản hồi từ cô với tinh thần cởi mở học hỏi.

Chân thành cám ơn cô Phương Hoa.

Con,

Hà Phương




Từ khóa: 

tâm lý học

,

ra quyết định

,

lý trí

,

tư duy nhanh và chậm

,

phó giáo sư

,

tiến sĩ tâm lý học xã hội

Chào cháu,

Cô cũng đã đọc cuốn sách này.

Thật ra, vì sao chúng ta lại không phải lúc nào cũng suy xét thật cẩn thận được. Phán đoán nhanh là dựa vào những kinh nghiệm chúng ta đã tích luỹ để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tư duy, để tập trung cho những nội dung còn quan trọng hơn. Nhìn chung, việc càng quan trọng với chúng ta, càng cần suy xét kỹ càng, thường sẽ không sử dụng phương pháp phán đoán nhanh.

Đối mặt với rủi ro, đòi hỏi chúng ta thận trọng hơn. Bài toán đặt ra là bảo toàn lực lượng rồi mới phát triển. Nên rõ ràng là cần tiết kiệm chi phí trước khi tính toán về lời lãi.

Tính toán bằng lý trí xong mới chỉ xong khâu hình thành ý tưởng, còn phải ta quyết định và đi vào hành động, tức là sẽ có cả một quá trình. Trong quá trình đó, thói quen tiết kiệm suy nghĩ luôn luôn hiện hữu. Đó chính là cơ hội để kinh nghiệm cũ, cái chúng ta hay gọi là “trực giác” và nhiều cảm xúc yêu, ghét... xen vào. 

Hy vọng cô đã trả lời 3 câu hỏi của con.


Trả lời

Chào cháu,

Cô cũng đã đọc cuốn sách này.

Thật ra, vì sao chúng ta lại không phải lúc nào cũng suy xét thật cẩn thận được. Phán đoán nhanh là dựa vào những kinh nghiệm chúng ta đã tích luỹ để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tư duy, để tập trung cho những nội dung còn quan trọng hơn. Nhìn chung, việc càng quan trọng với chúng ta, càng cần suy xét kỹ càng, thường sẽ không sử dụng phương pháp phán đoán nhanh.

Đối mặt với rủi ro, đòi hỏi chúng ta thận trọng hơn. Bài toán đặt ra là bảo toàn lực lượng rồi mới phát triển. Nên rõ ràng là cần tiết kiệm chi phí trước khi tính toán về lời lãi.

Tính toán bằng lý trí xong mới chỉ xong khâu hình thành ý tưởng, còn phải ta quyết định và đi vào hành động, tức là sẽ có cả một quá trình. Trong quá trình đó, thói quen tiết kiệm suy nghĩ luôn luôn hiện hữu. Đó chính là cơ hội để kinh nghiệm cũ, cái chúng ta hay gọi là “trực giác” và nhiều cảm xúc yêu, ghét... xen vào. 

Hy vọng cô đã trả lời 3 câu hỏi của con.