Tại sao lại có sự tập trung nhiều người Hoa ở khu vực Chợ Lớn như hiện nay?
Em chào anh Huy,
Lần đầu vào TPHCM, em khá bỡ ngỡ khi các chú xe ôm nhắc đến cụm từ "Đi vào Sài Gòn, "Đi ra Chợ Lớn", trong khi đó đều là các địa chỉ thuộc Sài Gòn.
Theo em tìm hiểu thì Sài Gòn bao gồm quận 1 và quận 3, nơi tập trung nhiều cao ốc, nhà hàng, khách sạn, phố xá hiện đại theo kiểu phương Tây; Còn Chợ Lớn là quận 5, quận 6, nơi có các dãy phố Hoa Kiều với kiến trúc đặc trưng và tập trung rất nhiều bà con người Hoa sinh sống.
Như vậy thì có sử liệu nào lý giải vì sao người Hoa lại tập trung ở khu vực này từ xưa không ạ?
Em cảm ơn anh nhiều.
chợ lớn
,sài gòn
,người hoa
,nhà giáo dục về văn hóa
,lịch sử
Chào em,
Người Hoa đã có quá trình di dân đến Nam Bộ lâu dài. Theo sử nhà Nguyễn chép, 1679, các nhóm di thần nhà Minh, trốn khỏi sự truy bức của nhà Thanh ở Trung Quốc đã đến Đàng Trong, thuộc đất của các chúa Nguyễn xin tị nạn. Chúa Nguyễn, bằng những sức ép chính trị, quân sự đã ép người Khmer, cho nhóm di thần này đến định cư và làm ăn ở khu vực Cù Lao Phố, Biên Hòa và Mỹ Tho Đại Phố, nay thuộc Tiền Giang. Nhóm thứ hai theo thương nhân Mạc Cửu đến định cư tại khu vực Hà Tiên cũng trong khoảng thời gian này tạo thành 3 thương cảng đầu tiên của người Hoa: Nông Nại, Mỹ Tho, Hà Tiên. Nhóm này, triều Nguyễn gọi họ là Minh Hương.
Cuối thế kỷ XVIII, nhà Tây Sơn trong quá trình truy bức các chúa Nguyễn ở Nam Bộ đã cướp phá và tàn sát người gốc Hoa vì họ ủng hộ chúa Nguyễn, khiến cho các thương cảng Hoa kiều lần lượt bị triệt phá. Mãi đến thập niên 90 thế kỷ này khi chúa Nguyễn Ánh đã khôi phục và đứng chân vững ở khu vực Gia Định, người Hoa lại tụ về gần đó để lập nơi buôn bán, đó chính là cơ sở để hình thành Thành phố Chợ Lớn sau này.
Thế kỷ XIX, người Pháp chiếm Nam Bộ, thành phố Chợ Lớn được xác lập, riêng biệt với thành phố Sài Gòn với số lượng người gốc Hoa áp đảo. Người Hoa vẫn tiếp tục di cư đến khu vực này để tránh chiến tranh, tìm sinh kế cho đến giữa thế kỷ XX. Họ được những người đồng hương chào đón và giúp đỡ nên Chợ Lớn được xem là khu vực mà người Hoa cư trú đông đúc nhất ở miền Nam, kể cả sau khi thành phố này sáp nhập trở thành một với Sài Gòn vào thập niên 30 thế kỷ XX.
Phan Khắc Huy
Chào em,
Người Hoa đã có quá trình di dân đến Nam Bộ lâu dài. Theo sử nhà Nguyễn chép, 1679, các nhóm di thần nhà Minh, trốn khỏi sự truy bức của nhà Thanh ở Trung Quốc đã đến Đàng Trong, thuộc đất của các chúa Nguyễn xin tị nạn. Chúa Nguyễn, bằng những sức ép chính trị, quân sự đã ép người Khmer, cho nhóm di thần này đến định cư và làm ăn ở khu vực Cù Lao Phố, Biên Hòa và Mỹ Tho Đại Phố, nay thuộc Tiền Giang. Nhóm thứ hai theo thương nhân Mạc Cửu đến định cư tại khu vực Hà Tiên cũng trong khoảng thời gian này tạo thành 3 thương cảng đầu tiên của người Hoa: Nông Nại, Mỹ Tho, Hà Tiên. Nhóm này, triều Nguyễn gọi họ là Minh Hương.
Cuối thế kỷ XVIII, nhà Tây Sơn trong quá trình truy bức các chúa Nguyễn ở Nam Bộ đã cướp phá và tàn sát người gốc Hoa vì họ ủng hộ chúa Nguyễn, khiến cho các thương cảng Hoa kiều lần lượt bị triệt phá. Mãi đến thập niên 90 thế kỷ này khi chúa Nguyễn Ánh đã khôi phục và đứng chân vững ở khu vực Gia Định, người Hoa lại tụ về gần đó để lập nơi buôn bán, đó chính là cơ sở để hình thành Thành phố Chợ Lớn sau này.
Thế kỷ XIX, người Pháp chiếm Nam Bộ, thành phố Chợ Lớn được xác lập, riêng biệt với thành phố Sài Gòn với số lượng người gốc Hoa áp đảo. Người Hoa vẫn tiếp tục di cư đến khu vực này để tránh chiến tranh, tìm sinh kế cho đến giữa thế kỷ XX. Họ được những người đồng hương chào đón và giúp đỡ nên Chợ Lớn được xem là khu vực mà người Hoa cư trú đông đúc nhất ở miền Nam, kể cả sau khi thành phố này sáp nhập trở thành một với Sài Gòn vào thập niên 30 thế kỷ XX.