Tầm quan trọng của giáo dục sơ cấp cứu tại VN?

  1. Hồ Thái Bình

Chào a Bình, đối với công tác giáo dục sơ cấp cứu, e nghĩ rằng nó sẽ đạt hiệu quả cao khi mà cộng đồng ng dân ý thức đc tầm quan trọng của nó. Một trong những cách giúp tăng ý thức của ng dân chính là làm cho họ thấy đc môi trường xung quanh họ thực sự đòi hỏi những kỹ năng sơ cứu này.

Theo quan điểm cá nhân, e cho rằng VN mình là xứ sở sông nước, núi rừng nên vốn dĩ chứa nhiều rủi ro hơn các khu vực khác. Thế nên công tác giáo dục sơ cấp cứu tại nước ta lại càng quan trọng. Không rõ quan điểm của a Bình về vấn đề này là ntn? Các kỹ năng sơ cấp cứu có đc cộng đồng Úc quan tâm không, khi a vẫn còn học tập và làm việc tại Úc?

Cảm ơn a Bình.

Từ khóa: 

sơ cấp cứu

,

giáo dục

,

giám đốc survival skills vietnam - ssvn

Chào em anh có trả lời về quan điểm của anh về tầm quan trọng của sơ cấp cứu tại đây

Mình có đi 1 số nước phát triển thì thấy điểm chung thế này:

  • Sơ cấp cứu là một điều kiện bắt buộc (dù dân xứ đó có quan tâm hay không), một số quốc gia bắt buộc phải học và phải đào tạo lại 1 vài năm 1 lần. Ngoài ra trong những trường hợp khác như lúc có bằng lái xe/ sở hữu xe bạn cũng cần phải biết qua, và trong xe phải có túi sơ cứu.
  • Tại các địa điểm công cộng, tòa nhà, công sở v.v và đôi lúc ngoài đường cứ cách 1 quãng sẽ có 1 máy AED (máy sốc tim ngoài lồng ngực) vì việc sử dụng máy AED sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của người bị ngưng tim (nếu tim ngừng đập khoảng 4 phút thì não bắt đầu chết)
  • Lực lượng cứu hộ phản ứng nhanh của họ rất là ... nhanh và phối hợp rất nhịp nhàng. Ví dụ ở Mỹ, mật độ trạm chữa cháy cao hơn bệnh viện nên khi ai đó gọi 911 thì xe cứu hỏa sẽ có mặt tại hiện trường trước, trên xe có rất nhiều máy móc hiện đại (so với xe cứu hỏa VN chứ ko so được với xe cứu thương ở bển) phục vụ việc cứu hộ và sơ cứu. Ngoài ra họ còn trực thăng nữa. Lúc gọi 911 thì tổng đài cũng cho lời khuyên về sơ cứu (hiện theo mình biết tổng đài 115 cũng đã làm như vậy). Ở VN chỉ tính riêng kẹt xe với hệ thống y tế bị quá tải thôi thì đã thấy có thể nào mà có mặt trước 4 phút rồi. Do đó việc người VN học sơ cấp cứu là rất quan trọng để xử lí tình huống trong khi đợi sự hỗ trợ vì y tế.
  • Ở VN thường trên xe cứu thương là các điều dưỡng hoặc bác sĩ. Còn ở như Úc hay Mỹ thì trên xe là paramedic, họ không phải là bác sĩ hay điều dưỡng, mà học và kinh nghiệm làm việc chỉ chuyên sâu vào cứu hộ. Ở VN chưa có nghề paramedic và cũng chưa có trường nào dạy cái này (và cũng chưa có định nghĩa). Những nghề liên quan đến cứu hộ như paramedict hay lính cứu hỏa không phải là nghề nghe có vẻ 'hot', như Mỹ thì người ta tôn trọng những người làm nghề này lắm, nếu bạn xem 1 số phim Mỹ sẽ thấy trẻ em chơi đồ chơi hay nói là ước mơ trở thành fire fighter. Mình có người bạn ở Pháp muốn học lên Thạc sĩ về cứu hỏa, ở VN chắc không có thạc sĩ này đâu.

Trả lời

Chào em anh có trả lời về quan điểm của anh về tầm quan trọng của sơ cấp cứu tại đây

Mình có đi 1 số nước phát triển thì thấy điểm chung thế này:

  • Sơ cấp cứu là một điều kiện bắt buộc (dù dân xứ đó có quan tâm hay không), một số quốc gia bắt buộc phải học và phải đào tạo lại 1 vài năm 1 lần. Ngoài ra trong những trường hợp khác như lúc có bằng lái xe/ sở hữu xe bạn cũng cần phải biết qua, và trong xe phải có túi sơ cứu.
  • Tại các địa điểm công cộng, tòa nhà, công sở v.v và đôi lúc ngoài đường cứ cách 1 quãng sẽ có 1 máy AED (máy sốc tim ngoài lồng ngực) vì việc sử dụng máy AED sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của người bị ngưng tim (nếu tim ngừng đập khoảng 4 phút thì não bắt đầu chết)
  • Lực lượng cứu hộ phản ứng nhanh của họ rất là ... nhanh và phối hợp rất nhịp nhàng. Ví dụ ở Mỹ, mật độ trạm chữa cháy cao hơn bệnh viện nên khi ai đó gọi 911 thì xe cứu hỏa sẽ có mặt tại hiện trường trước, trên xe có rất nhiều máy móc hiện đại (so với xe cứu hỏa VN chứ ko so được với xe cứu thương ở bển) phục vụ việc cứu hộ và sơ cứu. Ngoài ra họ còn trực thăng nữa. Lúc gọi 911 thì tổng đài cũng cho lời khuyên về sơ cứu (hiện theo mình biết tổng đài 115 cũng đã làm như vậy). Ở VN chỉ tính riêng kẹt xe với hệ thống y tế bị quá tải thôi thì đã thấy có thể nào mà có mặt trước 4 phút rồi. Do đó việc người VN học sơ cấp cứu là rất quan trọng để xử lí tình huống trong khi đợi sự hỗ trợ vì y tế.
  • Ở VN thường trên xe cứu thương là các điều dưỡng hoặc bác sĩ. Còn ở như Úc hay Mỹ thì trên xe là paramedic, họ không phải là bác sĩ hay điều dưỡng, mà học và kinh nghiệm làm việc chỉ chuyên sâu vào cứu hộ. Ở VN chưa có nghề paramedic và cũng chưa có trường nào dạy cái này (và cũng chưa có định nghĩa). Những nghề liên quan đến cứu hộ như paramedict hay lính cứu hỏa không phải là nghề nghe có vẻ 'hot', như Mỹ thì người ta tôn trọng những người làm nghề này lắm, nếu bạn xem 1 số phim Mỹ sẽ thấy trẻ em chơi đồ chơi hay nói là ước mơ trở thành fire fighter. Mình có người bạn ở Pháp muốn học lên Thạc sĩ về cứu hỏa, ở VN chắc không có thạc sĩ này đâu.