Thách thức lớn nhất thầy từng gặp trong một sản phẩm thực tế là gì?

  1. Lê Hồng Phương

Em biết được thầy đã và đang hợp tác với các công ty lớn / startup để xây dựng các sản phẩm sử dụng NLP làm core engine như chatbot, trợ lý ảo, recommendation. Thầy có thể chia sẻ vấn đề khó khăn nhất và khiến thầy phải cảm thấy khó giải quyết nhất trong những dự án thầy đã từng làm qua và giải pháp thầy lựa chọn để vượt qua khó khăn đó không ạ.


Từ khóa: 

giảng viên đại học quốc gia hà nội

Chào Cường,

Khi làm trong các dự án thực tế thì thường có những vấn đề khó khăn nảy sinh. Mình không rõ em đang hỏi về khó khăn trong các vấn đề kĩ thuật (kiến thức) hay khó khăn trong các vấn đề phi kĩ thuật (hợp tác với người khác, với nhóm, quản lí, v.v.).

Thường thì mình không gặp khó khăn gì với các vấn đề phi kĩ thuật, vì luôn có cách giải quyết phù hợp, ổn thỏa.

Còn khó khăn về kiến thức thì có. Có nhiều vấn đề khó mà mình thấy bản thân mình chưa có đủ kiến thức để giải quyết, thế nên mình có hai cách lựa chọn. Cách nhanh là tìm chuyên gia, những người hiểu biết sâu hơn mình về vấn đề đó để tư vấn, tham khảo, cộng tác cùng giải quyết. Cách chậm hơn là mình tự học, tự đọc, tự làm, bổ sung dần kiến thức mình thấy còn thiếu để sau này tự giải quyết được.

Thực chất thì những người làm khoa học và kĩ thuật luôn luôn phải tự đào tạo và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, liên tục, bên cạnh việc cộng tác với mạng lưới khác. Nếu không làm điều đó thì chỉ một thời gian ngắn là họ sẽ bị lạc hậu ngay.

Phương


Trả lời

Chào Cường,

Khi làm trong các dự án thực tế thì thường có những vấn đề khó khăn nảy sinh. Mình không rõ em đang hỏi về khó khăn trong các vấn đề kĩ thuật (kiến thức) hay khó khăn trong các vấn đề phi kĩ thuật (hợp tác với người khác, với nhóm, quản lí, v.v.).

Thường thì mình không gặp khó khăn gì với các vấn đề phi kĩ thuật, vì luôn có cách giải quyết phù hợp, ổn thỏa.

Còn khó khăn về kiến thức thì có. Có nhiều vấn đề khó mà mình thấy bản thân mình chưa có đủ kiến thức để giải quyết, thế nên mình có hai cách lựa chọn. Cách nhanh là tìm chuyên gia, những người hiểu biết sâu hơn mình về vấn đề đó để tư vấn, tham khảo, cộng tác cùng giải quyết. Cách chậm hơn là mình tự học, tự đọc, tự làm, bổ sung dần kiến thức mình thấy còn thiếu để sau này tự giải quyết được.

Thực chất thì những người làm khoa học và kĩ thuật luôn luôn phải tự đào tạo và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, liên tục, bên cạnh việc cộng tác với mạng lưới khác. Nếu không làm điều đó thì chỉ một thời gian ngắn là họ sẽ bị lạc hậu ngay.

Phương