Việc dùng Vi sinh vật (đặc thù) để phân hủy rác thải nhựa có khả thi không, khó khăn lớn nhất để thương mại hóa ý tưởng này là gì?

  1. Nguyễn Việt Hùng

Chào anh Hùng. Theo như bài viết phía dưới, có vẻ tình trạng rác thải nhựa là đang rất báo động, nó không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung của thế giới.

Vẫn biết gốc gác vấn đề là ý thức của con người, như khi quy mô là toàn cầu thì việc giải bài toán nâng cao ý thức cho người dân là rất khó.

Khi này chúng ta cần một cách giải "cứng" vì cách "mềm" có vẻ đang đi vào bế tắc. Hôm trước em nghe nói là các nhà khoa học đã phát hiện một số loài vi sinh vật có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy nhựa

- Em không biết thông tin này có đúng không?

- Nếu có thì tính khả thi của nó như thế nào?

- Cơ hội để thương mại hóa ý tưởng này ra sao ạ?

Mong nhận được câu trả lời của anh. Cảm ơn anh!

Từ khóa: 

nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Hi em, để anh trả lời từng câu hỏi một:

1.) Đúng (nói chung), và thực ra cũng không phải gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra sinh vật có thể phân hủy (một phần) nhựa. Có một vấn đề nho nhỏ, là nhựa là một tên chung cho các loại chất khác nhau, nên để nói là chúng ta đã tìm đủ các loài vi khuẩn để phân hủy hết các loại nhựa thì không đúng. Loài vi khuẩn gần nhất có thể tạo ra PETase, một enzyme có thể phân hủy polyethylene terephthalate, là một trong những chất có nhiều nhất trong các loại nhựa khác nhau. Nên cũng có thể coi là là giờ đây, nhựa nói chung hoàn toàn có thể phân hủy được.

2.) Để phân hủy nhựa trong môi trường nhân tạo thì tạm ổn, nhưng tính khá thi của việc sử dụng công nghệ này rộng rãi thì chưa thiết thực. Thứ nhất, mức độ phân hủy nhựa như trong nghiên cứu cho thấy, thì phải mất 6 tuần, một mẫu vi khuẩn mới phân hủy xong một màng nhựa. Để áp dụng rộng rãi thì phải đòi hỏi một lượng vi khuẩn khá lớn. Ngoài ra, đó mới chỉ là trong môi trường nhân tạo thôi, chưa có nghiên cứu cụ thể xem loài vi khuẩn này sống thế nào trong môi trường tự nhiên. Mà môi trường tự nhiên có chứa rác thải nhựa lại rất khác nhau - từ môi trường nước ngọt cho đến môi trường nước mặn, từ những nơi rất ô nghiễm, cho đến những nơi trong lành hơn (trừ việc có chất thải nhựa). Cái này cũng là cái ngăn chặn nhiều công nghệ làm sạch môi trường khác (như dùng vi sinh để dọn dẹp môi trường tràn chẳng hạn).

3.) Cơ hội để thương mại hóa ý tưởng nay hiện tại là không, vì hầu hết việc thải ra chất nhựa đối với người dân bình thường thì không mang lại sự lo lắng gì cả cho người dân nói chung - cứ thế vất vào thùng rác, còn cho các công ty thì hầu hết kể cả những nơi nhà nước hiện tại đang bắt đóng phí để giải quyết chất thải nhựa, thực sự cũng không phải là chi phí quá cao với họ. Và vậy nên rác thải nhựa được coi là hiểm họa chung, nhưng không ai chịu bỏ tiền ra để cải thiện cả. Nếu mà sự phân hủy nhựa có thể ra được một chất gì đó hữu dụng, thì còn có thể (vì lúc đó chất thải nhựa có thể dùng làm nguyên liệu cho việc sản xuất chất đó), nhưng mà có vẻ sự phân hủy polyethylene terephthalate không tạo ra chất gì thú vị lắm. Mà nếu không có nhu cầu, thì không thể thương mại hóa được.

Vậy thì sao? Cho tới khi các chính quyền khắp thế giới quyết định áp dụng một mức phạt nào đó nghiêm khắc hơn, thì việc phát triển được công nghệ phân hủy chất thải nói chung (không chỉ nhựa), là điều sẽ xảy ra rất chậm chạp, huống chi là có thể sớm áp dụng được.

Về khía cạnh thúc đẩy các công ty phải có trách nghiệm hơn về việc bảo vệ môi trường, thì cần xã hội phải nghiêm nghị, khắt khe hơn - còn không thì hiện tại các công ty chỉ là đang đối phó thôi, như ở bên Úc có đợt mọi người than phiền quá nhiều là các siêu thị lớn sử dụng quá nhiều túi nylon. Vậy họ đã bác bỏ túi nylon, thay vào đó là túi tái sử dụng (và để tái sử dụng). Thật đáng hoan nghênh phải không? Không, vì suy nghĩ của họ thực chất không thay đổi. Thực phẩm được bán vẫn có bao bì nhựa, hoa quả vẫn có túi nylon để bỏ vào, vậy thực chất siêu thị vẫn sử dụng rất, rất, rất, rất nhiều chất nhựa.

Xã hội rất dễ theo các làn sóng, nhưng khi xong rồi lại chán, và quên đi. Anh đảm bảo là một thời gian nữa, khi làn sóng bảo vệ môi trường chìm một chút là các siêu thị sẽ nghĩ ngay lại đến việc sử dụng túi nylon của thời xưa.

Kết luận là, có vi khuẩn có thể phân hủy nhựa, có chút sự thực thi, nhưng cần sự ủng hộ của các chính quyền và xã hội, không là không làm được gì. Quan trọng nhất là ngay bây giờ, việc thương mại hóa ý tưởng này gần như là không thể.

Trả lời

Hi em, để anh trả lời từng câu hỏi một:

1.) Đúng (nói chung), và thực ra cũng không phải gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra sinh vật có thể phân hủy (một phần) nhựa. Có một vấn đề nho nhỏ, là nhựa là một tên chung cho các loại chất khác nhau, nên để nói là chúng ta đã tìm đủ các loài vi khuẩn để phân hủy hết các loại nhựa thì không đúng. Loài vi khuẩn gần nhất có thể tạo ra PETase, một enzyme có thể phân hủy polyethylene terephthalate, là một trong những chất có nhiều nhất trong các loại nhựa khác nhau. Nên cũng có thể coi là là giờ đây, nhựa nói chung hoàn toàn có thể phân hủy được.

2.) Để phân hủy nhựa trong môi trường nhân tạo thì tạm ổn, nhưng tính khá thi của việc sử dụng công nghệ này rộng rãi thì chưa thiết thực. Thứ nhất, mức độ phân hủy nhựa như trong nghiên cứu cho thấy, thì phải mất 6 tuần, một mẫu vi khuẩn mới phân hủy xong một màng nhựa. Để áp dụng rộng rãi thì phải đòi hỏi một lượng vi khuẩn khá lớn. Ngoài ra, đó mới chỉ là trong môi trường nhân tạo thôi, chưa có nghiên cứu cụ thể xem loài vi khuẩn này sống thế nào trong môi trường tự nhiên. Mà môi trường tự nhiên có chứa rác thải nhựa lại rất khác nhau - từ môi trường nước ngọt cho đến môi trường nước mặn, từ những nơi rất ô nghiễm, cho đến những nơi trong lành hơn (trừ việc có chất thải nhựa). Cái này cũng là cái ngăn chặn nhiều công nghệ làm sạch môi trường khác (như dùng vi sinh để dọn dẹp môi trường tràn chẳng hạn).

3.) Cơ hội để thương mại hóa ý tưởng nay hiện tại là không, vì hầu hết việc thải ra chất nhựa đối với người dân bình thường thì không mang lại sự lo lắng gì cả cho người dân nói chung - cứ thế vất vào thùng rác, còn cho các công ty thì hầu hết kể cả những nơi nhà nước hiện tại đang bắt đóng phí để giải quyết chất thải nhựa, thực sự cũng không phải là chi phí quá cao với họ. Và vậy nên rác thải nhựa được coi là hiểm họa chung, nhưng không ai chịu bỏ tiền ra để cải thiện cả. Nếu mà sự phân hủy nhựa có thể ra được một chất gì đó hữu dụng, thì còn có thể (vì lúc đó chất thải nhựa có thể dùng làm nguyên liệu cho việc sản xuất chất đó), nhưng mà có vẻ sự phân hủy polyethylene terephthalate không tạo ra chất gì thú vị lắm. Mà nếu không có nhu cầu, thì không thể thương mại hóa được.

Vậy thì sao? Cho tới khi các chính quyền khắp thế giới quyết định áp dụng một mức phạt nào đó nghiêm khắc hơn, thì việc phát triển được công nghệ phân hủy chất thải nói chung (không chỉ nhựa), là điều sẽ xảy ra rất chậm chạp, huống chi là có thể sớm áp dụng được.

Về khía cạnh thúc đẩy các công ty phải có trách nghiệm hơn về việc bảo vệ môi trường, thì cần xã hội phải nghiêm nghị, khắt khe hơn - còn không thì hiện tại các công ty chỉ là đang đối phó thôi, như ở bên Úc có đợt mọi người than phiền quá nhiều là các siêu thị lớn sử dụng quá nhiều túi nylon. Vậy họ đã bác bỏ túi nylon, thay vào đó là túi tái sử dụng (và để tái sử dụng). Thật đáng hoan nghênh phải không? Không, vì suy nghĩ của họ thực chất không thay đổi. Thực phẩm được bán vẫn có bao bì nhựa, hoa quả vẫn có túi nylon để bỏ vào, vậy thực chất siêu thị vẫn sử dụng rất, rất, rất, rất nhiều chất nhựa.

Xã hội rất dễ theo các làn sóng, nhưng khi xong rồi lại chán, và quên đi. Anh đảm bảo là một thời gian nữa, khi làn sóng bảo vệ môi trường chìm một chút là các siêu thị sẽ nghĩ ngay lại đến việc sử dụng túi nylon của thời xưa.

Kết luận là, có vi khuẩn có thể phân hủy nhựa, có chút sự thực thi, nhưng cần sự ủng hộ của các chính quyền và xã hội, không là không làm được gì. Quan trọng nhất là ngay bây giờ, việc thương mại hóa ý tưởng này gần như là không thể.