Ảnh hưởng của Nho học tự do đến tư tưởng của người Nhật

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Nho học trước thời Minh Trị (Tokugawa 1603- 1867) Ở thời kì này, Nho giáo đã trở thành công cụ tư tưởng giúp chính quyền Tokugawa duy trì chế độ phong kiến của mình. Trong chính sách văn trị để thuần hóa nhân tâm của Tokugawa Ieyasu, Nho học được chọn làm nền tảng và được coi là quan học- môn giáo dục chính của nhà nước. Các thuyết Khổng- Mạnh về các mối quan hệ quân- thần, phụ- tử và nhân- lễ- nghĩa- trí- tín được đề cao, trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp sĩ nông công thương bị qui định là trật tự khép kín, không được thay đổi về đẳng cấp. Ieyasu mời nhà nho học nổi tiếng Fugawara Seika (1561- 1619) về Edo giao trọng trách chấn hưng Nho giáo, trọng dụng Hayashi Razan (1583- 1657) cho đứng đầu Hội đồng nghiên cứu một nền quốc học Nho học sao cho phù hợp với thời đại phong kiến của Mạc Phủ. Ở lãnh địa, một số lãnh chúa Daimyo là những người đỡ đầu hăng hái cho Nho giáo. Họ tự nghiên cứu, xây dựng trường học trên lãnh địa của mình. Họ còn thuê những cố vấn chuyên về Nho học vừa làm gia sư cho con trai họ đồng thời lo tổ chức các nghi thức và soạn những tài liệu bằng chữ Hán. Với tầng lớp Samurai, ngoài sự trung thành và tinh thông võ nghệ, chính quyền Tokugawa muốn họ nghiên cứu và đi theo tư tưởng Nho giáo. Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Võ sĩ cần phải trở thành tầng lớp đứng đầu trong các tầng lớp xã hội được phân định lúc bấy giờ là sĩ, nông, công, thương, tức là những người võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Muốn được như vậy, võ sĩ phải là những người không chỉ tinh thông võ nghệ mà phải văn võ song toàn. Nho giáo còn thu hút cả những người không phải là Samurai, ở các trường học, ngoài học sinh Samurai còn những học sinh bình dân. Cùng với đó, tầng lớp thương nhân là tầng lớp cuối cùng của xã hội nhưng học cũng được xã hội tôn trọng khi chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà làm ăn đúng đắn, trung thực, coi trọng lễ tín, sống nhân nghĩa. Tinh thần duy lý của Nho giáo kết hợp mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hóa Nhật Bản đã hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức. Nền giáo dục tương đối rộng rãi dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức khắp Nhật Bản. Phong trào nghiên cứu Nho giáo để làm thầy, hoặc giữ địa vị trong xã hội đã lan tràn khắp nước. Những tư tưởng của Nho giáo như tu thân tề gia, tam cương ngũ thường, tôn quân ái quốc…được đem ra giảng dạy cho mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. 2. Nho học thời Minh Trị ( 1868- 1911) Bước sang thời Minh Trị, chính sách giáo dục của Nhật Bản có nhiều thay đổi tuy vẫn xem Nho học là nền tảng. Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng. Điểm đặc biệt của Nhật Bản là trước khi phổ biến các đạo lý phương Tây như tự do, bình đẳng, độc lập... người Nhật đã tạo ra một giai đoạn trung gian, nhằm dung hòa đạo đức Nho giáo vốn đã ăn sâu trong lòng người dân suốt hàng trăm năm của thời đại Edo với các quan điểm đạo đức mới. Ví dụ, giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Nho giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ ("Lòng trung hiếu của thần dân là tinh hoa của Quốc thể, là ngọn nguồn của giáo dục"). Thời gian sau, dưới ảnh hưởng của các phong trào dân tộc, giáo dục đạo đức công dân hiện đại bị thay đổi nội dung khá nhiều và ngày càng nhuốm màu của chủ nghĩa dân tộc. Ngày nay, đối với người Nhật, vấn đề giảng dạy đạo đức - được nhìn nhận như một điều kiện tiên quyết để hiện đại hóa đất nước từ khía cạnh xã hội. Nho học tự do giúp giới trí thức Nhật Bản nhanh chóng thích nghi và ứng phó linh hoạt với sự chuyển vần của thời cuộc. Xuất thân võ sĩ, tư duy dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt và có đầu óc thực tiễn cao, đặc biệt ưa võ, trọng sức mạnh, nuôi tham vọng bình thiên hạ khiến họ ít bị trói buộc tinh thần với quá khứ khi bước vào thời cận đại. Quá khứ nào ngăn cản sự phát triển của đất nước thì họ kiên quyết loại bỏ, truyền thống nào có thể giúp cho hiện tại thì họ phát huy. Đây là đặc điểm tư tưởng vô cùng quan trọng chi phối đến đường hướng cùng những đóng góp của Nho sĩ đối với sự phát triển của dân tộc trong suốt những chặng đường lịch sử về sau. Điều này đã được chứng thực đầy sinh động khi Nhật phải đương đầu với ách xâm lược của thế lực mới đến từ Phương Tây xa xôi vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những ảnh hưởng của Nho học tự do ở Nhật Bản góp phần lý giải cho chúng ta thấy rằng tại sao võ sĩ Nhật Bản lại thành công trong công cuộc đối đầu với phương Tây, còn nho sĩ Việt Nam lại thất bại. Sự khác biệt về tư tưởng Nho giáo đã góp một phần không nhỏ cho sự thành bại của hai bên. Trong đó, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học – Ngôn ngữ , Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, điều khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là chế độ khoa cử. Việt Nam du nhập toàn bộ chế độ khoa cử của Trung Quốc có từ đời Tuỳ để lựa chọn đội ngũ lãnh đạo, trong khi đó Nhật Bản hoàn toàn không, họ vẫn áp dụng chế độ thế tập ở trung ương cũng như ở các phiên địa phương. Chế độ khoa cử là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Trung Quốc. Việt Nam áp dụng chế độ khoa cử này, trong giai đoạn đầu có thể lựa chọn được nhiều nhân tài từ các tầng lớp khác nhau, tạo ra một hình thức “dân chủ” nhất định trong lòng xã hội phong kiến. Nhưng càng về sau, cái học khoa cử càng ngày càng trở nên lạc hậu, vu khoát, xa rời thực tiễn, nó đã tạo ra một tầng lớp trí thức hư học, hoàn toàn không hiểu biết gì về tình hình thế giới cũng như những tiến bộ về kinh tế kỹ thuật của các nước, vì vậy các nho sĩ Việt nam đã thất bại trước sức mạnh đại bác của phương Tây. Trong khi đó ở Nhật Bản, chế độ thế tập lúc đầu rất khắc nghiệt, hạn chế con đường tiến thân của các tầng lớp dưới. Quyền lực chính trị ở Nhật Bản đều nằm trong tay tầng lớp quân nhân (Mạc phủ, võ sĩ), nhưng đến giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, Nhật Bản lại thoát ra khỏi cái bẫy hư học của tầng lớp Nho sĩ, họ theo kịp với sự biến chuyển của thời đại. Do tầng lớp võ sĩ mạnh mẽ hơn và thực tiễn hơn nho sĩ, Nhật Bản đã vượt qua được thách thức của các nước phương Tây. 3. Nho học sau thời Minh Trị (1912- nay) Theo Đoàn Lê Giang, hiện nay, nước Nhật phát triển là nhờ những giá trị Nho giáo. Sự phát triển của một quốc gia không phải do ý chí của một vài cá nhân mà từ những điều kiện cụ thể, trong đó có truyền thống. Nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng: Nhật Bản đã hiện đại hoá thành công bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Nho giáo thay vì chủ nghĩa tư bản Tin lành như Phương Tây (ví dụ như Morishima Michio trong cuốn Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản) Người Nhật đã không bài trừ Nho giáo một cách mù quáng mà biết rút tỉa những tinh hoa của nó để phát triển. Nho giáo đã giúp ích gì cho công cuộc duy tân của Nhật Bản? Người ta cho rằng đó là: lòng trung thành, tín nghĩa, liêm sỉ, hiếu học, cần kiệm. Từ lòng trung quân, người Nhật chuyển thành lòng trung thành với công ty; từ tín nghĩa của Nho gia, người Nhật chuyển thành kinh doanh trọng chữ tín, kinh doanh vì nghĩa; từ liêm sỉ của kẻ sĩ quân tử, người Nhật chuyển thành liêm sỉ trong đạo đức kinh doanh và đạo đức chính trị; từ hiếu học theo kiểu cũ, người Nhật chuyển thành ham thích thực học, học tập suốt đời; từ cần kiệm trong đời tư, người Nhật chuyển thành tiết kiệm trong kinh doanh, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nguồn lực quốc gia. Như vậy người Nhật vừa thoát khỏi cái lạc hậu của mô hình Trung Quốc, vừa phát huy những giá trị truyền thống trong đó có truyền thống Nho giáo của Trung Quốc để phát triển. Tóm lại, đến nay ở Nhật Bản vị thế của Nho giáo đã thay đổi nhưng những tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng nhất định. Người Nhật biết vận dụng, phát triển và phát huy nền tảng tư tưởng Nho giáo sao cho phù hợp với điều kiện đất nước, bối cảnh của thời đại mới.
Trả lời
1. Nho học trước thời Minh Trị (Tokugawa 1603- 1867) Ở thời kì này, Nho giáo đã trở thành công cụ tư tưởng giúp chính quyền Tokugawa duy trì chế độ phong kiến của mình. Trong chính sách văn trị để thuần hóa nhân tâm của Tokugawa Ieyasu, Nho học được chọn làm nền tảng và được coi là quan học- môn giáo dục chính của nhà nước. Các thuyết Khổng- Mạnh về các mối quan hệ quân- thần, phụ- tử và nhân- lễ- nghĩa- trí- tín được đề cao, trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp sĩ nông công thương bị qui định là trật tự khép kín, không được thay đổi về đẳng cấp. Ieyasu mời nhà nho học nổi tiếng Fugawara Seika (1561- 1619) về Edo giao trọng trách chấn hưng Nho giáo, trọng dụng Hayashi Razan (1583- 1657) cho đứng đầu Hội đồng nghiên cứu một nền quốc học Nho học sao cho phù hợp với thời đại phong kiến của Mạc Phủ. Ở lãnh địa, một số lãnh chúa Daimyo là những người đỡ đầu hăng hái cho Nho giáo. Họ tự nghiên cứu, xây dựng trường học trên lãnh địa của mình. Họ còn thuê những cố vấn chuyên về Nho học vừa làm gia sư cho con trai họ đồng thời lo tổ chức các nghi thức và soạn những tài liệu bằng chữ Hán. Với tầng lớp Samurai, ngoài sự trung thành và tinh thông võ nghệ, chính quyền Tokugawa muốn họ nghiên cứu và đi theo tư tưởng Nho giáo. Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Võ sĩ cần phải trở thành tầng lớp đứng đầu trong các tầng lớp xã hội được phân định lúc bấy giờ là sĩ, nông, công, thương, tức là những người võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Muốn được như vậy, võ sĩ phải là những người không chỉ tinh thông võ nghệ mà phải văn võ song toàn. Nho giáo còn thu hút cả những người không phải là Samurai, ở các trường học, ngoài học sinh Samurai còn những học sinh bình dân. Cùng với đó, tầng lớp thương nhân là tầng lớp cuối cùng của xã hội nhưng học cũng được xã hội tôn trọng khi chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà làm ăn đúng đắn, trung thực, coi trọng lễ tín, sống nhân nghĩa. Tinh thần duy lý của Nho giáo kết hợp mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hóa Nhật Bản đã hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức. Nền giáo dục tương đối rộng rãi dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức khắp Nhật Bản. Phong trào nghiên cứu Nho giáo để làm thầy, hoặc giữ địa vị trong xã hội đã lan tràn khắp nước. Những tư tưởng của Nho giáo như tu thân tề gia, tam cương ngũ thường, tôn quân ái quốc…được đem ra giảng dạy cho mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. 2. Nho học thời Minh Trị ( 1868- 1911) Bước sang thời Minh Trị, chính sách giáo dục của Nhật Bản có nhiều thay đổi tuy vẫn xem Nho học là nền tảng. Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng. Điểm đặc biệt của Nhật Bản là trước khi phổ biến các đạo lý phương Tây như tự do, bình đẳng, độc lập... người Nhật đã tạo ra một giai đoạn trung gian, nhằm dung hòa đạo đức Nho giáo vốn đã ăn sâu trong lòng người dân suốt hàng trăm năm của thời đại Edo với các quan điểm đạo đức mới. Ví dụ, giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Nho giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ ("Lòng trung hiếu của thần dân là tinh hoa của Quốc thể, là ngọn nguồn của giáo dục"). Thời gian sau, dưới ảnh hưởng của các phong trào dân tộc, giáo dục đạo đức công dân hiện đại bị thay đổi nội dung khá nhiều và ngày càng nhuốm màu của chủ nghĩa dân tộc. Ngày nay, đối với người Nhật, vấn đề giảng dạy đạo đức - được nhìn nhận như một điều kiện tiên quyết để hiện đại hóa đất nước từ khía cạnh xã hội. Nho học tự do giúp giới trí thức Nhật Bản nhanh chóng thích nghi và ứng phó linh hoạt với sự chuyển vần của thời cuộc. Xuất thân võ sĩ, tư duy dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt và có đầu óc thực tiễn cao, đặc biệt ưa võ, trọng sức mạnh, nuôi tham vọng bình thiên hạ khiến họ ít bị trói buộc tinh thần với quá khứ khi bước vào thời cận đại. Quá khứ nào ngăn cản sự phát triển của đất nước thì họ kiên quyết loại bỏ, truyền thống nào có thể giúp cho hiện tại thì họ phát huy. Đây là đặc điểm tư tưởng vô cùng quan trọng chi phối đến đường hướng cùng những đóng góp của Nho sĩ đối với sự phát triển của dân tộc trong suốt những chặng đường lịch sử về sau. Điều này đã được chứng thực đầy sinh động khi Nhật phải đương đầu với ách xâm lược của thế lực mới đến từ Phương Tây xa xôi vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những ảnh hưởng của Nho học tự do ở Nhật Bản góp phần lý giải cho chúng ta thấy rằng tại sao võ sĩ Nhật Bản lại thành công trong công cuộc đối đầu với phương Tây, còn nho sĩ Việt Nam lại thất bại. Sự khác biệt về tư tưởng Nho giáo đã góp một phần không nhỏ cho sự thành bại của hai bên. Trong đó, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học – Ngôn ngữ , Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, điều khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là chế độ khoa cử. Việt Nam du nhập toàn bộ chế độ khoa cử của Trung Quốc có từ đời Tuỳ để lựa chọn đội ngũ lãnh đạo, trong khi đó Nhật Bản hoàn toàn không, họ vẫn áp dụng chế độ thế tập ở trung ương cũng như ở các phiên địa phương. Chế độ khoa cử là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Trung Quốc. Việt Nam áp dụng chế độ khoa cử này, trong giai đoạn đầu có thể lựa chọn được nhiều nhân tài từ các tầng lớp khác nhau, tạo ra một hình thức “dân chủ” nhất định trong lòng xã hội phong kiến. Nhưng càng về sau, cái học khoa cử càng ngày càng trở nên lạc hậu, vu khoát, xa rời thực tiễn, nó đã tạo ra một tầng lớp trí thức hư học, hoàn toàn không hiểu biết gì về tình hình thế giới cũng như những tiến bộ về kinh tế kỹ thuật của các nước, vì vậy các nho sĩ Việt nam đã thất bại trước sức mạnh đại bác của phương Tây. Trong khi đó ở Nhật Bản, chế độ thế tập lúc đầu rất khắc nghiệt, hạn chế con đường tiến thân của các tầng lớp dưới. Quyền lực chính trị ở Nhật Bản đều nằm trong tay tầng lớp quân nhân (Mạc phủ, võ sĩ), nhưng đến giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, Nhật Bản lại thoát ra khỏi cái bẫy hư học của tầng lớp Nho sĩ, họ theo kịp với sự biến chuyển của thời đại. Do tầng lớp võ sĩ mạnh mẽ hơn và thực tiễn hơn nho sĩ, Nhật Bản đã vượt qua được thách thức của các nước phương Tây. 3. Nho học sau thời Minh Trị (1912- nay) Theo Đoàn Lê Giang, hiện nay, nước Nhật phát triển là nhờ những giá trị Nho giáo. Sự phát triển của một quốc gia không phải do ý chí của một vài cá nhân mà từ những điều kiện cụ thể, trong đó có truyền thống. Nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng: Nhật Bản đã hiện đại hoá thành công bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Nho giáo thay vì chủ nghĩa tư bản Tin lành như Phương Tây (ví dụ như Morishima Michio trong cuốn Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản) Người Nhật đã không bài trừ Nho giáo một cách mù quáng mà biết rút tỉa những tinh hoa của nó để phát triển. Nho giáo đã giúp ích gì cho công cuộc duy tân của Nhật Bản? Người ta cho rằng đó là: lòng trung thành, tín nghĩa, liêm sỉ, hiếu học, cần kiệm. Từ lòng trung quân, người Nhật chuyển thành lòng trung thành với công ty; từ tín nghĩa của Nho gia, người Nhật chuyển thành kinh doanh trọng chữ tín, kinh doanh vì nghĩa; từ liêm sỉ của kẻ sĩ quân tử, người Nhật chuyển thành liêm sỉ trong đạo đức kinh doanh và đạo đức chính trị; từ hiếu học theo kiểu cũ, người Nhật chuyển thành ham thích thực học, học tập suốt đời; từ cần kiệm trong đời tư, người Nhật chuyển thành tiết kiệm trong kinh doanh, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nguồn lực quốc gia. Như vậy người Nhật vừa thoát khỏi cái lạc hậu của mô hình Trung Quốc, vừa phát huy những giá trị truyền thống trong đó có truyền thống Nho giáo của Trung Quốc để phát triển. Tóm lại, đến nay ở Nhật Bản vị thế của Nho giáo đã thay đổi nhưng những tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng nhất định. Người Nhật biết vận dụng, phát triển và phát huy nền tảng tư tưởng Nho giáo sao cho phù hợp với điều kiện đất nước, bối cảnh của thời đại mới.