Áp lực điểm số có thể dẫn đến những hệ luỵ nào?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Người ta thường nói rằng: “Có áp lực mới có kim cương”, nhưng nếu áp lực ấy trở thành gánh nặng thì về lâu về dài, nó sẽ kéo con người ta xuống vực thẳm tăm tối nhất. Áp lực điểm số là một nỗi áp lực vô hình khiến cho không ít học sinh, sinh viên rơi vào trạng thái bất ổn định tâm lý và dễ dẫn đến những hệ luỵ khó lường. Những hậu quả có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: học sinh bị thiếu ngủ do phải học tập quá nhiều có thể làm suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể thiếu ngủ sẽ luôn trong trạng thái mơ màng, kém tập trung, ghi nhớ kém, chậm chạp, khả năng tiếp thu yếu. Đồng thời thiếu ngủ cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì, dễ mắc các bệnh vặt cùng hàng loạt vấn đề nguy hiểm khác.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: do quá áp lực kết hợp với việc thiếu ngủ khiến học sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, kích động, bốc đồng. Những tranh cãi và mâu thuẫn với gia đình cũng dần xuất hiện khiến con ngày càng có xu hướng xa cách với cha mẹ, đặc biệt nếu phụ huynh thường la mắng, bắt con phải được điểm cao trong học tập. Một số đứa trẻ vì học quá nhiều đến không có thời gian kết bạn, trở nên cô đơn, không thể chia sẻ hay tâm sự với ai.
  • Thiếu các kỹ năng xã hội: một số phụ huynh chỉ muốn con tập trung vào việc học tập trên trường nên thường không cho con đi chơi cùng bạn bè, không tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều này có thể khiến con thiếu mất các kỹ năng xã hội, trở nên tự ti khi giao tiếp nơi đông người, không biết xử lý các tình huống ngoài đời sống đồng thời cũng rất dễ bị lừa.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý: stress căng thẳng vì áp lực học tập kết hợp cùng việc mất ngủ và không có ai để chia sẻ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh, sinh viên dễ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp bản thân, ám ảnh về việc học, sợ hãi cả khi đến trường và ở nhà.

Không ít những đứa trẻ bỗng đột nhiên nổi loạn bởi áp lực học tập quá căng thẳng nhưng lại không được cha mẹ thấu hiểu, quan tâm mà luôn áp đặt chúng theo mong muốn của mình. Tuy nhiên cũng có những đứa trẻ tâm lý yếu, không chịu được áp lực, không tìm được tiếng nói chung với gia đình, bạn bè đã chọn cách tự tử để giải thoát cho bản thân. Đây là thực trạng xuất hiện rất nhiều hiện nay và vẫn đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Trả lời

Người ta thường nói rằng: “Có áp lực mới có kim cương”, nhưng nếu áp lực ấy trở thành gánh nặng thì về lâu về dài, nó sẽ kéo con người ta xuống vực thẳm tăm tối nhất. Áp lực điểm số là một nỗi áp lực vô hình khiến cho không ít học sinh, sinh viên rơi vào trạng thái bất ổn định tâm lý và dễ dẫn đến những hệ luỵ khó lường. Những hậu quả có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: học sinh bị thiếu ngủ do phải học tập quá nhiều có thể làm suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể thiếu ngủ sẽ luôn trong trạng thái mơ màng, kém tập trung, ghi nhớ kém, chậm chạp, khả năng tiếp thu yếu. Đồng thời thiếu ngủ cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì, dễ mắc các bệnh vặt cùng hàng loạt vấn đề nguy hiểm khác.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: do quá áp lực kết hợp với việc thiếu ngủ khiến học sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, kích động, bốc đồng. Những tranh cãi và mâu thuẫn với gia đình cũng dần xuất hiện khiến con ngày càng có xu hướng xa cách với cha mẹ, đặc biệt nếu phụ huynh thường la mắng, bắt con phải được điểm cao trong học tập. Một số đứa trẻ vì học quá nhiều đến không có thời gian kết bạn, trở nên cô đơn, không thể chia sẻ hay tâm sự với ai.
  • Thiếu các kỹ năng xã hội: một số phụ huynh chỉ muốn con tập trung vào việc học tập trên trường nên thường không cho con đi chơi cùng bạn bè, không tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều này có thể khiến con thiếu mất các kỹ năng xã hội, trở nên tự ti khi giao tiếp nơi đông người, không biết xử lý các tình huống ngoài đời sống đồng thời cũng rất dễ bị lừa.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý: stress căng thẳng vì áp lực học tập kết hợp cùng việc mất ngủ và không có ai để chia sẻ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh, sinh viên dễ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp bản thân, ám ảnh về việc học, sợ hãi cả khi đến trường và ở nhà.

Không ít những đứa trẻ bỗng đột nhiên nổi loạn bởi áp lực học tập quá căng thẳng nhưng lại không được cha mẹ thấu hiểu, quan tâm mà luôn áp đặt chúng theo mong muốn của mình. Tuy nhiên cũng có những đứa trẻ tâm lý yếu, không chịu được áp lực, không tìm được tiếng nói chung với gia đình, bạn bè đã chọn cách tự tử để giải thoát cho bản thân. Đây là thực trạng xuất hiện rất nhiều hiện nay và vẫn đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.