Bản chất của con người là gì?

  1. Phong cách sống

Ý mình muốn hỏi về bản chất của con người nói chung. Mặc dù mình biết câu hỏi này có rất nhiều câu trả lời và chưa biết chắc câu nào đúng, còn tùy thuộc vào tâm lý và góc nhìn của mỗi người. Nhưng thật sự, câu hỏi này mình đã tự hỏi rất rất nhiều lần mỗi khi có thời gian để tĩnh tâm và quan sát thế giới xung quanh.


Bản thân mình, có lúc mình nghĩ rằng bản chất con người là thống trị, là điều khiển. chúng ta không thể chịu đựng được cảnh bị điều khiển, bị bắt làm theo 1 khuôn mẫu nào đó bởi 1 người nào đó và luôn tìm cách để vùng lên, chiếm được thế thượng phong và tự điều khiển cuộc đời của mình; có lúc mình lại nghĩ rằng bản chất con người là tiếp nhận và kế tục, đó là cách để con người phát triển từ tổ tiên nguyên thủy và hướng đến tương lai; cũng có lúc mình lại nghĩ rằng bản chất con người giống với quy luật tự nhiên, đó là chọn lọc và đào thải những thứ bản thân cho rằng không cần thiết.


Vậy theo các bạn, thì bản chất con người là gì?

undefined
Từ khóa: 

con người

,

bản chất

,

phong cách sống

Bản chất con ng là một con thú ẩn trong một vỏ người. Vì vậy mà gọi là con người, và chữ con đứng trước chữ người. Bạn có bao giờ làm những điều mà khi 1 mình thì có thể mà khi đông ng thì ko thể ko? Khi chỉ có 1 mình cái lớp vỏ người bị lột bỏ, chỉ còn lại cái con bên trong. Những dây cương của việc hành động như 1 con người đc gỡ bỏ, chỉ con lại con thú tự do thôi. Ngay cả những đứa "điên" nhất vẫn có lúc như vậy. (Tất nhiên điên đây ko phải là bị các chứng tâm thần, tâm thần rồi thì đâu là con ng nữa).

Lúc 1 mình, đó là lúc dễ thấy nhưng ko rõ ràng. Lúc rõ ràng nhất là khi con người bị đẩy đến các cực hạn. Lớp vỏ ng sẽ bị lột bỏ đi để lộ ra một con thú thực sự, hoàn toàn. Đừng ai lên án tài xế container sao ko đâm vào xe bê-tông mà bẻ lái đâm chết hơn chục ng dừng đèn đỏ, phải ở vào lúc chọn sống hay chết thì con thú bên trong cầm vô-lăng rồi. Bản chất con ng thực sự ở đó.

Tất nhiên, vẫn có ngoại lệ, như việc con thú vẫn chấp nhận hy sinh, ko bỏ rơi đồng loại kể cả nuôi con của con mồi,... cũng như con ng vậy thôi. Nhưng đa phần thì tranh nhau mà sống, đạp lên nhau để leo lên,... Bản năng của một loài thú.

Bản chất con người là vậy vừa là con vừa là người. Ng xưa Đông Tây đều rõ. Pascal thì phải, nói rằng con ng ko phải là 1 ông thánh, cũng ko phải là một con thú mà là cả 2. Còn Đông thì có Tây Du Ký, 5 thầy trò Đường Tăng tuy 5 mà 1, chỉ là 1 ng mà thôi, trong đó rõ là cả ng và thú. Ko có thì ko bao giờ đến đc Tây Thiên. Nói thêm 1 tý, con thú ko phải là con khỉ, con heo con ngựa. Mà là cái 5 thầy trò biểu trưng: Tâm - Trí, Dũng - Dục vọng - Sự chịu đựng, yếu đuối - Trợ duyên. Những đức tính của con và ng.

Trên đây có lẽ chỉ là 1 khía cạnh, mong nhận đc các góc nhìn khác của mọi người.

Trả lời

Bản chất con ng là một con thú ẩn trong một vỏ người. Vì vậy mà gọi là con người, và chữ con đứng trước chữ người. Bạn có bao giờ làm những điều mà khi 1 mình thì có thể mà khi đông ng thì ko thể ko? Khi chỉ có 1 mình cái lớp vỏ người bị lột bỏ, chỉ còn lại cái con bên trong. Những dây cương của việc hành động như 1 con người đc gỡ bỏ, chỉ con lại con thú tự do thôi. Ngay cả những đứa "điên" nhất vẫn có lúc như vậy. (Tất nhiên điên đây ko phải là bị các chứng tâm thần, tâm thần rồi thì đâu là con ng nữa).

Lúc 1 mình, đó là lúc dễ thấy nhưng ko rõ ràng. Lúc rõ ràng nhất là khi con người bị đẩy đến các cực hạn. Lớp vỏ ng sẽ bị lột bỏ đi để lộ ra một con thú thực sự, hoàn toàn. Đừng ai lên án tài xế container sao ko đâm vào xe bê-tông mà bẻ lái đâm chết hơn chục ng dừng đèn đỏ, phải ở vào lúc chọn sống hay chết thì con thú bên trong cầm vô-lăng rồi. Bản chất con ng thực sự ở đó.

Tất nhiên, vẫn có ngoại lệ, như việc con thú vẫn chấp nhận hy sinh, ko bỏ rơi đồng loại kể cả nuôi con của con mồi,... cũng như con ng vậy thôi. Nhưng đa phần thì tranh nhau mà sống, đạp lên nhau để leo lên,... Bản năng của một loài thú.

Bản chất con người là vậy vừa là con vừa là người. Ng xưa Đông Tây đều rõ. Pascal thì phải, nói rằng con ng ko phải là 1 ông thánh, cũng ko phải là một con thú mà là cả 2. Còn Đông thì có Tây Du Ký, 5 thầy trò Đường Tăng tuy 5 mà 1, chỉ là 1 ng mà thôi, trong đó rõ là cả ng và thú. Ko có thì ko bao giờ đến đc Tây Thiên. Nói thêm 1 tý, con thú ko phải là con khỉ, con heo con ngựa. Mà là cái 5 thầy trò biểu trưng: Tâm - Trí, Dũng - Dục vọng - Sự chịu đựng, yếu đuối - Trợ duyên. Những đức tính của con và ng.

Trên đây có lẽ chỉ là 1 khía cạnh, mong nhận đc các góc nhìn khác của mọi người.

Thực sự thì mình không có niềm tin nơi đồng loại của mình lắm. Hah. Chúng ta đã trải qua bao nhiêu triệu năm tiến hóa, bao nhiêu nghìn năm cải cách về văn hóa và khoa học kỹ thuật liên tục, nhưng những vấn đề như chiến tranh, tranh giành tài nguyên, người chèn ép người vẫn còn nguyên, chẳng thay đổi mấy. Điều này phần nào cho thấy bản chất con người.

Nhân chi sơ, tính bản ác. Trong sâu thẳm của mỗi con người đều có đủ cả 7 deadly sins.

Pháp luật, quy chuẩn xã hội, giáo dục, hướng thiện... đều được tạo ra để giới hạn con người khỏi con quỷ bên trong chúng ta thôi.