Bạn có biết về CGI?

  1. Khoa học

Bạn có bao giờ để ý làm sao để tạo hình những nhân vật trong các bộ phim bom tấm như Avengers, Tranformers hay bất kì những bộ phim cháy nổ nào chưa? Trên thực tế, ngành công nghiệp điện ảnh đang sử dụng kỹ xảo CGI và cũng được xem là kỹ xảo phổ biến nhất hiện nay.

  • Vậy CGI là gì?

CGI là viết tắt của "Computer Generated Imagery" (tạm dịch: công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính). Nói cho đơn giản, CGI là kỹ xảo hình ảnh bằng máy tính. CGI thường được sử dụng trong phim dưới dạng hiệu ứng hình ảnh. Hiệu ứng hình ảnh là tên gọi khi các thành phần CGI (dưới dạng 2D hay 3D) được kết hợp lại cùng với những đoạn phim để tạo nên những cảnh hoàn chỉnh.

Bạn chắc còn nhớ đến những thước phim tuyệt đẹp trong Jurassic World (2015) chứ. Những chú khủng long được tạo hình bằng máy tính và kết hợp cùng với những cảnh được quay trực tiếp. Trên thực tế, nam diễn viên Chris Patt chỉ đang diễn bằng cách tưởng tượng có những chú khủng long trước mặt mình. Chỉ sau đó, trong giai đoạn chỉnh sửa, những chú khủng long CGI mới được kết hợp và đưa vào.

  • Quy trình tạo dựng CGI.

Quy trình tạo dựng các thành phần CGI bắt đầu bằng giai đoạn tiền sản xuất. Đầu tiên, phải bắt đầu từ việc nghiên cứu và phát triển ý tưởng, trong thời gian này, những phương pháp kỹ thuật hiệu ứng cho các hiệu ứng của bộ phim được quyết định, tập trung vào phần mềm ưa thích và kỹ thuật. Tiếp đó là thiết kế bản thảo mô hình cho CGI, có nghĩa là phác thảo từ storyboard sang mô hình 3D.

Trong giai đoạn sản xuất, bản vẽ kĩ thuật tạo môi trường giả được sử dụng phổ biến để tạo ra phong cảnh cho phần hậu cảnh. Ngoài ra trong phim trường, việc tham chiếu từ bối cảnh sẽ được sử dụng để tạo kết cấu cho mẫu 3D và để làm nguồn tham khảo cho các thuộc tính thực tế trong cảnh như ánh sáng, kích thước đối tượng.

Ở phần hậu kỳ, chuẩn bị các cảnh quay được cung cấp để chèn thêm các thành phần vào. Trong số những thành phần này là motion tracking (theo dõi chuyển động), rotoscoping (xử lý cắt lớp ảnh) và keying (tách phông xanh), và color correction (chỉnh sửa màu sắc). Cuối cùng, người diễn hoạt sẽ thêm chuyển động cho mẫu được gắn xương, và chịu trách nhiệm cho hoạt động thực của CGI.

  • Sức ảnh hưởng của CGI.

Trong khi hầu hết những kỹ xảo hình ảnh trước những năm 90 được xây dựng bằng kĩ thuật stop motion hay diễn viên hóa trang, thì "Công viên khủng long" (1993) là phim đầu tiên sử dụng công nghệ CGI ở quy mô to lớn. Ngày nay, CGI đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện ảnh. Công nghệ CGI được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong hầu như tất cả các phim, từ "Avatar" của Spielberg đến "Transformer" của Michael Bay hay tạo hình lại nhân vật Paul Walker từ người anh trai trong bộ phim Fast and Furious 7. Với sự phát triển của công nghệ và cơ hội tiếp cận miễn phí tới những công cụ mã nguồn mở như Blender và GIMP, những họa sĩ độc lập hay nhà sản xuất nhỏ đã có thể tạo nên những nội dung CGI mà không cần quay cảnh thật với diễn viên, hệ thống ánh sáng và những dụng cụ đắt tiền.

Ngoài ra việc sử dụng CGI cũng góp phần to lớn trong việc giảm thiểu những rủi ro khi quay phim, từ đó trở thành một phần không thể thiếu đặc biệt trong ngành công nghiệp điện ảnh, và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. CGI là tương lai của chúng ta.

Từ khóa: 

cgi

,

phim ảnh

,

tương lai

,

khoa học

Ở Việt Nam có bộ phim nào được sản xuất sử dụng CGI chưa bạn nhỉ?


Trả lời

Ở Việt Nam có bộ phim nào được sản xuất sử dụng CGI chưa bạn nhỉ?