Bạn có đồng ý với Lý thuyết con gián - Sự hỗn loạn cho chính bạn tạo ra?

  1. Tâm lý học

Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ xảy ra không như mong muốn. Thay vì phản ứng một cách cực đoan, tiêu cực, hãy nghĩ cách để ứng phó.

Gia nhập Google từ năm 2004, Sundar Pichai dần tìm được chỗ đứng của bản thân và được bổ nhiệm làm CEO của Google.

Tài năng của Pichai là điều không cần bàn cãi, góc nhìn của ông đối với thế giới cũng đặc biệt độc đáo. Nổi tiếng nhất trong các bài phát biểu của Sundar Pichai có thể kể đến Lý thuyết con gián.

Câu chuyện được bắt đầu tại nhà hàng, một con gián từ đâu đó đột nhiên xuất hiện và bay thẳng tới một người phụ nữ. Cô ấy gần như hoảng loạn và bắt đầu hét lên vì sợ hãi. Với vẻ mặt căng thẳng, người phụ nữ vội vàng nhảy lên và vung tay loạn xa với hy vọng cố gắng thoát khỏi con gián kia.

Phản ứng đó rất dễ lây lan, vì mọi người trong nhóm của cô cũng bắt đầu hoảng loạn. Người phụ nữ cuối cùng cũng xoay sở để đuổi được con gián đi nhưng vô tình nó bay thẳng đến một người phụ nữ khác trong nhóm. Bây giờ, đến lượt người phụ nữ kia có những biểu hiện tương tự.

Nhân viên phục vụ vội vàng tiến đến để “giải cứu” họ. Trong quá trình đó, người phụ nữ trong nhóm đã đuổi được con gián đi nhưng nó lại rơi đúng vào người phục vụ.

Khác với hai nữ thực khách, người phục vụ có dáng vẻ bình tĩnh, anh ta từ từ quan sát hành động của con gián trên áo mình rồi khi đủ tự tin, anh ấy nắm lấy nó bằng ngón tay và ném ra khỏi nhà hàng.

Nhấm nháp ly cà phê, Sundar Pichai quan sát toàn bộ câu chuyện và trong tâm trí ông hiện lên vài suy nghĩ. Liệu con gián có chịu trách nhiệm cho những biến cố vừa rồi? Nếu đúng như vậy, tại sao người phục vụ không bị hoảng loạn?

Thực tế, những hỗn loạn kia không phải do con gián gây ra mà nó đến từ sự hoảng loạn trong việc xử lý của những quý cô.

Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Và liệu mọi sự khó chịu trong cuộc sống của chúng ta không xuất phát từ bản thân việc đó mà là do thái độ và cách xử lý của chúng ta?

Từ khóa: 

tâm lý học

Thật vui vì có cùng ý kiến. Mọi người đều có quan điểm riêng và lí do cho quan điểm đó. Tôi cho rằng đây có lẽ phần nào là do nhg ng này muốn phát triển bản thân. 

Trả lời

Thật vui vì có cùng ý kiến. Mọi người đều có quan điểm riêng và lí do cho quan điểm đó. Tôi cho rằng đây có lẽ phần nào là do nhg ng này muốn phát triển bản thân. 

Ko đồng ý lắm. Nếu con gián ko bay đến thì mọi ng trong nhà hàng đều sẽ vững vàng như mọi khi. Nếu trắc trở ko xảy đến thì cuộc đời mọi ng sẽ vẫn theo 1 quỹ đạo như vốn trc giờ thôi.
Chỉ đến khi vấn đề là con gián bay đến và đáp lên người ko có khả năng giải quyết vấn đề (họ sợ gián). Đâu phải họ xử lý hoảng loạn mà là họ ko thể xử lý, nên tạo ra sự hỗn loạn. Đến khi vấn đề gặp phải người có khả năng xử lý, ng bồi bàn ko sợ gián, hoặc công việc buộc họ phải vượt qua nỗi sợ. Thì vấn đề đc xử lý gọn nhẹ mà ko gây hỗn loạn gì.
Nhưng nếu là 1 vấn đề người bồi bàn ko giải quyết, như thay vì con gián lại là 1 con hổ thì ko chỉ ông bồi bàn mà cả quán cũng sẽ chạy toán loạn mà thôi.
Vậy sự hỗn loạn là do vấn đề. Nếu nói cách xử lý gây nên hỗn loạn thì ko phù hợp lắm, mà năng lực xử lý vấn đề giúp ko gây ra hỗn loạn hợp lý hơn.
T đã nghĩ nó khá bình thường giống con cuốn chiếu. Loài vật t không thích khi bất ngờ nhìn thấy 1 đống chân hay cơ thể bốc mùi hôi hoặc là tự dưng lòi ra sau lưng t với cái thân thể trần trụi to bằng hơn 2 ngón tay của t.
Về con gián thì đã đọc được đâu đó trên cái thân thể ngọc ngà đó chứa rất rất nhiều vi khuẩn. Dù tay ta cũng nhiều vi khuẩn nhưng không ngăn được não tui rất thích sự sạch sẽ.
T đã ngăn chặn sự sợ hãi bằng cách ngắm nhìn những cái chân mập mạp. Những khối cơ bụng óng như ngọc của gián con còn màu ngọc thạch.
Gớm chết, cùng là một con vật đột ngột xuất hiện, nhưng nếu nó là con gì đáng yêu như kiểu mèo cảnh, thú cưng nhỏ nhỏ baby thì ai cũng thích, cũng muốn sán lại gần. Chứ nó là con gián, vốn đã bẩn đã kinh, có mấy ai là bình tĩnh khi nó đậu vào người không? Đặc biệt nếu nó là con rắn độc, có ai ngồi chờ ứng phó không? Hay là chạy thật nhanh để thoát thân? 
Ai cũng biết vấn đề nằm ở khả năng xử lý, ứng phó của mỗi người. Nhưng đồng thời cũng phải biết cái chúng ta cần đối mặt, ứng phó là gì để còn sớm xác định được cách giải quyết nữa. Chứ không phải lúc nào cũng áp dụng chung 1 mẫu thức được.
Đủ hiểu cuộc sống, đủ hiểu bản thân, đủ kiến thức về cách suy nghĩ vận hành, về cách chúng ta nhận thức thì sẽ đồng ý hoàn toàn 
Việc mong chờ cả xã hội 8 tỷ người phản ứng cùng một cách với cùng một tác nhân là bất khả thi. Quan trọng là một cấu trúc xã hội luôn có những tác nhân làm giảm tác động của sự hỗn loạn, ở đây là người bồi bàn.

Theo một định nghĩa khác, khi tôi tìm hiểu được thì Lý thuyết con gián được giải thích như sau:

"Lí thuyết con gián đề cập đến một lí thuyết thị trường, rằng khi một công ty bị lộ tin xấu ra công chúng, nhiều sự kiện tiêu cực liên quan hơn có thể bị lộ trong tương lai.

Tin xấu có thể là bỏ sót thu nhập, các vụ kiện cáo hoặc một số sự kiện tiêu cực, bất ngờ khác.

Thuật ngữ con gián xuất phát từ niềm tin, rằng khi nhìn thấy một con gián thì đó là bằng chứng có nhiều con gián hơn nữa."

Định nghĩa này về lý thuyết con gián không dạy chúng ta một bài học đạo đức như bạn đã chia sẻ câu chuyện của Sundar Pichai, nó như là một dấu hiệu, một lời khuyên dành cho các giới đầu tư xem xét lại việc nắm giữ cổ phần, tài sản của mình khi công ty đang bị tin xấu, và có thể họ sẽ chuyển sang nắm giữ tại các công ty khác trong cùng ngành. Trong một số trường hợp, nếu tin tức này đủ tiêu cực để thuyết phục các nhà đầu tư thoát cổ phiếu ngành, điều này có thể khiến giá trên toàn bộ ngành sụt giảm.

Hơn nữa, tin tức không đúng lúc này xảy ra tại một công ty có thể dẫn đến sự hoảng loạn và phản đối công khai.

Cùng 1 lý thuyết nhưng lại khác nhau về mặt định nghĩa thì ta nên hiểu theo cách nào mới hợp lý hơn đây?

https://cdn.noron.vn/2022/10/23/99302378687089-1666495192.jpg

Khá hay, tôi nghĩ ta có thể rút ra được nhiều bài học từ câu chuyện này, hiểu chung lý thuyết con gián là:

  • Chúng ta nên hiểu tình hình trước và sau đó hành động phù hợp.Sự hoảng sợ không làm cho tình hình trở nên hữu ích.
  • Chúng ta không nên phản ứng trong cuộc sống, nhưng hãy đáp lại.
  • Không phải tình huống làm phiền chúng ta, mà là bản thân chúng ta không có khả năng xử lý những xáo trộn gây ra trong một tình huống làm phiền chúng ta.
  • Chúng ta nên tránh đưa ra quyết định trong lúc tức giận, lo lắng, căng thẳng và vội vàng.
https://cdn.noron.vn/2022/10/23/105967996586411368977414119471981767409254n-1666495334.jpg
Tại vì người bồi bàn không sợ gián thôi, mà có sợ cũng cố tỏ ra không sợ để xua đuổi con gián. Còn các quý bà kia người thì sợ gián, người thì lo nó bay vào thức ăn của họ thì sao? Và nếu con gián phi vào mồm ông bồi bàn thì sao, có còn bình tĩnh được không? 😀

 

Nếu một con khác cũng có trên 4 chân bò lên người mấy cô gái ấy thì chắc lý thuyết sẽ được đặt tên theo kiểu khác, không phải là con gián nữa. Thực ra thì tôi cũng không đồng tình với cái lý thuyết này bởi, nó được gọi là "lý thuyết" nhưng lại không dựa trên bất kì chứng minh nào của khoa học, mà chỉ dựa lên từ câu chuyện của một ông CEO. Chưa đủ thuyết phục!

https://cdn.noron.vn/2022/10/23/cock-featured-1666494582.jpg