Bạn có thấy ổn không khi nói chuyện với 1 người mà nói tiếng Anh xen kẽ tiếng Việt nhiều?

  1. Ngoại ngữ

Từ khóa: 

ngoại ngữ

Cảm ơn câu hỏi của bạn! Bản thân mình nhiều khi cũng sử dụng lẫn lộn 2 thứ tiếng khi nói chuyện. Một phần vì quen miệng, do thói quen học từ xưa, một phần vì mình thấy đôi khi dùng tiếng Anh sẽ tiện hơn.

Một vài ví dụ kinh điển là cố gắng dịch những từ như "insight" hay "hacking", "hacker"...sang tiếng Việt, cùng nhiều thuật ngữ chuyên môn khác. Những từ như "Alo" hay "Ok" nữa, một là bỏ hẳn không dùng luôn, chứ dịch sang tiếng Việt thì chịu. 🤣🤣

Rồi thì rất nhiều người quen của mình (người Việt) thường nói "thank you", "thank you em", "thank you anh", "thanks, mày", "sorry"...chứ không quen nói "cảm ơn" hay "xin lỗi". Như vậy mình thấy cũng không có vấn đề gì. Miễn sao truyền tải được thông điệp đến người nghe là ổn. ^_^

Trả lời

Cảm ơn câu hỏi của bạn! Bản thân mình nhiều khi cũng sử dụng lẫn lộn 2 thứ tiếng khi nói chuyện. Một phần vì quen miệng, do thói quen học từ xưa, một phần vì mình thấy đôi khi dùng tiếng Anh sẽ tiện hơn.

Một vài ví dụ kinh điển là cố gắng dịch những từ như "insight" hay "hacking", "hacker"...sang tiếng Việt, cùng nhiều thuật ngữ chuyên môn khác. Những từ như "Alo" hay "Ok" nữa, một là bỏ hẳn không dùng luôn, chứ dịch sang tiếng Việt thì chịu. 🤣🤣

Rồi thì rất nhiều người quen của mình (người Việt) thường nói "thank you", "thank you em", "thank you anh", "thanks, mày", "sorry"...chứ không quen nói "cảm ơn" hay "xin lỗi". Như vậy mình thấy cũng không có vấn đề gì. Miễn sao truyền tải được thông điệp đến người nghe là ổn. ^_^

Mình nghĩ vấn đề nằm ở chỗ đừng lạm dụng.

Nếu các bạn xem tất cả những người dùng chêm tiếng Anh vào tiếng Việt là người không tốt thì bạn có thể cho mình vào danh sách ấy. Vì cuộc sống của dân IT, không thể dịch hết tất cả các từ tiếng Anh sang tiếng Việt, vì dịch ra xong nói còn khó hiểu hơn.

Hãy chú tâm đến một chuyện: Ngôn ngữ là công cụ để người và người hiểu nhau. Nếu người nào cố tình chêm tiếng Anh vào tiếng Việt nhằm mục đích khè thiên hạ thì hãy góp ý, còn nếu tiếng Việt không đủ xài hoặc khó hiểu thì nên chấp nhận nó như là một phần của phát triển.

Xã hội có một guồng máy rất lớn, bạn có thể đứng ra ngoài guồng máy đó, nhưng bạn không thể ép người khác cùng chống lại guồng máy đó với bạn.

Mình lên tiếng, vì chính mình cũng rất hạn chế dùng tiếng Anh trong ngữ cảnh tiếng Việt (có thể xem lại tất cả các bài viết của mình trên noron thì thấy), thậm chí mình sử dụng tiếng Việt rất đa dạng. Nhưng mình cũng thỉnh thoảng dùng, và càng không có lý do để phản đối.

Tái bút: Nếu bạn muốn loại bỏ tiếng Anh trong câu tiếng Việt, bạn có thể sửa lại câu hỏi và dịch chữ "internet" ra tiếng Việt không? Nếu không bạn sẽ khiến những người kị tiếng Anh nổi nóng đấy. Gợi ý dịch là "liên mạng", chứ không thể dịch thành "mạng toàn cầu" được, vì "mạng toàn cầu" là từ "global network" vốn mang một nghĩa khác.

Hồi trước mình có viết một bài ngắn nói về cái này ở bên Wordpress

Có một số người, dù là ý thức hay vô thức, nghĩ rằng vậy chứng tỏ mình giỏi tiếng Anh. Không, điều đó chỉ chứng tỏ người đó dở tiếng Việt.

Bản thân mình có Tiếng Anh ở mức C2, tiếng Esperanto mức C1, và khoảng 3-4 ngôn ngữ khác với trình độ B2; nhưng mình hầu như không bao giờ trộn các ngôn ngữ khác vào tiếng Việt. Chính vì thế nếu ai lấy cớ là do nói tiếng Anh nhiều quá nên quen, thì mình chỉ cảm thấy người đó khả năng ngôn ngữ chưa tốt.

Nghe rất khó chịu.

Cá nhân mình thấy miễn là người nghe hiểu và nhận được đúng nội dung thông điệp là gì, không hiểu lầm là được. Còn tiện dùng, quen dùng cái gì thì dùng, bạn có dùng tiếng Tàu, tiếng Thái, tiếng Arap mà người ta vẫn hiểu thì chẳng có vấn đề gì cả.

Nếu Việt kiều sinh ra tại Mỹ về VN chơi thì cũng tàm tạm. Chứ dân chưa bao giờ qua khỏi cái biên giới mà nói chuyện vừa tây vừa ta (tất nhiên trừ một số từ đã thành quá thông dụng) thì dễ đc nói chuyện với chiếc dép lắm. 😂😂

Câu hỏi của bạn là ổn không thì mình xin trả lời theo quan điểm cá nhân mình là Hoàn Toàn Không Ổn. Thậm chí thấy khó chịu vì tiếng Anh ko phải ngôn nghữ mẹ đẻ, nên để hiểu rõ ý nghĩa của những từ đó rất khó với mình. Đối với mình trong đối thoại hay giải thích, thì càng dùng những từ ngữ nôm na, càng dễ hiểu, thậm chí sao cho trẻ con cũng hiểu đc thì mình càng phục người đó. Còn dùng ba cái thuật ngữ chuyên ngành vừa khó hiểu lại còn bằng tiếng nc ngoài thì xin lỗi, nếu vấn đề đó mình quan tâm thì ok, chịu khó ngồi nghe lấy nội dung là chủ yếu, ko câu nệ câu chữ. Nhưng nếu gặp phải chủ đề ko quan tâm hay khiến mình ko hứng thú thì tìm cách lướt cho nhanh.
Ở mức độ vừa phải thì ok thôi nhưng nếu lạm dụng quá thì mình cũng k thích, thậm chí là rất ghét là đằng khác. Câu trả lời này cũng là 1 ví dụ, bạn có thấy kho chịu với nó hay không?

Thấy con đệ đang làm khảo cổ ở mẽo bảo là bọn mẽo nó xem thường những kẻ như thế vì kẻ đến ngôn ngữ của mình còn thiếu tôn trọng thì cơ sở nào để chúng nó xem trọng và tin tưởng

Với mình chẳng có gì là ko ổn cả, miễn là người đọc hiểu được ý bạn muốn truyền đạt, ngôn ngữ chỉ là công cụ thôi, xài tiếng nước nào cũng được hết.