Bạn có tin vào "Luật nhân quả"?

  1. Tâm linh

"Luật nhân quả" có lẽ cũng có thể được gọi trong giới khoa học với cái tên là "Hiệu ứng cánh bướm" (Butterfly Effect). Mình theo chủ nghĩa vô thần nhưng đối với cái gọi là "Luật nhân quả" vẫn bán tín bán nghi. Có thật là kẻ ác sẽ bị trừng phạt hay gặp báo ứng? Một số điều trong Phật giáo có nói mà mình cho rằng khá có căn cứ ví dụ như lừa đảo thì sẽ chịu cảnh nghèo đói về sau, bất hiếu với cha mẹ sẽ chịu nghiệp nặng,... nhưng trong thực tế, vẫn có những kẻ ác sống nhởn nhơ. Vậy, "luật nhân quả" có đúng hay không và có thật là quả báo sẽ đến sớm hay muộn? Giải thích vấn đề này dưới góc độ khoa học như thế nào? 
Từ khóa: 

tâm linh

Tin vào luật Nhân Quả nhưng không cảm tính, hay nói đúng hơn tin vào Nhân Quả nhưng không trông chờ vào Nhân Quả. Cái gì đến sẽ đến, hạnh phúc hay khổ đau, hãy tôi luyện bản thân thật vững chãi trước sóng gió cuộc đời. Thì dù là gì thì vẫn vững vàng vượt qua. Gặp điều không vừa ý rồi thì coi như mình đen đủi, nhưng vẫn phải vực dậy tinh thần để bước tiếp, để chuẩn bị cho những điều hạnh phúc ở tương lai. 

Trả lời

Tin vào luật Nhân Quả nhưng không cảm tính, hay nói đúng hơn tin vào Nhân Quả nhưng không trông chờ vào Nhân Quả. Cái gì đến sẽ đến, hạnh phúc hay khổ đau, hãy tôi luyện bản thân thật vững chãi trước sóng gió cuộc đời. Thì dù là gì thì vẫn vững vàng vượt qua. Gặp điều không vừa ý rồi thì coi như mình đen đủi, nhưng vẫn phải vực dậy tinh thần để bước tiếp, để chuẩn bị cho những điều hạnh phúc ở tương lai. 

Mình có tin.
Chia sẻ với bạn trải nghiệm cá nhân của mình nhé:
Vào thời điểm mình bắt đầu tập thay đổi suy nghĩ và thói quen, thì tự nhiên giai đoạn đó cảm thấy vô cùng may mắn, mọi việc vô cùng thuận lợi (dù chỉ là những sự việc nhỏ bé thôi). Mình vô cùng ngạc nhiên và khá là tò mò luôn. Không hiểu là do luật-nhân-quả thật, hay chỉ đơn giản là vì suy nghĩ thay đổi theo hướng tích cực thì nhìn nhận sự việc cũng tích cực theo.

Nhưng tất nhiên chỉ diễn ra một thời gian ngắn, rồi sau đó cuộc đời vẫn "tát" mình như thường, nhưng vẫn có niềm tin ấy để cố gắng sửa đổi chút chút một.

Chào bạn, cá nhân mình có tin vào Luật nhân quả. Chỉ cần chúng ta sống đủ lâu và chiêm nghiệm đủ sâu là có thể thấy điều này. Nhưng mình không có ý định giải thích, bởi có những tri thức càng giải thích càng xa rời bản chất và khiến nó bị phức tạp hóa hơn.

Hãy tiếp tục vui sống, làm việc thiện và tập trung vào con đường bạn đã chọn, bạn sẽ sớm tìm thấy lời giải trọn vẹn.

Câu này được hỏi 1 vài lần trên này rồi.

Nói chung thế giới này là một hệ nhân quả lớn. "Nhân quả" theo ý nghĩa là trạng thái sau (tương lai) sẽ phụ thuộc vào trạng thái trước (quá khứ) và hiện tại; và chỉ như thế thôi. Bất cứ cái gì xảy ra với bạn ở tương lai dù là tốt hay ko tốt đều là kết quả những gì bạn làm trong quá khứ và lựa chọn của bạn ở hiện tại (và cả lựa chọn của những người khác nữa). Bạn ở hiền có thể gặp lành, cũng có thể có kết quả ko tốt; làm "ác" có thể sau này ngập hành, cũng có thể sống ngon lành giàu sang đến hết đời.

Ko có báo ứng, quả báo hay nghiệp ngheo nào cả. Tương lai là khả năng, ko có tương lai định trước kiểu sẽ nghèo đói, sẽ bị abcxyz...

Em cũng theo chủ nghĩa vô thần như bao người khác, và em tin vào luật nhân quả. Em đã chứng kiến những kẻ xấu, hoặc những người phản bội đã phải nhận nhân quả ngay trong kiếp này rồi. Vấn đề là nó đến sớm hay đến muộn thôi ạ, nó chắc chắn sẽ có và phải có. Trên đời ác-thiện đều phân giới rõ ràng, nhân quả giống như là "phần thưởng" của mỗi điều ta làm việc. 

Nhân quả. 
Tôi tin vào thuyết nhân quả. Ở nơi tôi làm việc trước đây, có một anh giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm, và anh ấy nôn nóng muốn làm cải cách để lại tên tuổi. Nhưng công việc ‘cải cách’ chưa tới đâu thì anh bị bịnh nặng. 
Anh ta thay đổi từ cái logo đến cách gọi các labo đến cơ cấu tổ chức khoa học. Nhiều người bất đồng ý kiến với anh ta đều bị ngấm ngầm cho ra đi. Có người hàm giáo sư từng làm việc với ông giám đốc trước cả 20 năm bị 'đẩy' đi một cách không thương tiếc. Thật ra, anh ta đẩy đi khá nhiều nhà khoa học cấp cao một cách lạnh lùng, không có tình nghĩa gì hết. Muốn đi? Ừ, hãy đi. Không kèn, không trống. Anh ta kêu gọi mọi người chích vx ngừa cúm Vũ Hán, ra chánh sách ai chưa chích vaccine không được vào làm việc, và anh ấy đi đầu làm gương. 
Đùng một cái, anh ta bị viêm cơ tim. Viêm cơ tim chính cái vx anh ấy kêu gọi! Một người mới ở tuổi 60s, tương đối khoẻ mạnh, mà bị bệnh khá nặng, phải nhập viện cả tháng trời. Anh biết mình không đủ sức khoẻ nên xin từ chức trên giường bệnh. 
Không một ai thương tiếc sự từ chức của anh ta. Có người còn nói hoá ra vậy (từ chức) lại là hay. Nhưng tôi thì nghĩ đến nhân quả. Có lẽ anh ta không bao giờ biết nhân quả là gì, nhưng những gì xảy ra có vẻ nhứt quán với qui luật đơn giản và phổ quát đó. 
Trong đời, tôi chắc chắn rằng các bạn cũng có quan sát nhiều trường hợp nhân quả. Tôi thì chứng kiến nhiều trường hợp, mà theo đó kẻ ác lúc nào cũng bị thân bại danh liệt về sau, và người thiện lành lúc nào cũng được đền ơn đáp nghĩa. Hãy nhìn trường hợp ông Nguyễn Đức Chung và vụ Đồng Tâm thì sẽ thấy qui luật nhân quả ứng nghiệm ra sao. 
Tôi chợt nghĩ tới vụ Thiền Am. Những người (kể cả phóng viên báo chí) ngày đêm hãm hại mấy người trong Thiền Am có khi nào họ dừng lại chỉ 1 phút để suy nghĩ về hành động bịa điều nói xấu người ta, hành hung người ta, bày mưu tính kế triệt tiêu đường sống của người ta, v.v. và hỏi: 'để làm gì'? 
Người của Thiền Am chẳng có thù oán gì với họ. Hay là họ chỉ là con cờ chịu sự điều khiển của một thế lực đen tối hơn nhằm triệt hạ mấy trẻ em và thanh niên mồ côi. Họ đang dương dương tự đắc nhìn đời, nhưng họ sẽ -- không sớm thì muộn -- chịu sự trừng phạt của qui luật nhân quả. Họ không bị trừng phạt ngày nay thì chắc chắn con cháu họ sẽ bị hậu quả trong tương lai. Điều đó chắc chắn xảy ra. 
Cách mà người ta đối xử với mình là nghiệp của họ, nhưng cách mà mình phản ứng là nghiệp của mình. Đừng nghĩ người ta ‘cà chớn’ với mình, và mình sẽ trả thù. Sai chết người. Trả thù cũng là một cái nghiệp thôi và mình lại ‘mang lấy nghiệp vào thân’. Tôi thán phục mấy người trong Thiền Am, họ bình thản trước sóng gió, và ngay cả ông cụ Lê Tùng Vân cũng từng xem sóng gió là cái nghiệp trong quá khứ trước. Biết vậy nên ông không trả thù ai cả. Đó đúng là một bậc chân tu với đạo đức hơn cả trăm năm ánh sáng so với các thầy tu do Nhà nước quản lí. 
Nghĩ lại mới thấy cái câu “Gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy” đúng là một qui luật phổ quát.