Bạn có xem việc "hít drama" mỗi ngày là một lẽ thường tình và bạn có là một người "hóng" drama?

  1. Sức khoẻ

Trước đây, quan điểm của mình: "Mọi người dễ cuốn vào drama/ phốt/ những scandal chấn động và gây cấn." Sau loạt vụ xảy ra, quan điểm của mình có thay đổi: "Đa số mọi người thích drama và coi việc bàn luận/ hóng tin tức về drama là một lẽ thường tình."

Về mặt chính trị - thời sự, đa số mọi người tích cực quan tâm đến phát ngôn của thủ tướng Singapore - Lý Hiển Long về nạn diệt chủng Polpot. 

Trên newfeeds của mình, một người quen của mình bất bình việc bị đạo nhái luận văn trường học. Sau khi tham khảo ý kiến mọi người, người bạn ấy quyết định "bóc phốt" công khai và nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng (3K likes, 3K comments, 1,2K shares và con số vẫn tiếp tục tăng). Cậu bạn cũng nhận được nhiều lời inbox từ phía báo chí. 

Mình đồng ý quan điểm: Có một số nội dung bạn nên quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bạn, lợi ích chung của cộng đồng... Mình e sợ với câu chuyện: Đa số mọi người xem việc drama là việc thường tình. Nó sẽ là mào đầu cho trào lưu "bóc phốt", sự bùng nổ tin tiêu cực, cộng đồng dễ bị lôi kéo vào trận chiến "không mùi súng nhưng sức công phá không kém" này. Mọi người sẵn sàng "ném đá" vào người khác mà không cần quan tâm người bị ném đá như thế nào. Đó chính là những lần tiếp tay đẩy con người ta đến việc kết liễu cuộc đời như những lần cyber-bullying đã và đang diễn ra. 

Mong mọi người hãy đủ tỉnh táo và suy nghĩ một chút trước khi quyết định gõ bàn phím rằng: Mình có liên quan đến sự việc đó không? Mình có cần thiết can thiệp bằng cách bình luận về sự kiện không? 

Từ khóa: 

drama

,

scandal

,

cyber bullying

,

bắt nạt trên mạng

,

sức khoẻ

Hi Văn, cảm ơn chia sẻ của e! Cá nhân a nghĩ rằng về tâm lý, con người chúng ta rất sợ cảm giác nhàm chán. Cuộc sống hiện đại thường ngày cứ diễn ra đều đều, bình thường...việc này khiến chúng ta nhàm chán. Chính những sự kiện, scandals, "phốt"...sẽ phá vỡ cái mạch chảy đều đều này.

Theo một cách nào đó, chúng chính là những chiếc phao cứu sinh, giúp ta thoát khỏi cảm giác nhàm chán, cho dù đó chỉ là sự giải thoát nhất thời. Tham gia bóc phốt trong môi trường online thì lại càng tiện lợi, dễ dàng, vì chúng ta ko phải sợ việc lộ danh tính. Thế nên cư dân mạng hóng hớt drama, scandals cũng là việc dễ hiểu. :)))

A đồng ý với thông điệp của e. Ảnh hưởng của cyber-bullying tới sức khỏe tâm lý con người (những người nhận gạch đá) là rất rõ ràng, rất thật. Trên thế giới đã có ko ít nghiên cứu về vấn đề này.

Tuy nhiên, thật khó để đưa ra giải pháp. Bởi lẽ không gian online nên là nơi để cư dân mạng tự do bày tỏ quan điểm. Tính chất 2 chiều (two-way communication) là một đặc tính của các kênh online & chính đặc tính này đã giúp giải quyết các vấn đề như bưng bít thông tin (info censorship) mà các kênh truyền thống ko giải quyết đc. Song, việc bày tỏ quan điểm một cách quá tự do lại dẫn đến những hệ lụy khác, bao gồm cyber-bullying, như chúng ta đã biết.

Hiện nay, những quốc gia phương tây, ví dụ như Anh, đã & đang cân nhắc đưa ra các điều luật thắt chặt sự "tự do ngôn luận" trong không gian online. Độ hiệu quả của các điều luật này thế nào, chúng ta phải chờ xem vậy. :-)

Trả lời

Hi Văn, cảm ơn chia sẻ của e! Cá nhân a nghĩ rằng về tâm lý, con người chúng ta rất sợ cảm giác nhàm chán. Cuộc sống hiện đại thường ngày cứ diễn ra đều đều, bình thường...việc này khiến chúng ta nhàm chán. Chính những sự kiện, scandals, "phốt"...sẽ phá vỡ cái mạch chảy đều đều này.

Theo một cách nào đó, chúng chính là những chiếc phao cứu sinh, giúp ta thoát khỏi cảm giác nhàm chán, cho dù đó chỉ là sự giải thoát nhất thời. Tham gia bóc phốt trong môi trường online thì lại càng tiện lợi, dễ dàng, vì chúng ta ko phải sợ việc lộ danh tính. Thế nên cư dân mạng hóng hớt drama, scandals cũng là việc dễ hiểu. :)))

A đồng ý với thông điệp của e. Ảnh hưởng của cyber-bullying tới sức khỏe tâm lý con người (những người nhận gạch đá) là rất rõ ràng, rất thật. Trên thế giới đã có ko ít nghiên cứu về vấn đề này.

Tuy nhiên, thật khó để đưa ra giải pháp. Bởi lẽ không gian online nên là nơi để cư dân mạng tự do bày tỏ quan điểm. Tính chất 2 chiều (two-way communication) là một đặc tính của các kênh online & chính đặc tính này đã giúp giải quyết các vấn đề như bưng bít thông tin (info censorship) mà các kênh truyền thống ko giải quyết đc. Song, việc bày tỏ quan điểm một cách quá tự do lại dẫn đến những hệ lụy khác, bao gồm cyber-bullying, như chúng ta đã biết.

Hiện nay, những quốc gia phương tây, ví dụ như Anh, đã & đang cân nhắc đưa ra các điều luật thắt chặt sự "tự do ngôn luận" trong không gian online. Độ hiệu quả của các điều luật này thế nào, chúng ta phải chờ xem vậy. :-)

Cảm giác được biết, được trách móc, được tranh luận, nói gì cũng được, miễn là thấy đúng với bản thân hoặc đúng với số đông là được. Việc hít drama khiến người ta có thể bộc lộ toàn bộ những điều đấy, bao gồm cả người tốt và người không tốt, nó giúp họ thỏa mãn cái tôi là được, giải trí là được, vì dù sao nó cũng sẽ bị quên đi mà, còn ai bị hại thì cũng quan tâm làm gì, chuẩn bị hóng cái mới rồi. Khó mà để nâng cao cái văn hóa sử dụng internet của người Việt lắm, cũng chả trách tại sao Microsoft xếp Việt Nam vào top 5 những quốc gia sử dụng internet kém văn minh nhất.

Cũng đã từng sân và si nhưng khi nhận ra quá độc hại và mất thời gian nên em bỏ hẳn facebook và các mạng xã hội khác một thời gian, hồi đấy có khá nhiều động lực để tự thay đổi bản thân từ việc dùng social cho tới những công việc khác. Một thời gian sau, em bỏ hẳn những tài khoản đang sử dụng và lập nick mới, tìm kiếm nội dung chất lượng hơn, kết bạn có chọn lọc hơn, xuất hiện những bài báo, bài viết nhảm nhí là em tự động chặn và báo cáo luôn. Từ đó thuật toán của các mxh đấy cũng sẽ recommend những thứ tương tự như thế cho em, cũng là một cách để "dọn rác" hiệu quả khi sử dụng mạng.

Vấn đề này, em cũng đã từng mong muốn thay đổi mng như chị, nhưng số đông thì thường khó kiểm soát, tốt thì khó tiếp thu mà xấu thì chẳng cần chạy marketing cũng hàng nghìn người chạy đến :)) Mình chỉ có thể tự thay đổi mình và tạo hương tạo hoa, ai cùng tần sóng sẽ tự đến chị ạ, cộng đồng trong sạch, văn minh hơn sẽ phát triển hơn thôi.