Bạn đã bao giờ thấy một cơ hội/cạm bẫy cực lớn chạy qua trước mắt chưa?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Mình đang đọc những dòng này của Elon Musk: "Nếu những người khác đua nhau nhảy xuống một vực thẳm đẫm máu, họ sẽ lập tức nhảy xuống cùng những người đó. Nếu có một đống vàng khổng lồ ở giữa phòng nhưng chẳng ai nhặt nó lên, họ cũng sẽ không nhặt"

Nó làm mình nhớ tới giai đoạn mình tham gia vào cryptocurrency, cả lượm vàng lẫn nhảy hố. 

Mọi người có thể chia sẻ vài kinh nghiệm về  những cơ hội/ cạm bẫy cuộc đời đã thấy hoặc đã trải qua không ạ?

Từ khóa: 

kinh doanh

,

khởi nghiệp

,

may mắn

,

cơ hội

,

rủi ro

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Nhắc tới vụ này, mình nhớ tới chuyện khác...

Ngoài chuyện tâm lý bầy đàn, mình cho rằng có ảnh hưởng không nhỏ đến từ hiệu ứng "cố thêm chút nữa". Không biết có ai nghiên cứu hiệu ứng này trước chưa, nếu chưa thì tạm gọi nó là Hiệu ứng Kha Nguyen đi (ha ha... Đùa thôi.)

Hiệu ứng này sẽ kiểu như sau: Nếu mình sử dụng cách X và đạt được thành tựu A, và nếu thành tựu A đó có thể đạt kết quả tốt hơn A', thì người ta có xu hướng làm tiếp cách X.

Cụ thể ở đây, khi bạn thấy nó tăng, bạn sẽ đổ thêm tiền vào và kỳ vọng nó tăng lên nữa. Và nếu nó tăng lên nữa thì bạn sẽ cho thêm tiền vào nữa. Nhưng nếu nó xuống, bạn sẽ bắt đầu rút ra, càng xuống càng rút nhiều ra.

Khác biệt nó với hiệu ứng bầy đàn là: Hiệu ứng này không dựa vào người khác mà quyết định, mà hoàn toàn dựa vào quá khứ của chính mình và sự tự tin vào nó.

Thật sự, mình cảm giác nó có thể là một con số phần trăm cụ thể. Nhưng chưa biết liên hệ nó với lý thuyết trò chơi thế nào cho hợp lý. Nếu chưa có ai nghiên cứu về nó, chắc mình sẽ thử phân tích kỹ hơn về nó xem sao... Cũng là một đề tài thú vị.

Trả lời

Nhắc tới vụ này, mình nhớ tới chuyện khác...

Ngoài chuyện tâm lý bầy đàn, mình cho rằng có ảnh hưởng không nhỏ đến từ hiệu ứng "cố thêm chút nữa". Không biết có ai nghiên cứu hiệu ứng này trước chưa, nếu chưa thì tạm gọi nó là Hiệu ứng Kha Nguyen đi (ha ha... Đùa thôi.)

Hiệu ứng này sẽ kiểu như sau: Nếu mình sử dụng cách X và đạt được thành tựu A, và nếu thành tựu A đó có thể đạt kết quả tốt hơn A', thì người ta có xu hướng làm tiếp cách X.

Cụ thể ở đây, khi bạn thấy nó tăng, bạn sẽ đổ thêm tiền vào và kỳ vọng nó tăng lên nữa. Và nếu nó tăng lên nữa thì bạn sẽ cho thêm tiền vào nữa. Nhưng nếu nó xuống, bạn sẽ bắt đầu rút ra, càng xuống càng rút nhiều ra.

Khác biệt nó với hiệu ứng bầy đàn là: Hiệu ứng này không dựa vào người khác mà quyết định, mà hoàn toàn dựa vào quá khứ của chính mình và sự tự tin vào nó.

Thật sự, mình cảm giác nó có thể là một con số phần trăm cụ thể. Nhưng chưa biết liên hệ nó với lý thuyết trò chơi thế nào cho hợp lý. Nếu chưa có ai nghiên cứu về nó, chắc mình sẽ thử phân tích kỹ hơn về nó xem sao... Cũng là một đề tài thú vị.

Câu hỏi của bạn khiến mình liên tưởng đến các vụ vỡ bong bóng kinh tế. Cơ bản thì khái niệm "bong bóng kinh tế" được sử dụng khi giá cả của các loại tài sản (bao gồm cả cryptocurrency như trong ví dụ của bạn) tăng lên cao một cách quá mức so với giá trị thực sự (intrinsic value) của nó.

Lý do của việc tăng giá quá cao này là quá nhiều người tham gia đầu cơ tích trữ, vì cho rằng những món hàng này sẽ là cơ hội làm giàu cho họ, ai cũng mua với giá rẻ và bán lại cho người khác với giá mắc hơn một chút.

Cá nhân mình tuy chưa từng trải qua những bong bóng này, hay cạm bẫy như bạn nói, nhưng mình từng đọc vài cuốn sách về tài chính và cực kỳ nhớ một ý như sau, vì nó để lại ấn tượng mạnh mẽ trong mình: Con người vốn là những sinh vật duy tình (tức là hành xử theo cảm xúc), thế nên thường hành xử (bao gồm cả việc mua bán hàng hoá) theo cảm xúc.

Đó là lý do tại sao có hiện tượng mọi người đua nhau đầu cơ tích trữ. Một phần vì họ không đủ khả năng phân tích các cơ hội/rủi ro trong tương lai xa, một phần vì hành xử theo tính bày đàn (người khác làm thế nào thì có lẽ tôi cũng nên làm thế đấy, như trong ví dụ của bạn), theo cảm xúc. Thế nên kết luận: Nếu con người muốn có một nền kinh tế ổn định, và nếu họ muốn trở thành những nhà đầu tư hiệu quả, trước hết họ phải tập cách suy nghĩ và hành xử thật lý trí.

Cơ hội luôn đi kèm rủi ro và cạm bẫy.

Giống như:

  • Đánh bài thua - Vẫn muốn đánh thêm ván nữa, rồi ván nữa để gỡ .... rồi vỡ nợ (1)
  • Đánh bài thắng -  Vẫn muốn đánh thêm ván nữa, rồi ván nữa để ăn thêm .... nào ngờ nó thua rồi lại lập lại (1) ... Kết quả vẫn đa phần là thua đậm
  • Rồi: Những cuộc trao đổi ngầm tiền - tình giữa đại gia và hoa hậu không chỉ là lời đồn mà đã diễn ra dưới nhiều hình thức như một mốt của giới nhiều tiền ===> Đó cũng là cơ hội đổi đời .... nhưng nhiều người chấp nhận chui vào để đánh đổi

Nói chung, cơ hội hay cạm bẫy nó luôn phụ thuộc 01 phần chính ở chính chúng ta.