Bạn đã trưởng thành cảm xúc như thế nào?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình không biết có lạc đề không nhưng mình cảm thấy càng lớn lên, nhất là cái độ 20 này khiến cảm xúc của mình trở nên hỗn loạn. Có lúc mình thực sự không biết cảm xúc hiện tại của mình là gì. Nó mông lung lắm. Nhiều lúc sau khi mình hành xử xong, mình lại cảm thấy hối hận khi đã làm như vậy. Ví dụ mình quá áp lực với công việc, cuộc sống mà đâm ra nổi cáu với những người quan tâm đến mình. Mình cảm thấy bạn thân mình chưa thực sự trưởng thành về cảm xúc^^

Trả lời

Mình không biết có lạc đề không nhưng mình cảm thấy càng lớn lên, nhất là cái độ 20 này khiến cảm xúc của mình trở nên hỗn loạn. Có lúc mình thực sự không biết cảm xúc hiện tại của mình là gì. Nó mông lung lắm. Nhiều lúc sau khi mình hành xử xong, mình lại cảm thấy hối hận khi đã làm như vậy. Ví dụ mình quá áp lực với công việc, cuộc sống mà đâm ra nổi cáu với những người quan tâm đến mình. Mình cảm thấy bạn thân mình chưa thực sự trưởng thành về cảm xúc^^

Không phải cứ lớn lên là cảm xúc sẽ trưởng thành, mình cũng 2x rồi mà vẫn trẻ con lắm nhưng cũng trưởng thành hơn ngày xưa xíu.

Điển hình nhất là không còn coi mình là trung tâm của vũ trụ nữa. Mình hay rơi vào mối quan hệ ba người và mình cũng hay "ghen" khi cảm thấy hai người kia thân thiết hơn. Nhưng khi nhìn lại, khi mình thân thiết với một trong hai bạn kia, bạn còn lại có cảm thấy như vậy không? Mình cảm thấy mình thật ích kỷ, nhỏ nhen. Về sau, khi tiếp tục có mối quan hệ ba người (@@) mình cũng thấy thoải mái hơn, không còn đa sầu đa cảm, suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ đó nữa. 

Nói chung, mỗi ngày mình lại tự vấn lại bản thân làm vậy sai ở đâu, đúng ở đâu để trưởng thành hơn. Không bao giờ là muộn, quan trọng là phải biết thay đổi mà đúng không 😋

Hôm vừa rồi có một người em thân thiết hỏi mình rằng: "Chị làm gì để tìm lại niềm vui?". Mình đã đứng hình khá lâu và quyết định trả lời: "Thực ra chị không biết mọi người định nghĩa niềm vui thế nào, cũng không biết vậy thì tìm lại ra sao. Khi cảm xúc đến một cách bất chợt thì mình mới có thể gọi tên, mình sao mà tìm kiếm được, mình chỉ vô tình gặp gỡ nó thôi". Quan điểm của mình với mọi cảm xúc cũng như vậy. 

Trưởng thành đi liền với tự nhận thức, có lẽ trưởng thành cảm xúc là sự điều hòa ổn định cảm xúc trước mặt người khác. Mình từng là một đứa trẻ thích gì làm nấy, dễ nóng giận và dễ thể hiện thái độ ngay ra mặt. Chắc vì vậy mà nhiều người lớn không thích mình. Càng lớn, càng gặp gỡ nhiều người, mình luôn tự hỏi "Sao mọi người dễ tính thế? Sao mọi người lúc nào cũng vui vẻ? Sao mình không được yêu quý như vậy?". Dần dần mình tiếp xúc và nhận ra, điểm chung của họ chỉ là không muốn người khác soi mói, chú ý vào câu chuyện của mình. Khi mình khó chịu trong một tập thể hòa nhã, mình thực sự là một tâm điểm không hay ho cho lắm. Vậy nên, vấn đề chính để trưởng thành cảm xúc chỉ là "Mình có muốn giấu cảm xúc đó đi hay muốn phô bày cho tất cả mọi người thấy?". 

https://cdn.noron.vn/2022/12/12/224296863108871-1670850785.png
Cảm xúc không tự nó trưởng thành theo thời gian, mà là theo mức độ nhận thức, suy nghĩ của chúng ta.
Một triết gia đã nói: ”Lý trí dù thế nào cũng chỉ là nô lệ cho cảm xúc” đúng vậy. Tuy 99% là như thế nhưng con người chúng ta vẫn mải mê chìm đắm trong cảm xúc hàng ngày một cách bị động.
Nhưng vấn đề là chúng ta có nhận ra hay ko, chưa từng để ý đến vấn đề dường như là hiển nhiên này, thì sao có thể nhận ra. Đối với tôi, tuy cũng dựa vào kiến thức, hiểu biết có sẵn để tìm hiểu về suy nghĩ, cảm xúc của mình, nhưng cái quan trọng vẫn là những điều mà tự bản thân cảm nhận, ngộ ra cho mình.
Lúc tức giận, bạn có từng đủ tỉnh táo để dừng lại một chút, suy nghĩ về sự tức giận của mình. Đa số chúng ta để mình chìm theo giận dữ, để bản thân mình mất quyền kiểm soát. Số ít thì có suy nghĩ, nhưng là nghĩ về nguyên nhân mình giận dữ, ai khiến mình, điều gì trái lại với ý muốn của mình.... một số cực ít còn lại thì hiểu sâu hơn, về động cơ, về chơ chế, về bản ngã của bản thân, từ đó quan sát cơn giận một cách củ động, nó sẽ tự trôi qua, cũng như các cảm súc tiêu cực khác.