Bạn đang có sức khoẻ tinh thần tốt không?

  1. Sức khoẻ

Sức khoẻ tinh thần là gì?

Sức khoẻ tinh thần hay Mental Health bao gồm tình cảm, tâm lý và các hành vi xã hội của mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp xác định cách chúng ta xử lý căng thẳng, tạo mối liên hệ với người khác và lựa chọn.

Sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu đến tuổi trưởng thành. Trong suốt cuộc đời của bạn, nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe tinh thần thì mọi suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của bạn có thể bị ảnh hưởng.

suc-khoe-tinh-than-la-gi

Nhiều yếu tố góp phần vào các vấn đề sức khỏe tinh thần, bao gồm:

  • Các yếu tố sinh học, chẳng hạn như gen hoặc hóa học não.
  • Trải nghiệm cuộc sống, chẳng hạn như chấn thương hoặc lạm dụng.
  • Tiền sử gia đình của các vấn đề sức khỏe tinh thần.

Vì sao sức khoẻ tinh thần tốt lại quan trọng?

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Corey Keyes đến từ Đại học Emory, Hoa Kỳ đã chứng minh một sức khỏe tinh thần không tốt cũng sẽ dẫn đến sức khỏe thể chất kém. Nó ảnh hưởng đến mỗi người từ học tập đến công việc, giảm chất lượng của những mối quan hệ và sự “có mặt” của bạn trong cuộc sống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người có sức khỏe tinh thần kém có nguy cơ lớn hơn mắc các bệnh tâm thần, khi họ đột nhiên gặp một cuộc khủng hoảng hoặc thách thức lớn trong cuộc sống. Vì vậy, sự vắng mặt của bệnh tâm thần không có nghĩa là bạn đang ở trong một trạng thái sức khỏe tinh thần tốt.

Tóm lại, Sức khỏe tinh thần tích cực cho phép mọi người:

  • Nhận ra tiềm năng đầy đủ của chính bản thân.
  • Đối phó với những căng thẳng của cuộc sống
  • Làm việc hiệu quả
  • Đóng góp cho cộng đồng.

Làm thế nào để biết bạn có đang có sức khoẻ tinh thần tốt?

Bên cạnh, sức khoẻ thể chất dễ được chúng ta dễ dàng nhận thức qua việc phản ứng của cơ thể, hay biểu hiện ra bên ngoài. Trong khi sức khoẻ tinh thần lại ít được quan tâm, một phần vì nó nằm trong suy nghĩ của bạn, đôi khi bạn không thể hiện ra bên ngoài và người khác khó lòng mà phát hiện và giúp đỡ bạn.

Trải qua một hoặc nhiều cảm xúc hoặc hành vi sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề:

  • Cảm thấy bất lực hoặc vô vọng hoặc không có gì quan trọng
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc nhiều hơn bình thường để duy trì sức khoẻ hay giấc ngủ.
  • Cảm thấy bối rối một cách bất thường, dễ tức giận, khó chịu, lo lắng, la hét hoặc sợ hãi. Luôn cảm thấy phải chiến đấu với mọi người xung quanh.
  • Trải qua những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng gây ra các vấn đề trong mối quan hệ.
  • Có những suy nghĩ và kỷ niệm liên tục mà bạn không thể thoát ra khỏi đầu.
  • Nghĩ đến việc làm hại bản thân hoặc người khác.

6 cách để tăng cường một sức khoẻ tinh thần tốt

Các cách để duy trì và tăng cường sức khỏe tinh thần tích cực bao gồm:

  1. Nhận trợ giúp chuyên nghiệp (nhà tâm lý học/ thiền định):

Những vấn đề tâm lý cần được tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia uy tín và tin cậy. Đừng tham rẻ hoặc nghe lời đồn đại mà lựa chọn những cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng. Bạn chính là người bị ảnh hưởng đầu tiên nếu không được điều trị phù hợp.

Hoặc bạn có thể tham gia trải nghiệm Thiền định ở các chùa hay các lớp Tâm lý học. Thiền không chỉ giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng, thiền cũng giúp bạn ổn định tinh thần và nhìn nhận vấn đề lạc quan hơn.

Thay vì để tâm trí vào deadline hay những áp lực công việc khác, hãy chú trọng vào nhịp thở và cố gắng điều tiết chúng. Tăng dần thời lượng tập trung sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất.

2. Kết nối và giúp đỡ người khác:

Một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là tạo dựng và duy trì các mối quan hệ của bạn với những người khác. Điểm bắt đầu có thể đến từ các hội nhóm có chung sở thích, câu lạc bộ thể thao, thiện nguyện… Đừng quên chăm sóc những mối quan hệ hiện có và nối lại những mối quan hệ trong quá khứ. Hãy đặt mình vào vị trí của người đối diện và tự hỏi liệu mối quan hệ này có ý nghĩa và bền chặt hay không. Đó sẽ là kim chỉ nam cho bạn xây dựng được những mối quan hệ lành mạnh.

tang-cuong-suc-khoe-tinh-than-nhu-the-nao

3. Duy trì suy nghĩ tích cực:

Dành ra vài phút mỗi ngày để nuôi dưỡng nhu cầu cá nhân và lợi ích riêng của bạn. Đứng trước những khó khăn, bạn cần nhìn nhận một cách tích cực. Hãy đi tìm điểm mạnh của mình và coi thử thách như một cơ hội để học điều mới và phát triển bản thân.

4. Vận động cơ thể:

Tìm cách để bạn có thể di chuyển cơ thể và giảm thời gian ngồi một chỗ dù bạn phải ngồi ở văn phòng hơn 8 tiếng/ ngày. Đơn giản như đi lại rót nước, đi vệ sinh, đi lấy giấy tờ thay vì nhờ vả hay di chuyển sang bộ phận liên quan khác nói chuyện thay vì ngồi nhắn tin.

Hoạt động thể chất đã được chứng minh giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ, tăng sự tập trung, có tâm trạng tốt và giảm lo âu, căng thẳng.

5. Ngủ đủ giấc:

Cơ thể bạn cần thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng trước khi bước vào ngày làm việc mới. Do đó, đừng lấy mất khoảng thời gian quý giá này để dành vào những việc vô bổ như chơi game, lướt mạng xã hội hay xem tivi.

Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, giấc ngủ là chìa khóa giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo, tập trung cũng như giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong ngày.

6. Phát triển kỹ năng xử lý vấn đề:

Khi công việc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, hãy lên tiếng. Một cuộc trò chuyện với giám đốc hoặc ban nhân sự là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nên nhớ rằng, bạn còn gắn bó với công việc lâu dài chứ không chỉ ngày một ngày hai nên việc đảm bảo thể lực và sức khỏe là điều vô cùng quan trọng.

Từ khóa: 

sức khoẻ và đời sống

,

sức khoẻ tinh thần

,

thiền định

,

sống khoẻ

,

sức khoẻ