Bạn dùng quy tắc gì để tính toán và lập kế hoạch hướng đến mục tiêu tự do tài chính cho bản thân? Cụ thể các bước như thế nào?

  1. Đầu tư & Tài chính

Các bạn có thể lấy ví dụ trường hợp của các bạn để hướng dẫn chi tiết cho mình được không?
Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

tự do tài chính

,

quản lý tài chính

,

đầu tư & tài chính

Nói về chuyện này thì dài lắm, cá nhân đang đặt mục tiêu sẽ nghỉ hưu trước tuổi 35, từ nhỏ đã mê kinh doanh, đầu tư kinh khủng rồi, cực kỳ mê tài chính nên mình đã vạch một vài chiến lược cho cá nhân như sau, thực ra thì dài lắm nhưng chắc chỉ gói gọi lại một ít thôi, trích trong mục tài chính của Hiến pháp cá nhân:

  • Mình quan sát thấy có một nghịch lý đó là phần lớn chúng ta ai cũng muốn được trở nên được giàu có nhưng lại không có ai chịu học về tiền bạc, về tài chính, điều này giống như không biết lái xe nhưng cứ đòi làm tài xế vậy. Từ đây có thể rút ra một điều là muốn giàu thì phải có kiến thức về tài chính, thử nhìn trên thế giới xem, có ông tỷ phú mà không phải là bậc thầy về tài chính hay không? Vậy làm thế nào để có kiến thức về tài chính? Có thể tham gia các khoá học về tài chính, hoặc mua sách về đọc, cách mua sách về đọc là tốt hơn cả.

  • Thứ hai đó là phải biết cách kiềm chế cảm xúc. Con người bị chi phối bởi cảm xúc quá nhiều và gây nên vô vàn sai lầm trong các quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Bí quyết của các nhà đầu tư vĩ đại thực chất nằm ở việc kiềm chế cảm xúc, còn về mặt kiến thức tài chính thì ở ngoài kia có vô vàn, nhưng tại sao chẳng có ai thành công?

  • Học cách quản lý tiền bạc ngay từ những đồng tiền nhỏ nhất. Nếu còn giữ cái suy nghĩ là có mấy đồng quản lý làm gì thì không bao giờ giàu được, nếu bạn không quản lý được 100 ngàn thì lấy gì đảm bảo bạn sẽ quản lý được 1 triệu, 100 triệu hay một tỷ đồng?

  • Đừng bao giờ để tiền nằm im một chỗ, đó là hành động cực kỳ ngu ngu ngốc trong tài chính vì 100 ngàn ngày hôm nay không giống với 100 ngàn ngày hôm qua. Nếu bạn mang tiền đi đầu tư thì nó sinh lợi nhuận, nếu bạn để im thì lạm phát và nó mất giá trị. Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư mà theo mình nghĩ là nó khá an toàn, rủi ro thấp, mà cùng lắm thì hãy gửi ngân hàng để bù vào lạm phát và hãy nhớ là đừng bao giờ để tiền nằm im một chỗ, hãy ghi nhớ điều này. Lương của mình chỉ cần về đến tài khoản thôi là vài phút sau sẽ nằm mỗi chỗ một nơi, không bao giờ để nó nằm im, phải cho nó sinh lời ngay lập tức, để tiền nằm in một chỗ thực sự là một tội ác.

  • Hãy ghi chép. Nhiều người cứ thắc mắc chẳng hiểu tiền đi đâu hết, đó là vì chi tiêu một cách bừa bãi nhưng không chịu ghi chép. Ghi chép mục đích là để có cái nhìn tổng thể về sự xoay vòng của đồng tiền, thói quen chi tiêu, nhu cầu thiết yếu, nó giống như nhìn vào báo cáo tài chính của một công ty vậy, cực kỳ hay, hiểu rồi là mê mẩn luôn.

  • Có chiến lược cụ thể. Để làm được điều này thì phải có kiến thức, phải học thôi chứ không có cách nào khác. Hãy đi theo chiến lược mà mình đề ra và kiên trì với nó, đừng thay đổi, đừng tin vào những dự án lãi suất cao, hãy phân biệt giữa đầu cơ và đầu tư, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

  • Tiền nào mà chẳng là tiền. Một số người hay có thoái quen phân biệt tiền này với tiền kia, tiền này dùng vào việc này, còn tiền kia thì dùng vào việc khác. Việc phân loại như thế là không cần thiết vì tiền trong mọi trường hợp là bằng nhau.

  • Cách tiết kiệm tốt nhất là kiếm tiền. Người giàu dù có tiêu tiền như nước thì vẫn giàu, còn chúng ta có tiết kiệm cùng lắm cũng chỉ vào được tầng lớp trung lưu. Nhưng lúc đó 56, 60 tuổi còn hưởng thụ được cái mẹ gì nữa, con cái cũng cực khổ bao nhiêu năm trời, có đáng hay không?

  • Tiền của chúng ta nằm ở trong đầu chứ không phải là ở trong ví hay là tài khoản ngân hàng, đừng nhầm lẫn.

  • Muốn giàu hãy chơi với người giàu, đừng chơi lũ người nghèo, đó là những kẻ không bao giờ khá lên được và nó chỉ khiến bạn ngu dốt, nghèo hèn thêm mà thôi.

  • Muốn thoát nghèo về vật chất thì trước hết phải thoát nghèo về tri thức. Kiếm tiền là việc cực kỳ khó, vậy nên phải kiên trì, đừng có mơ đến việc trở thành triệu phú sau 1 đêm, ít nhất hãy mơ về 10 năm tới và thực hiện ngay từ hôm nay.

  • Ba hành vi của con người đối với đồng tiền bao gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền - Giữ tiền. Mỗi hành vi là đỉnh của một tam giác và chúng có tác động qua lại lẫn nhau, mình đang viết đến phần này trong chiến lược tài chính cá nhân.

    Trong ba hành vi trên thì giữ tiền là quan trọng hơn cả, hơn nhau là ở khả năng giữ tiền đấy. Trước khi kiếm được tiền hay học cách tiêu tiền thì phải biết cách giữ được tiền đã.

  • Thỉnh thoảng hay rút tiền mặt khoảng vài chục triệu để trong ví, lôi ra ngửi vì mê mùi tiền, nói chung con người vẫn khoái cầm nắm thực sự hơn là chỉ nhìn bằng mắt. Hai là để thử nghiệm xem mình có bị đồng tiền chi phối hay không, hồi trước cứ có tiền là bắt đầu muốn mua đủ mọi thứ, như nay thì chỉ nghĩ được đúng 1 điều: Đầu tư số tiền này vào đâu để sinh lời, chỉ có đúng một câu hỏi như vậy mà thôi.
  • Còn nhiều lắm mình không thể ghi hết được như là phân tán rủi ro, sập bẫy điểm tựa, nguỵ biện chi phí chìm, hiệu ứng Diderot, cách đọc bảng cân đối, bảng kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của một công ty, rồi còn khi lãi suất vượt quá bao nhiêu phần trăm thì sẽ không đầu tư, thời điểm nào mua vào, bán ra, nói chung là rất nhiều. À mình list mấy cuốn sách về tài chính để bạn nghiền ngẫm nhé:
  • Trí tuệ tài chính
  • Tư duy như những nhà đầu tư vĩ đại
  • Nhà đầu tư thông minh - Cuốn sách theo như lời Waren Buffet là cuốn hay nhất về đầu tư.
  • Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall
  • Tài chính căn bản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính hành vi
  • Cẩm nang CFO - Giám đốc tài chính
  • Các cuộc chiến tranh tiền tệ
  • Người giàu nhất thành Babylon
  • Tư duy triệu phú
  • Người đàn ông đánh bại mọi thị trường
  • Từ tốt đến vĩ đại
  • Xây dựng để trường tồn
  • Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính
  • ....thôi còn nhiều lắm, bạn cứ lên tiki tìm là có gần hết nhé. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.
Trả lời

Nói về chuyện này thì dài lắm, cá nhân đang đặt mục tiêu sẽ nghỉ hưu trước tuổi 35, từ nhỏ đã mê kinh doanh, đầu tư kinh khủng rồi, cực kỳ mê tài chính nên mình đã vạch một vài chiến lược cho cá nhân như sau, thực ra thì dài lắm nhưng chắc chỉ gói gọi lại một ít thôi, trích trong mục tài chính của Hiến pháp cá nhân:

  • Mình quan sát thấy có một nghịch lý đó là phần lớn chúng ta ai cũng muốn được trở nên được giàu có nhưng lại không có ai chịu học về tiền bạc, về tài chính, điều này giống như không biết lái xe nhưng cứ đòi làm tài xế vậy. Từ đây có thể rút ra một điều là muốn giàu thì phải có kiến thức về tài chính, thử nhìn trên thế giới xem, có ông tỷ phú mà không phải là bậc thầy về tài chính hay không? Vậy làm thế nào để có kiến thức về tài chính? Có thể tham gia các khoá học về tài chính, hoặc mua sách về đọc, cách mua sách về đọc là tốt hơn cả.

  • Thứ hai đó là phải biết cách kiềm chế cảm xúc. Con người bị chi phối bởi cảm xúc quá nhiều và gây nên vô vàn sai lầm trong các quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Bí quyết của các nhà đầu tư vĩ đại thực chất nằm ở việc kiềm chế cảm xúc, còn về mặt kiến thức tài chính thì ở ngoài kia có vô vàn, nhưng tại sao chẳng có ai thành công?

  • Học cách quản lý tiền bạc ngay từ những đồng tiền nhỏ nhất. Nếu còn giữ cái suy nghĩ là có mấy đồng quản lý làm gì thì không bao giờ giàu được, nếu bạn không quản lý được 100 ngàn thì lấy gì đảm bảo bạn sẽ quản lý được 1 triệu, 100 triệu hay một tỷ đồng?

  • Đừng bao giờ để tiền nằm im một chỗ, đó là hành động cực kỳ ngu ngu ngốc trong tài chính vì 100 ngàn ngày hôm nay không giống với 100 ngàn ngày hôm qua. Nếu bạn mang tiền đi đầu tư thì nó sinh lợi nhuận, nếu bạn để im thì lạm phát và nó mất giá trị. Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư mà theo mình nghĩ là nó khá an toàn, rủi ro thấp, mà cùng lắm thì hãy gửi ngân hàng để bù vào lạm phát và hãy nhớ là đừng bao giờ để tiền nằm im một chỗ, hãy ghi nhớ điều này. Lương của mình chỉ cần về đến tài khoản thôi là vài phút sau sẽ nằm mỗi chỗ một nơi, không bao giờ để nó nằm im, phải cho nó sinh lời ngay lập tức, để tiền nằm in một chỗ thực sự là một tội ác.

  • Hãy ghi chép. Nhiều người cứ thắc mắc chẳng hiểu tiền đi đâu hết, đó là vì chi tiêu một cách bừa bãi nhưng không chịu ghi chép. Ghi chép mục đích là để có cái nhìn tổng thể về sự xoay vòng của đồng tiền, thói quen chi tiêu, nhu cầu thiết yếu, nó giống như nhìn vào báo cáo tài chính của một công ty vậy, cực kỳ hay, hiểu rồi là mê mẩn luôn.

  • Có chiến lược cụ thể. Để làm được điều này thì phải có kiến thức, phải học thôi chứ không có cách nào khác. Hãy đi theo chiến lược mà mình đề ra và kiên trì với nó, đừng thay đổi, đừng tin vào những dự án lãi suất cao, hãy phân biệt giữa đầu cơ và đầu tư, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

  • Tiền nào mà chẳng là tiền. Một số người hay có thoái quen phân biệt tiền này với tiền kia, tiền này dùng vào việc này, còn tiền kia thì dùng vào việc khác. Việc phân loại như thế là không cần thiết vì tiền trong mọi trường hợp là bằng nhau.

  • Cách tiết kiệm tốt nhất là kiếm tiền. Người giàu dù có tiêu tiền như nước thì vẫn giàu, còn chúng ta có tiết kiệm cùng lắm cũng chỉ vào được tầng lớp trung lưu. Nhưng lúc đó 56, 60 tuổi còn hưởng thụ được cái mẹ gì nữa, con cái cũng cực khổ bao nhiêu năm trời, có đáng hay không?

  • Tiền của chúng ta nằm ở trong đầu chứ không phải là ở trong ví hay là tài khoản ngân hàng, đừng nhầm lẫn.

  • Muốn giàu hãy chơi với người giàu, đừng chơi lũ người nghèo, đó là những kẻ không bao giờ khá lên được và nó chỉ khiến bạn ngu dốt, nghèo hèn thêm mà thôi.

  • Muốn thoát nghèo về vật chất thì trước hết phải thoát nghèo về tri thức. Kiếm tiền là việc cực kỳ khó, vậy nên phải kiên trì, đừng có mơ đến việc trở thành triệu phú sau 1 đêm, ít nhất hãy mơ về 10 năm tới và thực hiện ngay từ hôm nay.

  • Ba hành vi của con người đối với đồng tiền bao gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền - Giữ tiền. Mỗi hành vi là đỉnh của một tam giác và chúng có tác động qua lại lẫn nhau, mình đang viết đến phần này trong chiến lược tài chính cá nhân.

    Trong ba hành vi trên thì giữ tiền là quan trọng hơn cả, hơn nhau là ở khả năng giữ tiền đấy. Trước khi kiếm được tiền hay học cách tiêu tiền thì phải biết cách giữ được tiền đã.

  • Thỉnh thoảng hay rút tiền mặt khoảng vài chục triệu để trong ví, lôi ra ngửi vì mê mùi tiền, nói chung con người vẫn khoái cầm nắm thực sự hơn là chỉ nhìn bằng mắt. Hai là để thử nghiệm xem mình có bị đồng tiền chi phối hay không, hồi trước cứ có tiền là bắt đầu muốn mua đủ mọi thứ, như nay thì chỉ nghĩ được đúng 1 điều: Đầu tư số tiền này vào đâu để sinh lời, chỉ có đúng một câu hỏi như vậy mà thôi.
  • Còn nhiều lắm mình không thể ghi hết được như là phân tán rủi ro, sập bẫy điểm tựa, nguỵ biện chi phí chìm, hiệu ứng Diderot, cách đọc bảng cân đối, bảng kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của một công ty, rồi còn khi lãi suất vượt quá bao nhiêu phần trăm thì sẽ không đầu tư, thời điểm nào mua vào, bán ra, nói chung là rất nhiều. À mình list mấy cuốn sách về tài chính để bạn nghiền ngẫm nhé:
  • Trí tuệ tài chính
  • Tư duy như những nhà đầu tư vĩ đại
  • Nhà đầu tư thông minh - Cuốn sách theo như lời Waren Buffet là cuốn hay nhất về đầu tư.
  • Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall
  • Tài chính căn bản
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính hành vi
  • Cẩm nang CFO - Giám đốc tài chính
  • Các cuộc chiến tranh tiền tệ
  • Người giàu nhất thành Babylon
  • Tư duy triệu phú
  • Người đàn ông đánh bại mọi thị trường
  • Từ tốt đến vĩ đại
  • Xây dựng để trường tồn
  • Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính
  • ....thôi còn nhiều lắm, bạn cứ lên tiki tìm là có gần hết nhé. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.