Bạn nghĩ gì về thân phận người vợ lẽ ngày xưa qua thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Văn hóa

Mình đọc thơ của Hồ Xuân Hương và thấy bài này, nói về kiếp lấy chồng chung của phụ nữ ngày xưa và cũng chính là thân phận của bà.

"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùngChém cha cái kiếp lấy chồng chungNăm chừng mười họa hay chăng chớMột tháng đôi lần có cũng khôngCố đấm ăn xôi xôi lại hỏngCầm bằng làm mướn mướn không côngNỗi này ví biết dường này nhỉThời trước thôi đành ở vậy xong"

Thông qua bài thơ này mọi người nghĩ thế nào về cảnh lấy chồng chung ngày xưa nhỉ? Ở thời điểm hiện tại thì vấn đề một chồng sống chung với nhiều vợ có đang được nhìn nhận như xưa?

Từ khóa: 

văn hóa

Vợ lẽ khổ vậy chắc vợ cả sướng nhỉ? Lúc hàn vi khổ sở, vợ cả làm chỗ dưa lập thân cho chồng, đến khi vinh hiển, chồng rước vợ lẽ non tơ, xinh đẹp kém mình cả mấy chục tuổi về ôm còn mình chăn đơn gối chiếc. Ai kêu khổ cho 

Trả lời

Vợ lẽ khổ vậy chắc vợ cả sướng nhỉ? Lúc hàn vi khổ sở, vợ cả làm chỗ dưa lập thân cho chồng, đến khi vinh hiển, chồng rước vợ lẽ non tơ, xinh đẹp kém mình cả mấy chục tuổi về ôm còn mình chăn đơn gối chiếc. Ai kêu khổ cho 

Trước hết, người phụ nữ xưa vốn phải sống trong định kiến với số phận bi đát, bất hạnh
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.
Những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH.
Hồ Xuân Hương là đứa con của một người vợ lẽ. Trở trêu thay chính bà lấy chồng hai lần, cả hai lần đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của bao người đàn bà bất hạnh khác trong chế độ đa thê đáng nguyền rủa dưới chế độ phong kiến đã dồn nén lại thành một khối thuốc nổ: bài thơ “Làm lẽ”. Bài thơ có sức công phá ghê gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng đòi quyền sống, đòi hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ:
Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương trong trường trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!