Bạn nghĩ gì về văn hoá uống rượu của chúng ta?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Rượu đơn giản là một loại đồ uống có cồn, có rượu nặng nhẹ tuy nhiên uống nhiều thì sẽ dẫn đến say vì chung quy lại đó là hợp chất hóa học, là chất độc ảnh hưởng đến thần kinh nên theo tôi không nên nói tài khi uống rượu, chẳng qua là thể trạng từng người khác nhau, người uống được ít người thì uống được nhiều hơn.
Từ thời kỳ xã hội phong kiến xa xưa người ta nặng cái tình huynh đệ, chén rượu là lời chúc sức khỏe, là sự tôn trọng lẫn nhau, lúc uống rượu là lúc tâm sự, chia ngọt sẻ bùi, khó khăn trong cuộc sống với nhau. Dần theo thời gian người ta quan niệm chén rượu là thước đo của tình cảm con người dành cho nhau, đó chính là sự biến tấu làm lệch lạc đi cái truyền thống uống rượu của dân ta, là lý do dẫn đến luôn có sự quá đã khi uống rượu, dân đến các trường hợp say rượu mà khi say xỉn rồi thì con người không thể làm chủ hành vi, không còn là con người nữa.
Trong xã hội hiện đại cũng vậy, thừa hưởng những qua niệm cũ để lại đã ảnh hưởng đến lớp thanh thiếu niên sau này. Tuy nhiên do nhận thức bây giờ cao hơn nên người ta nhận thấy thực sự uống nhiều rượu thì chỉ ảnh hưởng sức khỏe và cộng đồng thôi, bản lĩnh của con người thể hiện ở tri thức và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội mà thôi. Trên thực tế đã chứng minh uống rượu quá mức dẫn đến những hệ lụy khó lường cho xã hội như tai nạn giao thông, cãi cọ, đánh nhau vô tổ chức, làm cho đầu óc mu muội, xa hơn là làm suy kiệt giống nòi, ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ mai sau. Nghị định 100 ban hành kịp thời đã hạn chế được phần nào và giúp còn người dỡ bỏ được cái rào cản vô hình ấy trong xã hội.
Trong cuộc sống có nhiều người không có năng lực, tuy nhiên vì lý do nào đó được đặt vào các vị trí lãnh đạo quan trọng, bình thường không thể quản lý người khác bằng trí óc và thực lực nên đã mượn rượu và tâm linh để đè nén nhân viên, đặc biệt là trong các tổ chức của nhà nước.
Trả lời
Rượu đơn giản là một loại đồ uống có cồn, có rượu nặng nhẹ tuy nhiên uống nhiều thì sẽ dẫn đến say vì chung quy lại đó là hợp chất hóa học, là chất độc ảnh hưởng đến thần kinh nên theo tôi không nên nói tài khi uống rượu, chẳng qua là thể trạng từng người khác nhau, người uống được ít người thì uống được nhiều hơn.
Từ thời kỳ xã hội phong kiến xa xưa người ta nặng cái tình huynh đệ, chén rượu là lời chúc sức khỏe, là sự tôn trọng lẫn nhau, lúc uống rượu là lúc tâm sự, chia ngọt sẻ bùi, khó khăn trong cuộc sống với nhau. Dần theo thời gian người ta quan niệm chén rượu là thước đo của tình cảm con người dành cho nhau, đó chính là sự biến tấu làm lệch lạc đi cái truyền thống uống rượu của dân ta, là lý do dẫn đến luôn có sự quá đã khi uống rượu, dân đến các trường hợp say rượu mà khi say xỉn rồi thì con người không thể làm chủ hành vi, không còn là con người nữa.
Trong xã hội hiện đại cũng vậy, thừa hưởng những qua niệm cũ để lại đã ảnh hưởng đến lớp thanh thiếu niên sau này. Tuy nhiên do nhận thức bây giờ cao hơn nên người ta nhận thấy thực sự uống nhiều rượu thì chỉ ảnh hưởng sức khỏe và cộng đồng thôi, bản lĩnh của con người thể hiện ở tri thức và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội mà thôi. Trên thực tế đã chứng minh uống rượu quá mức dẫn đến những hệ lụy khó lường cho xã hội như tai nạn giao thông, cãi cọ, đánh nhau vô tổ chức, làm cho đầu óc mu muội, xa hơn là làm suy kiệt giống nòi, ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ mai sau. Nghị định 100 ban hành kịp thời đã hạn chế được phần nào và giúp còn người dỡ bỏ được cái rào cản vô hình ấy trong xã hội.
Trong cuộc sống có nhiều người không có năng lực, tuy nhiên vì lý do nào đó được đặt vào các vị trí lãnh đạo quan trọng, bình thường không thể quản lý người khác bằng trí óc và thực lực nên đã mượn rượu và tâm linh để đè nén nhân viên, đặc biệt là trong các tổ chức của nhà nước.

Mình không thích vụ cứ lên bàn nhậu là bắt người khác phải uống rượu bia, trong khi người kia đã từ chối rồi mà vẫn cứ bị ép uống.

Chào bạn, mình thấy văn hóa uống rượu của chúng ta có rất nhiều điều thú vị.

Liệt kê ra có thể thấy từ: Thời gian và địa điểm uống rượu, cách ngâm rượu, cách rót rượu, cách uống rượu, chọn đồ nhắm với rượu, mẹo mời rượu, mẹo tránh rượu, mẹo giải rượu và con người trước - sau khi uống rượu, chi phí cho cuộc rượu v.v... đều có triết lý riêng, thậm chí có thể nói, rượu là một môn "khoa học liên ngành" cũng chẳng sai.

Xưa kia (và vẫn tiếp diễn đến nay) chúng ta thường có câu "Nam vô tửu như cờ vô phong" để nhắc nhở người làm trai cần phải có rượu thì mới có khí thế, bản lĩnh. Cộng thêm ấn tượng từ phim ảnh, sách truyện mà rượu thường được gắn với hình ảnh "Nam tử hán đại trượng phu"tu ừng ực vò lớn vò nhỏ trước khi làm đại sự, kết giao bằng hữu hay tới chốn vào sinh ra tử. Chính vì khao khát có uy phong ấy mà người ta tập tành uống rượu với niềm tin ngây thơ là: uống nhiều, uống quen sẽ có tửu lượng tốt, mà tửu lượng tốt tức là biết uống rượu.

Song uống rượu thực sự khó như đi đánh trận vậy.

Có người uống thì chiếm được thành quách, có người uống thì tan cửa nát nhà.

Có người uống thì chinh phục được nhân tâm, có người uống thì bị dồn đến chân tường.

Có người uống thì thăng hoa vinh hiển, có người uống thì thân tàn ma dại.

Có người uống thì thành bậc chủ soái, có người uống thì chỉ quay về vẫy đuôi.

Có người uống thì sống, có người uống thì chết.

Do đó, coi việc dùng binh là hệ trọng với quốc gia, thì với đời người uống rượu cũng hệ trọng không kém. Nếu văng mạng uống thì cũng như văng mạng xông pha vậy. Hiểu ít thì họa nhiều.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa rượu, hãy chịu khó thâm nhập và quan sát các cuộc nhậu theo cả chiều hướng "Tiên tửu" lẫn "Cẩu tửu". Cứ quan sát kĩ và đừng mang theo định kiến.

Chúc bạn vui vẻ và tỉnh táo khi tìm hiểu về rượu.

Ngoài Bắc như ở Hưng Yên quê mình uống rượu nặng lắm. Cỗ bàn cưới hỏi rồi các dịp uống rượu siêu nhiều luôn í.
Mình nghĩ nên hạn chế việc này. Đầu tiên là quan điểm uống hay không không ép. Hai là lái xe thì không uống. Ba là nhà đám giảm bớt đi thì khách khứa cũng ít uống, vui vẻ đôi bên.
Đi đám cưới mà say sưa quậy tung lên thì đúng là mệt thật.