Bạn nghĩ gì về việc cho rằng lắng nghe đúng cách là việc tiếp nhận toàn bộ thông tin và không phán xét?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Tùy thuộc vào người nói / người kể nhé. Đôi khi người ta cần bạn phán xét để người ta biết khách quan như thế nào. Người ta đã đang phân vân rồi thì mình phải rõ ràng, dù là đang đồng ý hay phán xét đi nữa (tất nhiên không phải nói như tát nước vào mặt)
Trả lời
Tùy thuộc vào người nói / người kể nhé. Đôi khi người ta cần bạn phán xét để người ta biết khách quan như thế nào. Người ta đã đang phân vân rồi thì mình phải rõ ràng, dù là đang đồng ý hay phán xét đi nữa (tất nhiên không phải nói như tát nước vào mặt)

Vấn đề bạn đặt ra theo mình chỉ đúng một phần. Khi đứng trước một vấn đề việc đầu tiên là tiếp cận vấn đề theo hướng lắng nghe từ người khác là đúng nhưng hãy lắng nghe thật kỹ và phải biết phân tích đâu là đúng sai vì nếu chỉ nghe tiếp thu mà không phân tích thì mỗi ngày chúng ta tiếp cận bao nhiêu thông tin và chúng đúng hết sao.

Thông tin hiện tại chúng ta tiếp cận nhiều nguồn và tính xác thực, đúng đắn là do chúng ta phân tích. Chưa chắc người bạn đang lắng nghe là đúng. Kể bạn nghe 1 câu chuyện nhỏ của bản thân mình, mình từng gặp 1 bạn, bạn ấy nói mình là người giỏi sử, thích sử và bạn ấy thích nhất nhân vật Lý Bình Trọng. Mình nghe thoáng qua tưởng bạn ấy nói lầm mình hỏi lại tên lần nữa vẫn là tên ấy. Mình hỏi nhân vật này thời nào thì bạn ấy bê nguyên câu chuyện của Lý Tự Trọng ra kể chỉ là thêm chi tiết thời chống Mỹ cứu nước!!!

Lắng nghe là điều cần thiết, tuy nhiên hãy lắng nghe một cách khôn ngoan và hữu ích

Mình nghĩ đúng nhưng chưa đủ lắm. Lắng nghe không có nghĩa là chỉ biết nghe không thôi.

Lắng nghe là phải tiếp nhận toàn bộ thông tin. Không chỉ lúc lắng nghe mà mọi lúc, một khi đã nghe cần nghe rõ, đầy đủ thâu tóm hết ý tưởng của người nói. Đừng có, nói dân dã tí, nhảy vào họng ng ta khi họ đang nói.

Không phán xét, ok. Thế không phản hồi thì bạn lắng nghe làm gì. Để họ nói chuyện với cái bàn hoặc cái gương đi cho khỏe. Không phán xét nhưng phải phản hồi lại, đôi lúc thể im lặng nhưng thường thì bạn có thể cho lời khuyên về việc người ta đang nói, có thể đồng tình và ngay cả phản đối (nhưng phải tùy lúc, kiểu ng ta nói t ko đủ can đảm tán con đó m ạ hay nó bỏ t rồi t đi nhảy cầu đây, mà vẫn lặng im thì là "cố sát" rồi chứ lắng nghe gì 😆😆). Thấy đúng mà ko đồng tình, thấy sai mà ko phản đối thì sao gọi là đúng được.

Nói chung lắng nghe trước hết cần phải nghe, rồi sau đó tùy chủ đề, tùy tình huống mà có sự phản hồi lại đối với người nói. Vì cho ngay, nói chuyện với pho tượng cũng chán ngán lắm.

P/s: câu hỏi bạn nên thêm dấu câu để câu hỏi rõ ràng đâu là trọng tâm, đâu cần giải đáp nhé. Đọc câu hỏi mà thấy quay quay quá 🤣🤣

Mình nghĩ là trước khi muốn hiểu người khác nói gì thì đầu tiên bạn nên cố gắng diễn đạt sao cho người khác hiểu bạn đang nghĩ gì.

Ví dụ như trong câu hỏi của bạn cũng đang có vài từ khóa mình không hiểu, và khi kết hợp cả câu lại mình cũng không thể hiểu rõ ý.

Mình không rõ câu hỏi của bạn lắm, nhưng mình nghĩ eye-contact là điều rất quan trọng khi lắng nghe. Còn nếu voice call, thì chú ý vào giọng điệu sẽ giúp ích rất nhiều việc hiểu câu truyện hơn.