Bạn nghĩ sao về cách PR Marketing của VJA khi đón đội tuyển U23 về nước?

  1. Marketing

Ngày 28/1, đón đội tuyển U23 VN khải hoàn, VJA đã có màn chào đón vô cùng đặc biệt, chiếm được Spotlight giữa "cơn bão" U23 VN, tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng.

Bỏ qua góc độ đạo đức học, văn hóa học mà thuần túy business học thì Vietjet Air thực sự là cao thủ PR Marketing.

Các bạn nghĩ sao về case VJA lần này?

Từ khóa: 

marketing

Nếu như mình nhớ không nhầm thì có một thống kê năm 2016 chỉ ra là ở Việt Nam, cứ 10 người đi máy bay thì có khoảng 8-9 người là đi lần đầu (hoặc là 1 năm chỉ đi 1 lần hay gì đó, mình không nhớ chính xác). Và tỷ lệ này càng chính xác với các hãng hàng không giá rẻ (như Vietjet).

Nên mình nghĩ, có thể target của Vietjet trong chiến dịch này là đối tượng sử dụng hàng không giá rẻ, và đâu đó đối tượng này chính là các bạn trẻ - nói hơi dân gian một tý là thành phần "đói tin" trên mạng xã hội. Mà khi đã "đói" rồi người chẳng còn quan tâm đến ngon, bổ, dinh dưỡng,... gì nữa. Trong trường hợp này Vietjet đã "chiêu đãi" các bạn "đói tin" bằng một món truyền thống, khá quen thuộc, hợp "khẩu vị" người Việt - mình đang muốn so sánh với món Bún đậu mắm tôm. "Khẩu vị" người Việt được VJ xác định ở đây chính là "tinh thần" thích bày tỏ quan điểm, thích thể hiện cái nhìn "thẩm mỹ", thích lên án, thích chì chiết,...

Còn nếu để ý kỹ hơn thì bạn sẽ thấy những hình ảnh phản cảm này chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, còn chương trình đón U23 được phát sóng trực tiếp trên VTV không hề có những hình ảnh này xuất hiện.

Tính ra thì chỉ có VJ và VNA tham gia vào chiến dịch U23 này, VNA thì làm tế nhị hơn, tinh tế hơn, và đương nhiên là cũng ít người biết đến hơn.

Không biết bạn như thế nào, chứ sự thật là mình cũng không vì sự quảng cáo phản cảm của VJ mà bỏ thêm cả triệu đồng (cho 1 chiều đi) nữa để chọn VNA chỉ vì VNA quảng cáo tinh tế hơn (Trừ những trường hợp cụ thể đặc biệt, vì mình thuộc phân khúc sử dụng hàng không giá rẻ).

Và quan điểm của mình thì hình ảnh VJ cùng các bạn nữ trong trang phục sexy với mình cũng khá quen thuộc rồi (nhà mình có cả bộ lịch với những hình ảnh như thế của VJ). Nên mình cũng không cảm thấy quá sốc. Rõ ràng đây đã thuộc định vị hình ảnh thương hiệu của VJ từ trước rồi. Duy chỉ có cái vượt ngoài dự đoán của mình là bạn nữ chính kia có dáng người không chuẩn chút nào, có lẽ điều này mới góp phần làm viral chiến dịch này của VJ (nôm na gọi là vai trò của "mắm tôm" trong món Bún đậu mắm tôm)

Trả lời

Nếu như mình nhớ không nhầm thì có một thống kê năm 2016 chỉ ra là ở Việt Nam, cứ 10 người đi máy bay thì có khoảng 8-9 người là đi lần đầu (hoặc là 1 năm chỉ đi 1 lần hay gì đó, mình không nhớ chính xác). Và tỷ lệ này càng chính xác với các hãng hàng không giá rẻ (như Vietjet).

Nên mình nghĩ, có thể target của Vietjet trong chiến dịch này là đối tượng sử dụng hàng không giá rẻ, và đâu đó đối tượng này chính là các bạn trẻ - nói hơi dân gian một tý là thành phần "đói tin" trên mạng xã hội. Mà khi đã "đói" rồi người chẳng còn quan tâm đến ngon, bổ, dinh dưỡng,... gì nữa. Trong trường hợp này Vietjet đã "chiêu đãi" các bạn "đói tin" bằng một món truyền thống, khá quen thuộc, hợp "khẩu vị" người Việt - mình đang muốn so sánh với món Bún đậu mắm tôm. "Khẩu vị" người Việt được VJ xác định ở đây chính là "tinh thần" thích bày tỏ quan điểm, thích thể hiện cái nhìn "thẩm mỹ", thích lên án, thích chì chiết,...

Còn nếu để ý kỹ hơn thì bạn sẽ thấy những hình ảnh phản cảm này chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, còn chương trình đón U23 được phát sóng trực tiếp trên VTV không hề có những hình ảnh này xuất hiện.

Tính ra thì chỉ có VJ và VNA tham gia vào chiến dịch U23 này, VNA thì làm tế nhị hơn, tinh tế hơn, và đương nhiên là cũng ít người biết đến hơn.

Không biết bạn như thế nào, chứ sự thật là mình cũng không vì sự quảng cáo phản cảm của VJ mà bỏ thêm cả triệu đồng (cho 1 chiều đi) nữa để chọn VNA chỉ vì VNA quảng cáo tinh tế hơn (Trừ những trường hợp cụ thể đặc biệt, vì mình thuộc phân khúc sử dụng hàng không giá rẻ).

Và quan điểm của mình thì hình ảnh VJ cùng các bạn nữ trong trang phục sexy với mình cũng khá quen thuộc rồi (nhà mình có cả bộ lịch với những hình ảnh như thế của VJ). Nên mình cũng không cảm thấy quá sốc. Rõ ràng đây đã thuộc định vị hình ảnh thương hiệu của VJ từ trước rồi. Duy chỉ có cái vượt ngoài dự đoán của mình là bạn nữ chính kia có dáng người không chuẩn chút nào, có lẽ điều này mới góp phần làm viral chiến dịch này của VJ (nôm na gọi là vai trò của "mắm tôm" trong món Bún đậu mắm tôm)

Phản cảm - Bikini là cách mà VietJet Air luôn lựa chọn để định vị và sử dụng xuyên suốt các chiến dịch MKT của họ rồi.

Công bằng mà nói, ngày hôm qua VJA là brand thành công nhất vì brand này được mention trên tất cả các media channel (sóng VTV, truyền hình, báo chí...) với một cái giá rất rẻ.

Sự phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng khiến VJA phải hide fanpage (vì khả năng bị report mất page); nhưng giá cổ phiếu của VJA vẫn tăng khủng khiếp. Và ko cần tới fanpage thì keyword VJA vẫn viral khắp nơi.

Nếu dưới góc nhìn của người làm MKT , mình ko thích campaign này, ko thiện cảm với cách làm "xôi thịt" này; nhưng nghiêm túc hãy nhìn về target audience của VJA, họ có bị quá có vấn đề với cách làm này k? Chị TGD trả lời thế này thế kia thế nào có phải thứ mà hành khách VJA họ quan tâm không? Họ chỉ thấy VJA xuất hiện khắp nơi, VJA vượt mặt cả VNA đi đón cầu thủ bằng chuyên cơ hoành tráng, logo hình ảnh khắp nơi.

Những người đang chia sẻ, chửi bới , kêu gọi tẩy chay VJA có phải là khách hàng thường xuyên của VJA k? chắc chắn là ít rồi, vì họ có nhiều sự lựa chọn hơn, họ chọn đi VNA (như mình cũng ko chọn VJA để di chuyển bao giờ)

Nếu VJA là một nhãn hàng FMCG (như nước mắm Masan) thì họ có thể phải lo lắng về phản ứng của cộng đồng, lo sợ tẩy chay. Nhưng trong lĩnh vực hàng không, vốn dĩ người dùng có quá ít sự lựa chọn rồi, "nguy cơ" và câu chuyện "tẩy chay" sẽ hóa giải nhanh thôy. Tết này, VJA vẫn full chuyến - và vì giá rẻ, người dùng vẫn chấp nhận được "xôi thịt", mà xôi thịt có khi lại gần gũi, bình dân :D

Mềnh ko phải là dân làm marketing nhưng mềnh thấy cái này thường người ta gọi là "chơi ngu lấy tiếng".

"Good news travels slowly, bad news has wings" - sau vụ này rất nhiều người sẽ biết đến cái tên VJA, mặc dù nó là tiếng xấu nhưng tính ra thì VJA cũng chả mất gì, nhiều lắm mấy hôm nữa bị phạt mấy chục củ vì "vi phạm thuần phong mỹ tục". Chẳng có mấy người sẽ bỏ thêm gấp rưỡi xiền để mua vé của VNA chỉ vì ghét VJA cả, thực sự là 1 chiêu PR khá là thành công.

VJA biết rõ vị trí và lợi thế của mình trên thị trường, ko như thanh niên Dan tự mang đá đập bát cơm của mình.

VietJet Air có thể xem là thương hiệu chớp lấy thời cơ nhanh và nhạy bén nhất trong giai đoạn nhà nhà đều hướng về U23 Việt Nam.

  • Ngay trước bán kết Việt Nam- Qatar: lời hứa “Sơn hình đội tuyển Việt Nam lên thân máy bay” từ VJA được xem là phát súng PR lớn đầu tiên cùng với hàng loạt gói tài trợ cho đội tuyển quốc gia cùng thông điệp: Đồng hành cùng U23. Điều này tạo sự đổ dồn chú ý ban đầu của người hâm mộ đang dâng trào niềm vui sướng và bất ngờ.
  • Sau trận chung kết dù VN không là đội vô địch nhưng VJA lập tức nắm lấy cơ hội này để trở thành hãng hàng không chở cả đội tuyển Việt Nam về nước với chiếc chuyên cơ “Tôi yêu tổ quốc tôi”. Tuy nhiên VJA đã tạo ra phản ứng ngược khi có hình "xôi- thịt" của dàn tiếp viên bên cạnh nét mặt ngượng ngùng của các cầu thủ, đã gây làn sóng giận dữ từ cộng đồng mạng.
  • VJA xây dựng hãng hàng không trẻ trung năng động và được biết đến với hình ảnh thương hiệu “hãng hàng không bikini”

Vietnam Airline tuy đi sau nhưng vẫn lặng lẽ hòa vào niềm tự hào với màn livestream sự đón chào nồng nhiệt của các tiếp viên với tà áo dài gần gũi của hãng hàng không dành cho các cầu thủ ngay sau chuyến bay đặc biệt của Vietjet Air. Việc này đã ghi điểm liền trong mắt mọi người và càng tạo ra sự tranh luận lớn nhiều chiều về hành động khác biệt của hai hãng hàng không này.

Nhìn chung, VJA và VNA đều biết rõ mình là ai và vị thế như thế nào trên thị trường, nên cách xây dựng hình ảnh thương hiệu và PR sẽ tương ứng, phù hợp.

với mình đó là điều bình thường, những người ngoài cuộc sẽ chỉ có thể đánh giá chứ không biết được sau việc PR như thế họ sẽ được gì. Với số đông thì như thế là không đúng thuần phong mỹ tục,...nhưng nhìn vào thực tế thì họ đc biết đến và vẫn đc khách hàng sử dụng rộng rãi đặc biệt là đàn ông =)).