Bạn nghĩ sao về việc người lớn lấy chuyện trước kia của mình để dạy dỗ trẻ nhỏ?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau vừa là bản năng của bố mẹ, vừa là trách nhiệm của thế hệ đi trước. Thế nên mang ra để chỉ bảo, dạy dỗ là chuyện bình thường.

Có lẽ vấn đề ở đây là việc áp đặt chủ nghĩa kinh nghiệm của bố mẹ cho thế hệ sau, khi bối cảnh sống của mỗi thời đã rất khác nhau. Và cách con cái học, tiếp thu và phản hồi lại những kinh nghiệm, tri thức đó như thế nào.

Nếu con cái nói bố mẹ sai thì chắc chắn là không ổn rồi. Vì sao vậy, bởi vì những gì họ đã trải qua, đã học được đương nhiên có giá trị, đương nhiên có phần đúng đắn. Mình phải tìm cách phản biện lại được.

Mà bí kíp ở đây đó chính là tư duy phản biện Critical Thinking. Nếu các bạn nắm chắc món này thì hoàn toàn có thể lập luận, phản biện lại được bố mẹ. Lưu ý là phản biện, chứ không phải chứng minh bố mẹ sai. Bạn đúng, và bố mẹ bạn cũng đúng. Mỗi người sẽ chỉ đúng một phần thôi.

Trả lời

Việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau vừa là bản năng của bố mẹ, vừa là trách nhiệm của thế hệ đi trước. Thế nên mang ra để chỉ bảo, dạy dỗ là chuyện bình thường.

Có lẽ vấn đề ở đây là việc áp đặt chủ nghĩa kinh nghiệm của bố mẹ cho thế hệ sau, khi bối cảnh sống của mỗi thời đã rất khác nhau. Và cách con cái học, tiếp thu và phản hồi lại những kinh nghiệm, tri thức đó như thế nào.

Nếu con cái nói bố mẹ sai thì chắc chắn là không ổn rồi. Vì sao vậy, bởi vì những gì họ đã trải qua, đã học được đương nhiên có giá trị, đương nhiên có phần đúng đắn. Mình phải tìm cách phản biện lại được.

Mà bí kíp ở đây đó chính là tư duy phản biện Critical Thinking. Nếu các bạn nắm chắc món này thì hoàn toàn có thể lập luận, phản biện lại được bố mẹ. Lưu ý là phản biện, chứ không phải chứng minh bố mẹ sai. Bạn đúng, và bố mẹ bạn cũng đúng. Mỗi người sẽ chỉ đúng một phần thôi.

Mình thấy bản chất của việc lấy kinh nghiệm của mình để áp vào người khác đã là sai vì cuộc đời không vận hành theo quy luật dễ dàng như vậy. Tuy nhiên thì những kinh nghiệm đi trước cũng là một thứ đáng để lưu ý và học hỏi.

Vậy nên mình nghĩ chỉ nên kể lại đó là một ví dụ, nói rằng đó là trải nghiệm và đây suy nghĩ của bố/ mẹ, nếu là con thì con thấy sao. Để trẻ có một sự tách biệt trong nhận thức mà vẫn có thể có thêm trải nghiệm hay hiểu biết trong kho nhớ của mình.

Còn nếu kể riết như thế thì hoặc trẻ sẽ bị đóng khung lối tư duy hoặc là bị "ngán" mà không nghe theo vì không thuyết phục, tùy vào độ tuổi hoặc tính cách nhận thức của trẻ.

Ý của bạn là kiểu "Ngày xưa bằng tuổi mày, bố mẹ đã làm cái này cái kia" đúng không? Mình thấy cách dạy con như thế này không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn tạo áp lực rất lớn cho các con. Từ kiểu so sánh như thế, các đứa trẻ sẽ theo 2 hướng, hoặc là chúng sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, từ đó sẽ xảy ra những tủi hờn, giận dỗi, thậm chí là những suy nghĩ tiêu cực; hoặc là chúng sẽ cảm thấy vô lí và bắt đầu có sự chống đối, cãi lại bố mẹ. Thật ra ở mỗi thời đại, chúng ta sẽ sống theo những cách sống khác nhau, quan trọng là bố mẹ phải thật sự thấu hiểu và quan tâm đến cảm xúc của con cái. Đừng để cái tôi của mình quá lớn, để rồi áp đặt lên chúng và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Còn nữa, nếu muốn nhắc lại những câu chuyện ngày xưa, bố mẹ có thể gợi lại bằng những kỉ niệm nhẹ nhàng, để cho con cái có thể hiểu hơn về bố mẹ, về những gì về bố mẹ đã trải qua thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Chia sẻ, kể lại để con cái nhớ đến và đồng cảm thì ok bạn ạ.
Còn so sánh rồi khó chịu mắng mỏ con là không nên.
Thời cuộc thay đổi nhiều rồi!

Chào bạn, mình nghĩ bậc phụ huynh nào cũng ít nhiều từng làm vậy. Thường thì câu chuyện ấy mang tính dẫn chứng để tăng sự thuyết phục đối với trẻ nhỏ. Nhưng cách ấy thường có tác dụng phụ là trẻ cảm thấy đang bị so sánh. Điều này không có lợi cho sự phát triển của con trẻ và khiến mối quan hệ giữa người lớn và trẻ nhỏ ngày càng xa cách. Vì người lớn thì cho rằng trẻ nhỏ không biết tiếp thu, còn trẻ nhỏ thì cho rằng nghe cũng chẳng có ích gì vì mỗi thời mỗi khác.

Thực ra, ai cũng có một chút thiên vị và một chút hào hứng, hăm hở khi nói về chính mình. Do đó, nếu đôi lúc người lớn tâm sự, chia sẻ thì chúng ta hãy thử kiên nhẫn lắng nghe, biết đâu lại rút tỉa thêm được đôi điều hữu ích?