Câu nói nào trong các tác phẩm văn học mà bạn nhớ nhất?

  1. Giáo dục

Mình nhớ nhất 2 câu nói

1. "Không thể sống mãi như thế được" trong tác phẩm Người trong bao.

2. "Khổ mãi thì cũng thành quen" trong tác phẩm gì đó ko nhớ tên nữa, :))

Còn bạn?

Từ khóa: 

văn học

,

giáo dục

"Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình có lục còn truyền sử xanh"

Truyện Kiều-Nguyễn Du

Trả lời

"Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình có lục còn truyền sử xanh"

Truyện Kiều-Nguyễn Du

Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Mà câu của bạn là vợ chồng a phủ nhá😆

" Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi."

Nếu bạn chỉ đọc những quyền sách mà mọi người đang đọc thì bạn cũng chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ. - Rừng Nauy

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. (Vội vàng)

Bản chất của tình yêu là hi vọng. Nhiều khi trước một sự thật phũ phàng đã rõ mười mươi người ta vẫn tìm cách giải thích theo chiều hướng ít bi quan nhất.

(

Mắt biếc
)

Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác. (Chí Phèo)

Câu này ko hẳn là đến từ tác phẩm văn học, nhg nó nói về 1 giai đoạn lịch sử tại Nhật Bản:

"Nếu con chim không hót - hãy giết nó.

Nếu con chim không hót - hãy làm cho nó hót.

Nếu con chim không hót - hãy chờ đến khi nó hót."

3 câu thơ senryu (thể loại thơ ngắn 3 câu 17 chữ) trên đc dùng để kể về cuộc đời & phong cách trị quốc của 3 vị lãnh chúa quyền lực nhất thời chiến quốc (Sengoku) Nhật Bản:

Câu thứ 1: nói về "bạo chúa" Nobunaga Oda, ông ko có tính kiên nhẫn, đối xử với người khác, kẻ thù hay cấp dưới, đều rất tàn nhẫn, thẳng tay, sẵn sàng phản bội kẻ khác nếu như cảm thấy việc đó có lợi cho bản thân. Về sau ông chết vì bị ám sát.

Câu thứ 2: nói về Hideyoshi Toyotomi, vốn là thuộc hạ của Nobunaga và về sau đc cất nhắc. Ông nổi tiếng với tính khéo léo, thông minh, khả năng ngoại giao...Nhiều ng thường ví von ông giống với Tôn Ngộ Không (vì ông vừa có khuôn mặt nhìn giống khỉ, vừa túc trí đa mưu).

Câu thứ 3: nói về Ieyasu Tokugawa, là 1 trong 5 vị trưởng lão (Council of Five Elders) đc chọn ra để giúp cai quản đất nc sau khi Hideyoshi qua đời. Do hoàn cảnh khá đặc biệt (đi qua rất nhìu bão táp), nên ông có tính cách biết nhẫn nhục, chịu đựng, thường chờ thời cơ hơn là vội vã động thủ.

Trong 3 vị lãnh chúa này, Ieyasu là ng trị vì Nhật Bản với thời gian lâu nhất, đã lập ra chế độ Mạc Phủ kéo dài gần 300 năm, đến tận thời kỳ cải cách Minh Trị. Câu chuyện này cho ta thấy 1 điều: sự kiên nhẫn, biết chờ đợi thường mang lại nhìu thành công hơn là sự tàn nhẫn, bạo lực. Sự thông minh, khéo léo cũng hữu ích, nhưng chính sự kiên nhẫn mới đem lại thành công lâu dài. :-)

undefined

(3 vị lãnh chúa cùng câu thơ senryu miêu tả về cuộc đời họ)

Có 2 câu nói mà mình rất tâm đắc:

  • Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông lạnh gái và lầy lội phủ trên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù. Và lòng tôi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ an ủi những người cùng khốn ấy.

(Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)

  • Ở đời có những sự kiện, những khuôn mặt thoảng qua đời ta như con gió tình cờ, chẳng lưu lại một điều gì trong ký ức, nhưng cũng có những biến cố khắc sâu vào tâm hồn ta như dao chém vào đá, mãi mãi để lại trong trí não tao một vết hằn mà năm tháng chỉ đánh bóng nó lên chứ không thể làm cho nó phai đi

( Đi qua hoa cúc)

"Muốn là được, quan trọng là phải biết mình muốn gì..." Trong gia đình - Hector Malot

Ta là con chim

Đi tìm hạnh phúc

Sóng nổi sóng chìm

Bổng trầm nhạc khúc

( Hát trên dàn khoan dầu -Tố Hữu )

"Ai cho tao lương thiện" - Chí Phèo trong truyện cùng tên của Nam Cao