Bảo vệ trẻ an toàn trên môi trường Mạng xã hội

  1. Giáo dục

  2. Kỹ năng mềm

Thời gian qua việc những youtuber xây dựng những nội dung ảnh hưởng đến suy nghĩa của trẻ, tác động nhân cách… đã khiến các phụ huynh lo ngại. Xin chia sẻ với các cha mẹ một số thông tin và cách thức để chúng ta có những cách bảo vệ trẻ an toàn trên môi trường Mạng xã hội.

Về công nghệ, không phải nghiễm nhiên mà các con sinh ra ở thời đại này. Do đó cũng không thể cứng nhắc cấm đoán và nói về thời bố mẹ không công nghệ được. Quan trọng là hướng dẫn con biết cách sử dụng như thế nào. Khai thác tốt thì nó đem lại cho chúng ta vô số tác dụng tích cực, một kho kiến thức tài liệu, một trường học lớn khổng lồ ở tất cả các lĩnh vực mà với chi phí siêu rẻ. Còn không, mạng xã hội sẽ như con dao hai lưỡi sẽ hủy hoại cả tương lai của 1 đứa trẻ bởi đây là giai đoạn định hình tính cách và cũng chính giai đoạn này các cháu lại rất dễ bị thu hút bởi các kênh trên đó.

A. Về phía cha mẹ

- Nên đầu tư 1 cái ổ cứng di động dung lượng lớn 1 chút. Cha mẹ dành riêng ra 1 ngày (nếu ai có IT chắc vài tiếng) tải về các clip thật sự sạch, phim giáo dục, phim hoạt hình kinh điển. Hay đơn giản nhất là trong điện thoại của các bố mẹ có các clip nào của chính trẻ nhà tôi hát múa biểu diễn các dịp/ những clip hài hài vui vui bên ông bà nội ngoại họ hàng, hoặc ghép loạt những ảnh vui chơi trường lớp lại thành 1 clip trên nền nhạc tiếng Anh. Như vậy con vừa nghe được tiếng Anh/ ngoại ngữ mà nội dung lành mạnh ;)

- Nhạc của trẻ cũng vậy, các bố mẹ chọn những bản nhạc phù hợp lứa tuổi; download về, cop ra, tránh quảng cáo chen ngang, tránh gợi ý các clip không phù hợp!

- Có 1 sự thật là Trẻ con không nghe cha mẹ nói, mà bắt chước thông qua hành động! Nên ở bên con cha mẹ nên cất điện thoại, tập trung và hiện diện cùng con; sau đó chờ chúng ngủ thì giải quyết nốt việc gì, check gì thì check.

https://cdn.noron.vn/2021/03/19/234612538715225619-1616127680.jpg

B. Về phía trẻ

1. Đối với trẻ 0-3, tuyệt đối không hình thành thói quen vừa ăn vừa xem tivi

2. Có 1 máy ipad riêng chỉ cài các app ứng dụng học, đọc sách, nghe nhạc.

3. Tiếp nhận những thông tin từ những trang chính thống, được kiểm duyệt, những trang uy tín được khuyên dùng cho trẻ.

4. Về youtube thì Sử dụng youtube Kid.

5. Quy định thời gian sử dụng cho trẻ phù hợp theo lứa tuổi

6. Quy định không gian sử dụng (con xem ở phòng khách, kết nối loa Bluetooth để cả nhà cùng nghe)

7. Tạo danh sách phát để giới hạn nội dung xem

8. Tự "mồi" những nội dung tích cực. Bố mẹ chủ động lựa chọn các kênh lành mạnh dành riêng cho các con cả tiếng Anh, tiếng Việt. Để từ đó về sau nếu các kênh tự động đề xuất sẽ gợi ý cho tôi những thứ đi theo hướng đã chọn

9. Bật chế độ ánh sáng xanh

Nếu phát hiện con đã từng xem những nội dung không lành mạnh, cha mẹ tuyệt đối không nên đánh mắng con. Mà cần quan tâm hỏi han chia sẻ và tìm cách để hiểu, gần gũi, định hướng cho con.

C- Làm thế nào để bảo vệ con trên mạng xã hội, đặc biệt khi YouTube rất phổ biến, thu hút trẻ em nhưng lại chứa quá nhiều nội dung khó kiểm soát?

Điều này thuộc về quan điểm cá nhân nhiều và cũng tùy từng gia đình.

Chia sẻ với các bạn quan điểm của gia đình tôi và cách chúng tôi đang đồng hành cùng 2 con 10 tuổi và 5 tuổi:

- ác cháu còn nhỏ gia đình không tạo tài khoản riêng cho con trên bất cứ mạng xã hội nào, mà vẫn phụ thuộc qua tài khoản bố mẹ để tránh hệ lụy.

- Về điện thoại cũng vậy, tôi không cho các cháu điện thoại riêng, ipad riêng. Liên hệ của các cháu với bạn bè tôi cũng bàn với các phụ huynh qua các nick bố mẹ.

Phụ huynh đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng. Trong việc việc đồng hành, định hướng, giám sát và ứng xử của phụ huynh trong việc việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Cần chuyện trò, tâm sự cùng con, giải thích với các con và dạy con biết phân biệt nội dung tốt, xấu; cũng như trước đó bố mẹ cần định hướng cho con tiếp cận với những luồng thông tin chính thống, uy tín và có nội dung giáo dục cho con.

Từ khóa: 

kỷ luật tích cực

,

kỹ năng sống

,

nuôi dạy trẻ

,

giáo dục

,

kỹ năng mềm

Hay quá!

Trả lời

Hay quá!

Sau vụ Thơ Nguyễn có lẽ nhiều phụ huynh sẽ cảnh giác hơn với những nội dung mà con trẻ xem trên mạng.

Nhiều bố mẹ bây giờ cứ thoải mái để con xem điện thoại, xem gì thì xem. Sợ quá

Bài viết đúng thời điểm quá chị ạ. Cảm ơn chị đã chia sẻ