Bị bắt nạt ở lớp?

  1. Phong cách sống

E bị một nhóm bạn bắt nạt ở lớp. Các bạn thường chỉ chỏ cười e, giấu sách vở, giấu cặp hay xô đẩy e từ đằng sau. E không muốn nói mẹ vì sợ mẹ mách cô. E nên làm gì ạ?

Từ khóa: 

phong cách sống

Hồi anh học lớp 1, học bán trú, buổi trưa nằm ngủ có 1 thằng nằm kế bên nó cứ lấy tay nhéo tai anh không cho anh ngủ. Lúc đó anh chả có cảm giác gì, chỉ lấy làm lạ, tại sao nó lại thấy vui khi làm vậy. Mà hình như mình biểu hiện càng đau, càng bực, nó càng khoái, thậm chí mình không phản ứng gì nó vẫn cứ làm tiếp. Hai, ba ngày liên tục như vậy, anh không biết làm sao thì cô giáo để ý thấy, cô dời thằng đó ra chỗ khác. Anh rất biết ơn cô vì điều đó.

Hồi đó anh học giỏi, thường top 5 trong lớp, với lại tham gia đội đánh trống của trường, nên cũng ít ai trêu chọc. Nhưng cũng không phải không có, hồi đó đi học đâu có gì chơi, ra chơi toàn chọc ghẹo, đánh nhau là chủ yếu. Tính ra trong ba cấp thì cấp 2 là đánh nhau nhiều nhất. Thường là kiểu nửa đùa nửa thật, nó chọc nhè nhẹ cho mình tức lên đánh nó xong nó đánh mình thật ấy. Hèn hơn là cả đám vô đánh một đứa. Anh cũng vướng vài vụ năm lớp 6. 

Thường thì anh chả để ý đứa nào, lớp mấy chục đứa anh nhớ mặt hết thôi chứ không chơi chung với ai nhiều, có 3-4 đứa ngồi gần thường nói chuyện thôi. Người biệt lập như vậy rất dễ bị ghét. 

Sau đó anh được xếp ngồi kế thằng quậy nhất lớp, nghe đâu có băng nhóm, đại ca ngoài trường nữa, tất nhiên học kém nhất nhì lớp luôn. Ban đầu nó cũng chọc ghẹo, khều móc anh các thứ, nhưng mỗi lần đụng tới anh đều phản ứng mạnh, nó đưa tay qua là anh đập thẳng tay luôn. Trong giờ học nó cũng không dám làm ồn. Sau đó ra chơi, anh rủ nó chơi trò "đập tay" (lúc đó kêu bằng từ gì anh cũng quên rồi, đại loại là nắm tay lại rồi đấm vào nhau ấy, đứa nào đau trước thì xin thua). Anh giả vờ thua nó vài lần đầu cho nó ra oai, rồi từ lần sau trở đi anh đấm đến nó chán thì thôi. Trò đó chơi được một hai tuần thì dẹp. Mấy đứa khác trong lớp thấy vậy cũng bắt chước chơi theo nữa chứ. Nhưng tụi nó thấy anh với thằng kia đấm nhau xong, tự nhiên không đứa nào chọc anh nữa. Rồi sau anh chỉ bài cho thằng bạn đầu gấu đó, nó dần khoái anh. Có lần một đám lớp khác không biết chuyện gì chạy đến kêu tên anh, anh còn chưa biết gì thì nó đã đi ra "dẹp loạn"

Một lần khác, vừa xong giờ tập thể dục giữa giờ, anh đang đứng ngơ ngác giữa sân trường, một thằng lớp trên từ phía sau bay tới đạp anh té lăn một vòng. Anh đứng lên, không làm gì, chỉ nhìn rõ mặt nó, hỏi người xung quanh xem nó học lớp nào. Xong đi thẳng vô phòng hiệu phó: thưa thầy, em vừa tập thể dục xong không hiểu sao bạn ABC bay tới đánh em như thế này ạ. Xong thầy kêu nó vô, nói gì đó anh không nhớ, xong đánh nó 5 roi. Từ đó về sau nó không còn xuất hiện trước mặt anh nữa, anh cũng chả biết vì sao nó làm vậy luôn.

Hồi anh đi học mấy đứa học trò còn hay chơi trò gọi tên cha mẹ để chửi nhau, chọc nhau, tuyệt không có đứa nào chơi như vậy với anh luôn.

----

Anh vẫn hay nói: một người vì sao bị ăn hiếp (bắt nạt)? Đơn giản vì người đó dễ ăn hiếp. Em thử nhìn lại xem, vì sao trong lớp bao nhiêu đứa, tụi nó không bắt nạt lại xúm vào bắt nạt em? Những đứa không bị bắt nạt kia có cái gì? Và em có thể làm gì để có được các yếu tố khiến mình không bị bắt nạt? 

Em phải phản kháng, và đúng mức độ, bằng phương pháp hợp lý nhất (ví dụ trong trường hợp bị đánh giữa sân trường mà đứng lên đánh lại nó thì trở thành đánh lộn, cả hai đứa đều bậy, mình cũng sẽ bị xử phạt).

Những đứa thích bắt nạt kẻ yếu, bản thân bọn nó cũng là đứa hèn yếu mà thôi. Chỉ cần em phản kháng là nó co vòi hết (tất nhiên đừng phản kháng kiểu khiến nó "thẹn quá hóa giận").

Ngoài ra là cách bản thân em phản ứng với mấy trò đùa đó nữa. Em phản ứng theo cách bọn nó thích, bọn nó mới làm tiếp. Thử điều chỉnh lại cách khác xem? Và cũng tự xét lại xem có phải mình quá nhạy cảm (mít ướt ấy) hay không? 

Khi em phản ứng lại dù ít hay nhiều, thì cũng là một dạng phiền phức. Nếu nó bắt nạt em để mua vui, thì trước đây em cam chịu hay phản ứng quá yếu, gần như trò vui miễn phí, nên nó cứ làm thôi. Còn khi em đã phản kháng khiến nó e ngại, tức là trò vui của nó phải trả giá, thì khi muốn bắt nạt em nó sẽ phải xem xét xem có đáng giá hay không.

Một sai lầm thường thấy của những trẻ hay bị bắt nạt là sợ chia sẻ với phụ huynh, sợ mách cô. Đúng là phụ huynh có thể lo lắng thái quá một chút, nhưng khi cần vẫn phải dùng biện pháp đó. Giáo viên phải là người biết và xử lý các trường hợp bắt nạt lẫn nhau (quá mức trên đùa giỡn). Anh nói cho em biết biện pháp đó rất hiệu quả và không tai hại gì như em nghĩ đâu.

Vậy đó, chúc em mạnh mẽ tự tin.

Trả lời

Hồi anh học lớp 1, học bán trú, buổi trưa nằm ngủ có 1 thằng nằm kế bên nó cứ lấy tay nhéo tai anh không cho anh ngủ. Lúc đó anh chả có cảm giác gì, chỉ lấy làm lạ, tại sao nó lại thấy vui khi làm vậy. Mà hình như mình biểu hiện càng đau, càng bực, nó càng khoái, thậm chí mình không phản ứng gì nó vẫn cứ làm tiếp. Hai, ba ngày liên tục như vậy, anh không biết làm sao thì cô giáo để ý thấy, cô dời thằng đó ra chỗ khác. Anh rất biết ơn cô vì điều đó.

Hồi đó anh học giỏi, thường top 5 trong lớp, với lại tham gia đội đánh trống của trường, nên cũng ít ai trêu chọc. Nhưng cũng không phải không có, hồi đó đi học đâu có gì chơi, ra chơi toàn chọc ghẹo, đánh nhau là chủ yếu. Tính ra trong ba cấp thì cấp 2 là đánh nhau nhiều nhất. Thường là kiểu nửa đùa nửa thật, nó chọc nhè nhẹ cho mình tức lên đánh nó xong nó đánh mình thật ấy. Hèn hơn là cả đám vô đánh một đứa. Anh cũng vướng vài vụ năm lớp 6. 

Thường thì anh chả để ý đứa nào, lớp mấy chục đứa anh nhớ mặt hết thôi chứ không chơi chung với ai nhiều, có 3-4 đứa ngồi gần thường nói chuyện thôi. Người biệt lập như vậy rất dễ bị ghét. 

Sau đó anh được xếp ngồi kế thằng quậy nhất lớp, nghe đâu có băng nhóm, đại ca ngoài trường nữa, tất nhiên học kém nhất nhì lớp luôn. Ban đầu nó cũng chọc ghẹo, khều móc anh các thứ, nhưng mỗi lần đụng tới anh đều phản ứng mạnh, nó đưa tay qua là anh đập thẳng tay luôn. Trong giờ học nó cũng không dám làm ồn. Sau đó ra chơi, anh rủ nó chơi trò "đập tay" (lúc đó kêu bằng từ gì anh cũng quên rồi, đại loại là nắm tay lại rồi đấm vào nhau ấy, đứa nào đau trước thì xin thua). Anh giả vờ thua nó vài lần đầu cho nó ra oai, rồi từ lần sau trở đi anh đấm đến nó chán thì thôi. Trò đó chơi được một hai tuần thì dẹp. Mấy đứa khác trong lớp thấy vậy cũng bắt chước chơi theo nữa chứ. Nhưng tụi nó thấy anh với thằng kia đấm nhau xong, tự nhiên không đứa nào chọc anh nữa. Rồi sau anh chỉ bài cho thằng bạn đầu gấu đó, nó dần khoái anh. Có lần một đám lớp khác không biết chuyện gì chạy đến kêu tên anh, anh còn chưa biết gì thì nó đã đi ra "dẹp loạn"

Một lần khác, vừa xong giờ tập thể dục giữa giờ, anh đang đứng ngơ ngác giữa sân trường, một thằng lớp trên từ phía sau bay tới đạp anh té lăn một vòng. Anh đứng lên, không làm gì, chỉ nhìn rõ mặt nó, hỏi người xung quanh xem nó học lớp nào. Xong đi thẳng vô phòng hiệu phó: thưa thầy, em vừa tập thể dục xong không hiểu sao bạn ABC bay tới đánh em như thế này ạ. Xong thầy kêu nó vô, nói gì đó anh không nhớ, xong đánh nó 5 roi. Từ đó về sau nó không còn xuất hiện trước mặt anh nữa, anh cũng chả biết vì sao nó làm vậy luôn.

Hồi anh đi học mấy đứa học trò còn hay chơi trò gọi tên cha mẹ để chửi nhau, chọc nhau, tuyệt không có đứa nào chơi như vậy với anh luôn.

----

Anh vẫn hay nói: một người vì sao bị ăn hiếp (bắt nạt)? Đơn giản vì người đó dễ ăn hiếp. Em thử nhìn lại xem, vì sao trong lớp bao nhiêu đứa, tụi nó không bắt nạt lại xúm vào bắt nạt em? Những đứa không bị bắt nạt kia có cái gì? Và em có thể làm gì để có được các yếu tố khiến mình không bị bắt nạt? 

Em phải phản kháng, và đúng mức độ, bằng phương pháp hợp lý nhất (ví dụ trong trường hợp bị đánh giữa sân trường mà đứng lên đánh lại nó thì trở thành đánh lộn, cả hai đứa đều bậy, mình cũng sẽ bị xử phạt).

Những đứa thích bắt nạt kẻ yếu, bản thân bọn nó cũng là đứa hèn yếu mà thôi. Chỉ cần em phản kháng là nó co vòi hết (tất nhiên đừng phản kháng kiểu khiến nó "thẹn quá hóa giận").

Ngoài ra là cách bản thân em phản ứng với mấy trò đùa đó nữa. Em phản ứng theo cách bọn nó thích, bọn nó mới làm tiếp. Thử điều chỉnh lại cách khác xem? Và cũng tự xét lại xem có phải mình quá nhạy cảm (mít ướt ấy) hay không? 

Khi em phản ứng lại dù ít hay nhiều, thì cũng là một dạng phiền phức. Nếu nó bắt nạt em để mua vui, thì trước đây em cam chịu hay phản ứng quá yếu, gần như trò vui miễn phí, nên nó cứ làm thôi. Còn khi em đã phản kháng khiến nó e ngại, tức là trò vui của nó phải trả giá, thì khi muốn bắt nạt em nó sẽ phải xem xét xem có đáng giá hay không.

Một sai lầm thường thấy của những trẻ hay bị bắt nạt là sợ chia sẻ với phụ huynh, sợ mách cô. Đúng là phụ huynh có thể lo lắng thái quá một chút, nhưng khi cần vẫn phải dùng biện pháp đó. Giáo viên phải là người biết và xử lý các trường hợp bắt nạt lẫn nhau (quá mức trên đùa giỡn). Anh nói cho em biết biện pháp đó rất hiệu quả và không tai hại gì như em nghĩ đâu.

Vậy đó, chúc em mạnh mẽ tự tin.

Cái này có lẽ bản thân em hiểu rõ nhất về thái độ, cách cư xử của em với mọi người có gì khác thường và không hòa hợp. Em có thể trò chuyện với 1 số bạn khác trong lớp, những bạn mà em thân á để dò hỏi tại sao những người bạn kia lại cư xử và có thái độ với em như vậy.

Hoặc do những bốc đồng của con nít, em cứ sống tốt, tập trung học tập là chính mình, vui vẻ và thân thiện. Mọi người sẽ hiểu em hơn thôi nè! Hồi lâu mình có vô tình coi video của Giang ơi về cách chị ấy vượt qua vấn đề bị tẩy chay trong lớp như thế nào, bạn xem nhé!

Trẻ con vô tư nhưng quậy phá. Con nít là vậy. Tuy nhiên chúng cũng tình cảm và biết sợ. Thế nên bạn phải tự tin và hòa đồng