Cháu nên làm gì để bảo vệ em khỏi bị bắt nạt ở trường?

  1. Tâm lý học

Chào các cô chú và các anh chị, năm nay cháu học lớp 8, cháu có một em trai học lớp 6. Ba cháu bỏ đi từ năm cháu học lớp 2. Em cháu yếu và hay ốm do sinh thiếu tháng. Mẹ cháu đi làm suốt nên không thể chăm lo cho chị em cháu, nên đăng kí cho em cháu vào một trường nội trú. Nhưng gần đây khi em cháu về nhà cháu phát hiện em bỏ ăn và sợ hãi. Cháu hỏi mãi em mới bảo là em bị các bạn ở trường đánh nên em rất sợ. Cháu muốn bảo chuyện này với mẹ nhưng mẹ cháu bận việc quá, suốt ngày ngồi ở máy tính, không có thời gian cho bọn cháu. Cháu muốn hỏi nếu cháu học lớp 8 thì có thể làm gì để giúp em cháu không? cháu muốn đến trường để bảo vệ em ấy.

Từ khóa: 

gia đình

,

bắt nạt

,

bạo lực học đường

,

tâm lý học

Đầu tiên cháu hãy xem video này. Video có thumbnail nhảm nhí vì người upload có lẽ vẫn còn là một đứa trẻ thích màu sắc, nhưng nội dung của nó thì đáng xem.

Video đó không đúng trong trường hợp mà cháu hỏi, nhưng nó nói đúng một điều. Bọn bắt nạt (加害者) có vấn đề gì đó của chúng, và chúng muốn giải quyết bằng cách bắt nạt nạn nhân (từ đây gọi là 餌食). Vì thế sự bắt nạt sẽ còn tiếp diễn cho tới khi:

1) Vấn đề của 加害者 được giải quyết.

Hoặc:

2) 加害者 nhận ra bắt nạt không giải quyết được vấn đề.

加害者 hy vọng vấn đề của chúng được giải quyết bằng cách bắt nạt người khác, nếu 餌食 phản ứng như 加害者 mong đợi, chuyện bắt nạt sẽ không chấm dứt.

Những phản ứng của 餌食加害者 đã dự đoán trước:

  • Nín nhịn: tất nhiên sự bắt nạt sẽ tiếp tục
  • Phục tùng: tệ hơn cả nín nhịn
  • Kể cho người lớn: việc này ngay lập tức làm cho 加害者 ghét 餌食 hơn, nhưng sự bắt nạt có thể sẽ kết thúc, tùy vào cách hành xử của người lớn.

Những phản ứng của 餌食加害者 thường không cho rằng sẽ xảy ra:

  • Chống trả quyết liệt: Vì 加害者 thường chọn kẻ yếu, chúng không chờ đợi sự chống trả.
  • Làm ngược lại với những gì chúng muốn: Trong video trên, diễn giả đã đưa ra ví dụ rất điển hình. Kẻ bắt nạt bằng ngôn từ muốn 餌食 cảm thấy áp lực, sợ hãi, hay thất vọng về bản thân. Nếu 餌食 hùa theo chúng, tỏ ra bình thản, thậm chí ca ngợi chúng, kỳ vọng của chúng không được đáp ứng và chúng sẽ ít có động lực để tiếp tục (nguyên nhân 2). Trong trường hợp bắt nạt bằng vũ lực, 加害者 muốn thỏa mãn bản thân vì một lý do nào đó, và muốn thấy 餌食 bị hành hạ.

Vì lý do gì mà có những đứa trẻ bắt nạt những đứa trẻ khác?

Như chú đã nói ở trên,加害者là những kẻ có vấn đề. Những người có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc thì không bắt nạt người khác. Vấn đề của chúng là gì? Không thể nói hết được, nhưng có vài vấn đề quan trọng. Bản thân chúng cảm thấy không an toàn, cảm thấy sợ hãi, cảm thấy lạc lõng (Có khi con người ta thấy mình vô giá trị đến mức không vào một hội bắt nạt người khác thì chẳng biết mình sẽ làm gì với ai.), hoặc chúng muốn chứng tỏ mình.

加害者 có thể xuất thân từ những gia đình ở tầng đáy của xã hội, cũng có thể xuất thân từ gia đình tử tế, nhưng thiếu sự quan tâm của bố mẹ. Dù từ đâu, chúng có điểm chung là không hạnh phúc, và chúng có nỗi sợ. Có nhiều loại sợ hãi.

Điều này không chỉ đúng với trẻ con. Nếu bố mẹ nào đánh mắng con cái quá nhiều, bản thân họ có vấn đề tâm lý. Họ lo lắng điều gì đó, họ sợ hãi điều gì đó, họ giải tỏa bằng cách đánh con của chính mình, có khi chỉ để sau đó hối hận. Khi các quốc gia có vấn đề, họ gây chiến tranh. Argentina chiếm Falklands khi Chính phủ quân sự vấp phải nhiều phản đối trong nước. Trung Quốc gây chiến tranh biên giới Việt Trung khi trong nước có nhiều vấn đề. (Và sự thực là cuộc chiến giải quyết được các vấn đề của họ.)

Cách thứ nhất để kết thúc chuyện bắt nạt là giải quyết vấn đề của 加害者

Đây là cách tốt nhất. Làm được như vậy, cháu không chỉ giúp được em cháu, mà còn giúp được 加害者. Chúng cũng là những đứa trẻ, và vấn đề của chúng đang làm nhân cách của chúng biến dạng. Giải quyết được vấn đề của chúng, cháu sẽ giúp loại bớt một người xấu và thêm một người tốt cho xã hội.

Chỉ có điều, cách này gần như không thể thực hiện được. Vấn đề thường đến từ gia đình lũ trẻ. Điều cần làm là giúp cha mẹ chúng hiểu chúng đang phải đối mặt với những gì, và rằng cách họ đối xử với chúng là chưa đúng. Không phải người lớn là không thể cảm hóa được, nhưng rất khó. Cũng có thể giải thích cho chúng. Em cháu có thể trở thành bạn thân của chúng. Không phải bất kỳ đứa trẻ nào ở trong hoàn cảnh khốn nạn cũng phải trở thành những con người khốn nạn, nhưng điều này cũng rất khó. Từ những điều cháu kể, chú không cho rằng em cháu, cháu, mẹ cháu, hay trường học của em cháu đủ khả năng làm việc này.

Cách thứ hai để kết thúc chuyện bắt nạt là làm cho 加害者 hiểu rằng bắt nạt không phải là giải pháp cho chúng.

加害者 về cơ bản là những đứa trẻ đáng thương, và hèn nhát. Nếu không hèn nhát thì chúng đã đánh nhau với những đứa ngang sức hoặc khỏe hơn, chứ không cậy đông hiếp yếu hay cậy lớn bắt nạt bé. Có một cách kết thúc những đứa hèn nhát: làm cho chúng sợ.

Chú có nghe chuyện về anh M, người miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Khi anh còn lạ nước lạ cái, có kẻ trong quán ăn cố tình gọi anh là "thằng nhỏ con Bắc Kỳ." Anh xuyên ngang cây đũa vào miệng hắn. Chúng bỏ chạy, chuyện kết thúc. Chúng là những kẻ hèn nhát to mồm. Giang hồ thật sự không rảnh gạ chuyện như thế.

Trong tiểu thuyết tự chuyện của danh hài Shimada, ông có kể lại một chuyện thời thơ ấu. Anh Iwada, học sinh lớp 5, vốn cũng hay đánh nhau và chẳng ngại ai, thường xuyên bị một nhóm cùng lớp bắt nạt (đánh hội đồng) sau khi nhà anh gặp chuyện. Thậm chí sau khi nhà trường biết chuyện, chúng lại càng đánh và gọi anh Iwada là kẻ mách lẻo. Akihiro và Nanri, học sinh lớp 4, từng được anh Iwada cứu khỏi bọn bắt nạt và biết anh có lòng nhân hậu, thường giúp người già và những đứa trẻ nhỏ hơn, quyết tâm giúp anh. Hai đứa đeo tấm bảng "Tôi là bạn của anh Iwada" cho mọi người nhìn thấy. Lúc đầu hai đứa cũng bị bắt nạt theo. Nhưng rồi những học sinh trong trường ủng hộ chúng ngày càng đông, đến khi đâu đâu cũng là người đeo tấm bảng với cùng dòng chữ trên thì chuyện bắt nạt kết thúc. 加害者 không dám chống lại đám đông, chúng sợ.

Em của cháu có thể không có bạn tốt như Akihiro và Nanri, nhưng chắc chắn có thể kết bạn. Nên tìm bạn tốt trong trường nội trú mà chơi. Nếu lúc nào cũng có một vài người đi cùng thì có lẽ khó bị bắt nạt hơn. Nếu ở cùng phòng với bọn 加害者 thì nhất định phải chuyển phòng, hãy trình bày lý do với nhà trường.

Một điều khác có thể làm 加害者 sợ là hình phạt từ nhà trường và gia đình. Nếu báo cho trường, tất nhiên chúng ghét em cháu hơn, nhưng nỗi sợ sẽ ngăn chúng lại. Có điều, bây giờ trường học và gia đình có lẽ không còn hình phạt nào làm trẻ con sợ nữa rồi.

Có nên nói chuyện với mẹ cháu không?

Trước hết, về em của cháu, dù thế nào cũng phải kết thúc chuyện bắt nạt này. Bắt nạt sẽ để lại vết thương tâm lý có thể không bao giờ lành lại, ảnh hưởng đến nhân cách, cách nhìn cuộc sống, và sự phát triển của em cháu. Với một tâm lý yếu ớt, không có giao tiếp thường xuyên với gia đình và không nhận được sự yêu thương cần thiết, những đứa trẻ mới lớn dễ sa vào những cái bẫy như Blue Whale Challenge hay những thứ kinh tởm khác chú không muốn nhắc tên để khỏi có ai google, và cuối cùng là tự tay kết thúc mạng sống của chính mình. Đó là một viễn cảnh không phải là có nhiều khả năng, nhưng không phải là không thể, nên chú nhắc lại, dù thế nào cũng phải kết thúc chuyện này.

Và nếu biết chuyện, mẹ cháu sẽ là người muốn kết thúc nó nhất, có khi hơn cả em cháu.

Về mẹ cháu, hãy nói cho chú biết mẹ cháu có vui không khi biết con trai mình đã bị bắt nạt mà bản thân thì không hề hay biết?

Chú nghĩ là không. Một người mẹ bình thường thậm chí sẽ dằn vặt, đau khổ khi biết mình đã không làm gì để giúp con khi con cần mình nhất. Nếu cháu thương mẹ, đừng đẩy mẹ vào hoàn cảnh ấy. Hãy nói hết với mẹ.

Là một người mẹ, mẹ cháu đã thất bại khi mà con gái đem chuyện thế này hỏi những người lạ, trước khi hỏi mình; khi chuyện con trai bị bắt nạt ở trường mình không hề hay biết dù con có biểu hiện lạ. Dù thế hãy tin chú, đối một người mẹ thất bại như thế, đối với một người mẹ mà suốt ngày "nhìn máy tính" như thế, hai cháu vẫn là quan trọng nhất trên đời.

Chú tin rằng mẹ cháu sẽ làm tất cả để bảo vệ hai cháu, nhưng hãy cho mẹ cháu biết rằng hai cháu cần mẹ. Hãy nói hết với mẹ. Nói với mẹ rằng có một người lạ nói rằng mẹ là một người mẹ thất bại, nhưng cháu vẫn yêu mẹ.

Tự cháu đến trường em cháu sẽ chỉ làm lũ 加害者 ghét em cháu hơn và tìm nhiều cơ hội để bắt nạt. Cháu nghĩ cháu sẽ làm chúng sợ sao? Hãy để người lớn giúp chúng. Nếu người lớn cũng không thể làm gì, hãy bảo mẹ cho em chuyển trường, tránh những viễn cảnh tồi tệ. Đừng làm mẹ cháu cảm thấy thất vọng vì không được các con của chính mình tin tưởng, đừng làm mẹ cháu phải hối hận, vì cảm giác đó tồi tệ lắm. Hãy nói hết với mẹ.

Và cuối cùng, hãy cho mọi người ở đây biết chuyện với em cháu thế nào rồi. Nếu cháu có lý do để không trả lời, có lẽ cũng không sao, nhưng hãy nhớ rằng mọi người trả lời là vì thật sự lo lắng cho hai cháu, và muốn chuyện tiếp theo tốt đẹp.

Trả lời

Đầu tiên cháu hãy xem video này. Video có thumbnail nhảm nhí vì người upload có lẽ vẫn còn là một đứa trẻ thích màu sắc, nhưng nội dung của nó thì đáng xem.

Video đó không đúng trong trường hợp mà cháu hỏi, nhưng nó nói đúng một điều. Bọn bắt nạt (加害者) có vấn đề gì đó của chúng, và chúng muốn giải quyết bằng cách bắt nạt nạn nhân (từ đây gọi là 餌食). Vì thế sự bắt nạt sẽ còn tiếp diễn cho tới khi:

1) Vấn đề của 加害者 được giải quyết.

Hoặc:

2) 加害者 nhận ra bắt nạt không giải quyết được vấn đề.

加害者 hy vọng vấn đề của chúng được giải quyết bằng cách bắt nạt người khác, nếu 餌食 phản ứng như 加害者 mong đợi, chuyện bắt nạt sẽ không chấm dứt.

Những phản ứng của 餌食加害者 đã dự đoán trước:

  • Nín nhịn: tất nhiên sự bắt nạt sẽ tiếp tục
  • Phục tùng: tệ hơn cả nín nhịn
  • Kể cho người lớn: việc này ngay lập tức làm cho 加害者 ghét 餌食 hơn, nhưng sự bắt nạt có thể sẽ kết thúc, tùy vào cách hành xử của người lớn.

Những phản ứng của 餌食加害者 thường không cho rằng sẽ xảy ra:

  • Chống trả quyết liệt: Vì 加害者 thường chọn kẻ yếu, chúng không chờ đợi sự chống trả.
  • Làm ngược lại với những gì chúng muốn: Trong video trên, diễn giả đã đưa ra ví dụ rất điển hình. Kẻ bắt nạt bằng ngôn từ muốn 餌食 cảm thấy áp lực, sợ hãi, hay thất vọng về bản thân. Nếu 餌食 hùa theo chúng, tỏ ra bình thản, thậm chí ca ngợi chúng, kỳ vọng của chúng không được đáp ứng và chúng sẽ ít có động lực để tiếp tục (nguyên nhân 2). Trong trường hợp bắt nạt bằng vũ lực, 加害者 muốn thỏa mãn bản thân vì một lý do nào đó, và muốn thấy 餌食 bị hành hạ.

Vì lý do gì mà có những đứa trẻ bắt nạt những đứa trẻ khác?

Như chú đã nói ở trên,加害者là những kẻ có vấn đề. Những người có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc thì không bắt nạt người khác. Vấn đề của chúng là gì? Không thể nói hết được, nhưng có vài vấn đề quan trọng. Bản thân chúng cảm thấy không an toàn, cảm thấy sợ hãi, cảm thấy lạc lõng (Có khi con người ta thấy mình vô giá trị đến mức không vào một hội bắt nạt người khác thì chẳng biết mình sẽ làm gì với ai.), hoặc chúng muốn chứng tỏ mình.

加害者 có thể xuất thân từ những gia đình ở tầng đáy của xã hội, cũng có thể xuất thân từ gia đình tử tế, nhưng thiếu sự quan tâm của bố mẹ. Dù từ đâu, chúng có điểm chung là không hạnh phúc, và chúng có nỗi sợ. Có nhiều loại sợ hãi.

Điều này không chỉ đúng với trẻ con. Nếu bố mẹ nào đánh mắng con cái quá nhiều, bản thân họ có vấn đề tâm lý. Họ lo lắng điều gì đó, họ sợ hãi điều gì đó, họ giải tỏa bằng cách đánh con của chính mình, có khi chỉ để sau đó hối hận. Khi các quốc gia có vấn đề, họ gây chiến tranh. Argentina chiếm Falklands khi Chính phủ quân sự vấp phải nhiều phản đối trong nước. Trung Quốc gây chiến tranh biên giới Việt Trung khi trong nước có nhiều vấn đề. (Và sự thực là cuộc chiến giải quyết được các vấn đề của họ.)

Cách thứ nhất để kết thúc chuyện bắt nạt là giải quyết vấn đề của 加害者

Đây là cách tốt nhất. Làm được như vậy, cháu không chỉ giúp được em cháu, mà còn giúp được 加害者. Chúng cũng là những đứa trẻ, và vấn đề của chúng đang làm nhân cách của chúng biến dạng. Giải quyết được vấn đề của chúng, cháu sẽ giúp loại bớt một người xấu và thêm một người tốt cho xã hội.

Chỉ có điều, cách này gần như không thể thực hiện được. Vấn đề thường đến từ gia đình lũ trẻ. Điều cần làm là giúp cha mẹ chúng hiểu chúng đang phải đối mặt với những gì, và rằng cách họ đối xử với chúng là chưa đúng. Không phải người lớn là không thể cảm hóa được, nhưng rất khó. Cũng có thể giải thích cho chúng. Em cháu có thể trở thành bạn thân của chúng. Không phải bất kỳ đứa trẻ nào ở trong hoàn cảnh khốn nạn cũng phải trở thành những con người khốn nạn, nhưng điều này cũng rất khó. Từ những điều cháu kể, chú không cho rằng em cháu, cháu, mẹ cháu, hay trường học của em cháu đủ khả năng làm việc này.

Cách thứ hai để kết thúc chuyện bắt nạt là làm cho 加害者 hiểu rằng bắt nạt không phải là giải pháp cho chúng.

加害者 về cơ bản là những đứa trẻ đáng thương, và hèn nhát. Nếu không hèn nhát thì chúng đã đánh nhau với những đứa ngang sức hoặc khỏe hơn, chứ không cậy đông hiếp yếu hay cậy lớn bắt nạt bé. Có một cách kết thúc những đứa hèn nhát: làm cho chúng sợ.

Chú có nghe chuyện về anh M, người miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Khi anh còn lạ nước lạ cái, có kẻ trong quán ăn cố tình gọi anh là "thằng nhỏ con Bắc Kỳ." Anh xuyên ngang cây đũa vào miệng hắn. Chúng bỏ chạy, chuyện kết thúc. Chúng là những kẻ hèn nhát to mồm. Giang hồ thật sự không rảnh gạ chuyện như thế.

Trong tiểu thuyết tự chuyện của danh hài Shimada, ông có kể lại một chuyện thời thơ ấu. Anh Iwada, học sinh lớp 5, vốn cũng hay đánh nhau và chẳng ngại ai, thường xuyên bị một nhóm cùng lớp bắt nạt (đánh hội đồng) sau khi nhà anh gặp chuyện. Thậm chí sau khi nhà trường biết chuyện, chúng lại càng đánh và gọi anh Iwada là kẻ mách lẻo. Akihiro và Nanri, học sinh lớp 4, từng được anh Iwada cứu khỏi bọn bắt nạt và biết anh có lòng nhân hậu, thường giúp người già và những đứa trẻ nhỏ hơn, quyết tâm giúp anh. Hai đứa đeo tấm bảng "Tôi là bạn của anh Iwada" cho mọi người nhìn thấy. Lúc đầu hai đứa cũng bị bắt nạt theo. Nhưng rồi những học sinh trong trường ủng hộ chúng ngày càng đông, đến khi đâu đâu cũng là người đeo tấm bảng với cùng dòng chữ trên thì chuyện bắt nạt kết thúc. 加害者 không dám chống lại đám đông, chúng sợ.

Em của cháu có thể không có bạn tốt như Akihiro và Nanri, nhưng chắc chắn có thể kết bạn. Nên tìm bạn tốt trong trường nội trú mà chơi. Nếu lúc nào cũng có một vài người đi cùng thì có lẽ khó bị bắt nạt hơn. Nếu ở cùng phòng với bọn 加害者 thì nhất định phải chuyển phòng, hãy trình bày lý do với nhà trường.

Một điều khác có thể làm 加害者 sợ là hình phạt từ nhà trường và gia đình. Nếu báo cho trường, tất nhiên chúng ghét em cháu hơn, nhưng nỗi sợ sẽ ngăn chúng lại. Có điều, bây giờ trường học và gia đình có lẽ không còn hình phạt nào làm trẻ con sợ nữa rồi.

Có nên nói chuyện với mẹ cháu không?

Trước hết, về em của cháu, dù thế nào cũng phải kết thúc chuyện bắt nạt này. Bắt nạt sẽ để lại vết thương tâm lý có thể không bao giờ lành lại, ảnh hưởng đến nhân cách, cách nhìn cuộc sống, và sự phát triển của em cháu. Với một tâm lý yếu ớt, không có giao tiếp thường xuyên với gia đình và không nhận được sự yêu thương cần thiết, những đứa trẻ mới lớn dễ sa vào những cái bẫy như Blue Whale Challenge hay những thứ kinh tởm khác chú không muốn nhắc tên để khỏi có ai google, và cuối cùng là tự tay kết thúc mạng sống của chính mình. Đó là một viễn cảnh không phải là có nhiều khả năng, nhưng không phải là không thể, nên chú nhắc lại, dù thế nào cũng phải kết thúc chuyện này.

Và nếu biết chuyện, mẹ cháu sẽ là người muốn kết thúc nó nhất, có khi hơn cả em cháu.

Về mẹ cháu, hãy nói cho chú biết mẹ cháu có vui không khi biết con trai mình đã bị bắt nạt mà bản thân thì không hề hay biết?

Chú nghĩ là không. Một người mẹ bình thường thậm chí sẽ dằn vặt, đau khổ khi biết mình đã không làm gì để giúp con khi con cần mình nhất. Nếu cháu thương mẹ, đừng đẩy mẹ vào hoàn cảnh ấy. Hãy nói hết với mẹ.

Là một người mẹ, mẹ cháu đã thất bại khi mà con gái đem chuyện thế này hỏi những người lạ, trước khi hỏi mình; khi chuyện con trai bị bắt nạt ở trường mình không hề hay biết dù con có biểu hiện lạ. Dù thế hãy tin chú, đối một người mẹ thất bại như thế, đối với một người mẹ mà suốt ngày "nhìn máy tính" như thế, hai cháu vẫn là quan trọng nhất trên đời.

Chú tin rằng mẹ cháu sẽ làm tất cả để bảo vệ hai cháu, nhưng hãy cho mẹ cháu biết rằng hai cháu cần mẹ. Hãy nói hết với mẹ. Nói với mẹ rằng có một người lạ nói rằng mẹ là một người mẹ thất bại, nhưng cháu vẫn yêu mẹ.

Tự cháu đến trường em cháu sẽ chỉ làm lũ 加害者 ghét em cháu hơn và tìm nhiều cơ hội để bắt nạt. Cháu nghĩ cháu sẽ làm chúng sợ sao? Hãy để người lớn giúp chúng. Nếu người lớn cũng không thể làm gì, hãy bảo mẹ cho em chuyển trường, tránh những viễn cảnh tồi tệ. Đừng làm mẹ cháu cảm thấy thất vọng vì không được các con của chính mình tin tưởng, đừng làm mẹ cháu phải hối hận, vì cảm giác đó tồi tệ lắm. Hãy nói hết với mẹ.

Và cuối cùng, hãy cho mọi người ở đây biết chuyện với em cháu thế nào rồi. Nếu cháu có lý do để không trả lời, có lẽ cũng không sao, nhưng hãy nhớ rằng mọi người trả lời là vì thật sự lo lắng cho hai cháu, và muốn chuyện tiếp theo tốt đẹp.

Cháu đã đọc hết bình luận của mọi người và quyết định đi nói với mẹ cháu rồi ạ. Vào năm học mới mẹ sẽ cho em cháu chuyển đến trường ở gần nhà, buổi sáng cháu sẽ nấu ăn cho em còn buổi chiều cháu phải tới trường thì mẹ gửi em cháu sang nhà dì đến tối. Cháu xin lỗi vì bây giờ mới có thể trả lời được, cháu và mẹ cảm ơn lời khuyên của tất cả các cô chú, anh chị ạ. 
Bạn nên đến tận trường và nhờ các thầy cô giúp đỡ. Theo tâm lí của con người thì không làm phản ứng lại thì sẽ khiến người khác người khác cứ thế mà lấn tới. 
Nếu được bạn nên nói chuyện trực tiếp với bọn đã ăn hiếp với em bạn( nên có người lớn đi theo) . Mình không khuyến khích đánh đập hù dạo . Bạn nên tình hiểu nguyên nhân , giải bày , nói chuyện 1 cách tử tế.
Bạn cũng nên nói mẹ bạn. Sau đó bạn và mẹ bạn cùng trò chuyện với em bạn để cho nó bày tỏ cũng như tâm sự với nó. Tuổi mới lớn mà có những tác động xấu dễ sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực và tâm lí không ổn định. Trò chuyện dẫn em nó theo những suy nghĩ tích cực . Như thế mình nghĩ là sẽ ổn.

Đầu tiên cô muốn nói là cô rất thương hai bạn, thương cháu và cả em cháu rất nhiều. Cô cũng rất khâm phục hai bạn nữa vì hai bạn đã rất nỗ lực để có thể bảo vệ nhau, chia sẻ cùng nhau.

Tuổi của cháu còn quá nhỏ nhưng cháu đã sớm phải gánh vác trọng trách rồi nên cháu hãy mạnh mẽ lên nhé.

Quay lại câu hỏi của cháu, nếu cô là cháu thì cô sẽ động viên và hướng dẫn em tự bảo vệ mình trước đã.

1, Sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ: trước khi các bạn có ý định đánh em, em đã nói chuyện với các bạn chưa, em đã thể hiện được ý chí của em là em không sợ hãi và em hoàn toàn biết cách để phản kháng. Phản kháng không phải là nắm đấm mà là em sẽ dùng các nguồn lực khác để bảo vệ em.

Ví dụ: đi đâu em cũng đi cùng 1-2 bạn thân để có vấn đề sẽ gọi người lớn tới, em có những vật dụng nhỏ để tự vệ như thước kẻ, một cành cây nhỏ để trong cặp (cái này mang cảm giác trấn an nhiều hơn) nhưng cho em một niềm tin là em không hề thua kém các bạn, em không sợ các bạn.

2, Tự bản thân em có sức mạnh, hãy truyền cho em niềm tin là em muốn làm gì, em sẽ làm được, ví dụ có thể em đăng kí học võ, em rèn luyện để có sức khoẻ tốt hơn, từ đó thần thái của em cũng khiến các bạn không thể bắt nạt em nữa.

Sau cùng là mẹ cháu, thầy cô nên vào cuộc để giải thích, chia sẻ cho các bạn hiểu nam nhi không mạnh ở nắm đấm mà là sự tự tôn của đàn ông, mẹ cháu và cháu đồng hành chia sẻ với em, thầy cô đưa ra giải thích hợp lý, cô nghĩ sẽ sớm giải quyết được vấn đề.

Mong cho hai cháu sẽ sớm vượt qua thử thách này nhé, cô bé dũng cảm!

Ở tuổi của em còn nhỏ thì làm những việc phù hợp.

  • Báo phụ huynh về sự việc
  • Báo lại phía nhà trường, cô giáo chủ nhiệm

Em còn nhỏ thì không nên có hành động bốc đồng như đánh nhau với bạn ở trường của em bởi vì nó k giải quyết được vấn đề gì cả mà có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng.

Nếu nhà trường và phía gia đình không xử lý được thì hãy đăng lên mạng để cộng đồng mạng tạo áp lực cho nhà trường và gia đình giải quyết.