Bị đau bụng đi ngoài sau ăn sáng có lo ngại không nhỉ?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Theo như bạn mô tả thì các triệu chứng bạn gặp phải có khả năng là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Đây là một bệnh lý đường ruột thường gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ đi kèm với nỗi lo bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Năm 1999, hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT như sau:

- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

+ Giảm đi sau đại tiện.

+ Thay đổi hình dạng khuôn phân.

+ Thay đổi số lần đi đại tiện.

- Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán HCRKT:

+ Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần).

+ Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

+ Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

+ Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

+ Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

- Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn, đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

Tuy nhiên đối với trường hợp của bạn để có thể chẩn đoán được chính xác bạn nên đi khám và kiểm tra nội soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý thực thể như u đại tràng, polyps đại tràng, viêm loét đại trực tràng, nhiễm khuẩn đường ruột v.v…

Trước mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự điều trị bằng chế độ ăn và tập luyện. Bạn cần thay đối cách ăn sáng như ăn ít một, ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu. Các bữa ăn nên được chia nhỏ đều trong ngày, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi bao gồm khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...), đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cafe, gia vị chua cay...), đồ ăn để lâu, không hợp vệ sinh. Trong trường hợp bị tiêu chảy bạn cần tránh ăn thức ăn có nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, dưa... Ngoài ra, bạn cần luyện thói quen đại tiện 1 lần vào một giờ nhất định trong ngày, nên tập xoa bụng buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện, kết hợp với luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Trả lời

Theo như bạn mô tả thì các triệu chứng bạn gặp phải có khả năng là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Đây là một bệnh lý đường ruột thường gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ đi kèm với nỗi lo bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Năm 1999, hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT như sau:

- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

+ Giảm đi sau đại tiện.

+ Thay đổi hình dạng khuôn phân.

+ Thay đổi số lần đi đại tiện.

- Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán HCRKT:

+ Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần).

+ Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

+ Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

+ Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

+ Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

- Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn, đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

Tuy nhiên đối với trường hợp của bạn để có thể chẩn đoán được chính xác bạn nên đi khám và kiểm tra nội soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý thực thể như u đại tràng, polyps đại tràng, viêm loét đại trực tràng, nhiễm khuẩn đường ruột v.v…

Trước mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự điều trị bằng chế độ ăn và tập luyện. Bạn cần thay đối cách ăn sáng như ăn ít một, ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu. Các bữa ăn nên được chia nhỏ đều trong ngày, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi bao gồm khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...), đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cafe, gia vị chua cay...), đồ ăn để lâu, không hợp vệ sinh. Trong trường hợp bị tiêu chảy bạn cần tránh ăn thức ăn có nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, dưa... Ngoài ra, bạn cần luyện thói quen đại tiện 1 lần vào một giờ nhất định trong ngày, nên tập xoa bụng buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện, kết hợp với luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.