Biểu hiện nào chứng tỏ trẻ có IQ cao?

  1. Tâm lý học

Mình nghe nói có những biểu hiện mà bố mẹ cho là con đang kì quặc, là ngỗ nghịch và hư đốn nhưng thực ra đó là biểu hiện của những người có IQ cao. Mọi người có biết những biệu hiện đó là gì không?

Từ khóa: 

tâm lý học

Một trong những biểu hiện chứng tỏ trẻ em có IQ cao là việc các em rất thích những con số,nhanh nhạy với chúng. Như kiểu các em nhớ các con số rất tốt và thích chơi đùa với nó, chẳng hạn như giỏi tính toán những đồ vật như kẹo, ô tô đồ chơi,...hay là chỉ cần bố mẹ nói một vài lần đã nhớ những thông tin như số nhà, số điên thoại,...Những đứa trẻ như thế này sau này thành người có khả năng tính toán và logic tốt.

Trả lời

Một trong những biểu hiện chứng tỏ trẻ em có IQ cao là việc các em rất thích những con số,nhanh nhạy với chúng. Như kiểu các em nhớ các con số rất tốt và thích chơi đùa với nó, chẳng hạn như giỏi tính toán những đồ vật như kẹo, ô tô đồ chơi,...hay là chỉ cần bố mẹ nói một vài lần đã nhớ những thông tin như số nhà, số điên thoại,...Những đứa trẻ như thế này sau này thành người có khả năng tính toán và logic tốt.

Nếu phát hiện con bạn có những biểu hiện này trước 5 tuổi, hãy quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ để con thông minh, thành công hơn khi lớn lên.

    Chỉ số IQ do di truyền không thể quyết định thành tựu sau này của một đứa trẻ. Nó chỉ chiếm 40% trong tổng số chỉ số IQ, 60% còn lại là kết quả của sự trau dồi mỗi ngày. Do đó, muốn nâng cao chỉ số IQ của con mình, cha mẹ cần phải bỏ công sức nuôi dạy trẻ.

    Một nghiên cứu dài hạn của các chuyên gia Mỹ về lứa tuổi mầm non đã phát hiện ra rằng, 0-5 tuổi là độ tuổi vàng phát triển trí não của trẻ. Trong giai đoạn này, sử dụng đúng phương pháp cải thiện trí thông minh của trẻ, sẽ mang lại kết quả gấp đôi. Vì thế có thể nói, 5 năm đầu đời là giai đoạn "vàng" trong tiến trình phát triển của trẻ.

    Ở độ tuổi này, những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện, rất dễ làm lãng phí bộ não thông minh của bé một cách vô ích. Cùng điểm qua những đặc điểm dưới đây và để ý xem con bạn có những đặc điểm nào:

    Những biểu hiện cụ thể của trẻ có chỉ số IQ cao

    Ellen Winner, giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston, Mỹ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao có thể nhìn thấy một số manh mối trước 5 tuổi trong cuốn sách "Những đứa trẻ thiên tài - Hướng dẫn nuôi dạy con theo khoa học".

    Những người này thường có một số biểu hiện khác với những đứa trẻ bình thường, nếu cha mẹ quan sát kỹ sẽ có thể phát hiện ra những dấu hiệu IQ cao ở con mình ngay từ giai đoạn đầu.

    1. Có khả năng quan sát tốt

    Muốn đánh giá trẻ có IQ cao hay không, cha mẹ hãy quan sát xem trẻ có thể tập trung khi đang học và vui chơi hay không. Thông thường, khi trẻ đang ở độ tuổi dưới 5, đa phần cha mẹ đều quan tâm đến việc con có khỏe mạnh hay không và ít để ý đến những kỹ năng khác của trẻ vì cho rằng giai đoạn này là quá sớm.

    Khả năng tập trung của một đứa trẻ sẽ phát triển dần theo thời gian, tuy nhiên với những đứa trẻ có IQ cao, thông qua những hoạt động thường ngày, trẻ sẽ bộc lộ rõ tư chất thông minh của mình. Ví dụ, trẻ hay nhìn chằm chằm vào những thứ con thích hay tập trung và kiên nhẫn hoàn thành một trò chơi gì đó mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

    Trẻ càng có khả năng tập trung cao độ thì thường sau này lớn lên sẽ càng thông minh.

    2. Tò mò

    Các chuyên gia phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao sẽ bộc lộ tính tò mò đặc biệt mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này được thể hiện qua những câu hỏi kỳ lạ, thậm chí là ngớ ngẩn về thế giới xung quanh. Lúc này, cha mẹ chớ nên khó chịu hay cáu kỉnh bởi thực chất đây là những biểu hiện của tính tò mò.

    Trẻ con thích khám phá thế giới, các con sẽ tò mò về những điều chưa biết, đặc biệt sau khi biết nói, chúng sẽ liên tục đặt câu hỏi với cha mẹ hằng ngày. Càng tò mò, trẻ càng thích khám phá và muốn đặt câu hỏi về mọi thứ, điều đó càng chứng minh con có một óc quan sát tốt và não bộ hoạt động không ngừng. Khi đó, cha mẹ cần trả lời một cách kiên nhẫn để con mình duy trì sự thích thú với thế giới xung quanh.

    3. Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ

    Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ em liên quan đến não. Khi lên 3 tuổi, trẻ có thể học cách diễn đạt suy nghĩ của mình bằng những câu ngắn. Ở giai đoạn này, trẻ mất một thời gian dài để có thể biểu đạt được những gì con muốn, nếu trẻ có thể nghe hiểu những gì cha mẹ nói từ sớm, thậm chí còn giao tiếp và tương tác tốt với người lớn thì đây là những biểu hiện của chỉ số IQ cao, cha mẹ nên quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ.

    4. Cơ thể linh hoạt

    Những đứa trẻ vận động nhiều cũng có xu hướng có chỉ số thông minh cao hơn, vì sự hoạt động của cơ thể cũng cần sự trợ giúp của não để vận động các chi và các bộ phận khác khi cơ thể đang vận động.

    Nếu tay và chân của trẻ rất linh hoạt, trẻ biết đi, biết bò sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi thì có nghĩa là não bộ của trẻ rất thông minh. Nếu con bạn có năng khiếu thể thao từ nhỏ, điều này có nghĩa là trí thông minh của chúng cũng không hề kém.

    Đối với những trẻ có chỉ số thông minh bình thường, nếu cha mẹ muốn con mình trở nên thông minh hơn thì có thể cải thiện chỉ số thông minh của trẻ thông qua một số phương pháp khác như dạy con học vẽ, cùng con chơi thêm những trò chơi đòi hỏi trí óc hay vận động tay chân...

    Dưới sự quan tâm bồi dưỡng đúng đắn của cha mẹ, hệ thống não bộ, cơ thể và ngôn ngữ của trẻ có thể được cải thiện nhanh chóng. Từ đó có thể nâng cao chỉ số IQ cho trẻ.

    (Theo 163.com)

    Ánh Lê

    Phụ nữ Việt Nam

    Nếu con có những biểu hiện dưới đây thì xin chúc mừng, bé nhà bạn rất thông minh, chỉ số IQ cao. Cha mẹ biết cách nuôi dưỡng, con lớn lên sẽ tài giỏi, lanh lợi.

    1. Con đòi chơi, không thích ngủ

    Nhiều bà mẹ sau sinh thường "than trời" rằng:"Con mình không chịu ngủ, mẹ vừa chợp mắt 1 tí thì con dậy chơi". Hoặc nhiều bé có thói quen ngủ ngày cày đêm khiến ba mẹ mệt mỏi, bơ phờ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đây có thể là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh và thích khám phá tìm tòi mạnh mẽ.

    Nếu con ngủ ít, nhưng vẫn có thể duy trì và đảm bảo được sức khỏe của mình. Bé không quấy khóc, tự nằm chơi hoặc có thể bắt bố mẹ chơi cùng mình... thì những đứa trẻ đó thường thông minh hơn, khá năng động, não phát triển nhanh chóng hơn bình thường. Lớn lên con sẽ tự điều chỉnh được giấc ngủ của mình nên các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.

    2. Con thích ném đồ, đòi đồ chơi mới

    Việc trẻ đòi đồ chơi mới được cho là chúng thông minh vẫn còn tranh cãi. Bởi một số người cho rằng, đây là tính chóng chán, thiếu kiên nhẫn của con chứ không hẳn là đứa trẻ đó có IQ cao. Tuy nhiên, việc muốn bố mẹ cho đồ chơi khác lại thể hiện nhu cầu thích khám phá, tìm tòi những cái mới ở trẻ. Chúng muốn học nhiều hơn nên thường chán nản với những cái cũ lặp đi lặp lại.

    Ở độ 2-3 tuổi, trẻ con rất thích ném đồ đạc. Bố mẹ nhặt lên, con lại ném xuống khiến phụ huynh không thể không tức giận. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng, con chỉ đang cố gắng cảm nhận thế giới bằng đôi tay của mình mà thôi.

    Hành động ném đồ ở trẻ dưới 3 tuổi giúp các con phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt. Ngoài ra còn thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này cha mẹ không nên ngăn cản trẻ ném đồ. Tuy nhiên hãy chỉ rõ những vật mà trẻ có thể ném. Bố mẹ có thể cùng con chơi trò tung hứng ở giai đoạn này để trẻ năng động, nhanh nhạy và phát triển toàn diện hơn.

    3. Khóc khi gặp người lạ

    Những đứa trẻ có IQ cao thường tỏ ra nhớ mặt người quen rất sớm. Bởi điều này chứng tỏ não bộ trẻ đang phát triển tốt và hoàn thiện. Trí nhớ giúp trẻ thuận lợi hơn trong quá trình học tập và rèn luyện sau này. Trí nhớ tốt làm nảy ra tâm lý sợ sệt, mếu máo khóc khi trẻ gặp người lạ. Đây là hành động được các nhà khoa học gọi là "nhận biết sơ sinh".

    Nhận biết sơ sinh diễn ra càng sớm thì đứa trẻ càng chứng tỏ mình là người thông minh.

    4. Trẻ thích đi chân đất chứng tỏ IQ cao

    Nhiều cha mẹ thấy con suốt ngày đi chân đất, leo trèo, khám phá mọi nơi thì tỏ ra không hài lòng. Vì họ đang nghĩ rằng con nghịch bẩn. Bên cạnh đó là nỗi lo con bị nhiễm khuẩn, hoặc giẫm phải những thứ nguy hiểm cho đôi bàn chân non nớt của bé.

    Tuy nhiên, biểu hiện này của trẻ cũng chứng tỏ em rất thông minh. Bàn chân là cơ quan vận động, quy tụ 6 tĩnh kinh mạch, 66 huyệt đạo, là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh. Do đó, trẻ đi chân trần trên mặt đất sẽ giúp chúng khám phá được nhiều hơn. Từ việc tiếp xúc trực tiếp với nền đất sẽ giúp kích thích thần kinh, mang lại những cảm nhận khác nhau cho trẻ. Ngoài ra việc tự mình khám phá sẽ dạy cho con khả năng tự vệ. Con sẽ biết được đi trên mặt đất như thế nào đôi chân sẽ an toàn, không bị đau hoặc bị thương.

    Việc cho trẻ đi chân trần cũng giúp tản nhiệt dưới lòng bàn chân, tăng lưu thông máu, giảm hiện tượng lạnh tay chân. Khi tuần hoàn máu của cơ thể được tăng cường, quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch của bé cũng được cải thiện theo.

    5. Trẻ bị thu hút bởi những điều mới mẻ, chuyển động

    Khi ba mẹ cần con tập trung, ví dụ như lúc học bài, nhưng chúng lại bị ảnh hưởng bởi những thứ khác xung quanh. Điều này khiến cho ba mẹ lo lắng rằng con lười học, kém cỏi, ngờ nghệch. Thực tế, đây là biểu hiện của em bé có IQ cao, ưa thích sự mới, thích khám phá.

    Cha mẹ không nên cắt ngang mạch tìm tòi, suy nghĩ của con. Thay vào đó, người lớn hãy để cho bé có thời gian, không gian riêng. Khi con được suy tư, khám phá những điều mới mẻ đó, chúng sẽ phát huy hết khả năng của bản thân.

    Theo Phụ nữ Việt Nam