[Book Debate] Truyện tranh có phải là sách không và có tốt cho trẻ em không?

  1. Sách

  2. Giáo dục

  3. Phong cách sống

Ở một số gia đình, truyện tranh không được coi là sách và trẻ em không được đọc truyện tranh hoặc bị hạn chế đọc truyện tranh. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

https://cdn.noron.vn/2021/09/28/top-truyen-tranh-hay-phu-hop-voi-cac-be-thieu-nhi-20-652x367-1632821130_1024.jpg
Từ khóa: 

truyện tranh

,

book debate

,

sách

,

giáo dục

,

phong cách sống

"Sách" là một khái niệm chung cho các sản phẩm viết được in ấn lên giấy và đóng lại. Do đó có thể nói truyện tranh hay tạp chí cũng là một "loại sách", bên cạnh sách giáo khoa, tiểu thuyết, v.v.

Cá nhân tôi cho rằng vấn đề của việc liệu một "loại sách" có mang lại lợi ích cho người đọc hay không không nằm ở hình thức của nó (bằng chữ, bằng tranh, v.v.), mà nằm ở phần nội dung bên trong. Chính vì vậy, dù là truyện tranh, sách giáo khoa, báo chí, văn chương, v.v. thì đều có thể có hoặc không mang lại lợi ích, thậm chí là gây hại cho người đọc nếu chứa những nội dung không phù hợp. (Ở đây tôi nghĩ để quyết định nội dung gì phù hợp và không phù hợp là một câu chuyện dài hơn nữa)

Đối với trẻ em, truyện tranh (comic book)sách tranh (picture book) là hai là "loại sách" được yêu thích nhất. Sự khác biệt chính giữa hai "loại sách" này là vai trò của hình ảnh ở trong đó. Truyện tranh lấy hình ảnh làm đối tượng truyền tải nội dung là chủ yếu, trong khi sách tranh sử dụng hình ảnh đa phần với mục đích minh hoạ.

https://cdn.noron.vn/2021/10/27/200517-curtis-comic-strip-heroamtib5-1635323287-1635323287.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/10/27/4888-1635323305.jpg

Thông thường các bậc bố mẹ lựa chọn sách tranh cho con hơn vì mật độ chữ nhiều, tin rằng việc con tập trung đọc chữ thay vì phụ thuộc vào việc xem tranh sẽ giúp ích cho kĩ năng đọc và tư duy của con hơn. Hơn thế nữa, sách tranh thường phổ biến ở độ tuổi mầm non và tiểu học và được sử dụng chính với mục đích giáo dục.

Ngược lại, không thể phủ định rằng nhiều quan điểm hiện đại cho rằng việc đọc truyện tranh là "con sâu ăn mòn tâm hồn" chủ yếu vì nhiều dòng truyện tranh mang nội dung nhạy cảm, bạo lực, và ít giá trị giáo dục. Tuy nhiên, điều này là không thể tránh khỏi vì đối tượng đọc mà dòng sách truyện tranh hướng đến rộng hơn, bao gồm cả các thanh thiếu niên và cả người trưởng thành với mục đính chính là giải trí. Do đó, sự phân hoá đa dạng về mặt nội dung phù hợp với nhu cầu cảm xúc, tư duy, và sáng tạo của người đọc là cần thiết.

Cá nhân tôi cho rằng việc đọc truyện tranh vẫn mang lại cho con trẻ nhiều lợi ích tương tự sách tranh và cả các thể loại văn học khác. Truyện tranh cho phép trí sáng tạo được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động hơn thông qua cả nét vẽ và lời thoại. Và, tất nhiên, tôi không đồng tình với việc gán giá trị thực tiễn lên trí sáng tạo, vì sáng tạo không nhất thiết phải tạo ra giá trị hữu hình và vật chất. Sáng tạo, đôi khi là chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng một tâm hồn khoẻ mạnh và nhiều sắc màu.

Điều duy nhất mà tôi nghĩ các bố mẹ cần cân nhắc khi cho con đọc truyện tranh là cần phải lựa chọn truyện tranh với nội dung và phù hợp với lứa tuổi cũng như sở thích con cái. Vì cuối cùng, mọi sản phẩm của trí sáng tạo trong sách vở đều hướng đến việc mang lại giá trị cho người đọc, quan trọng là chúng cần thông minh trong những lựa chọn mà thôi. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thể loại truyện tranh mang tính giáo dục cao, như bộ truyện kể về cuộc đời của các nhà khoa học, về lịch sử, sinh học, và cả về kĩ năng thể hiện cảm xúc, đối nhân xử thế. Doraemon hay Shin-cậu bé bút chì cũng mang lại những giá trị giáo dục nhất định, chỉ là văn hoá của Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt lớn với Việt Nam, nên việc nhiều phụ huynh Việt Nam cho rằng các bộ truyện kia có phần phản cảm là không thể tránh khỏi.

Trả lời

"Sách" là một khái niệm chung cho các sản phẩm viết được in ấn lên giấy và đóng lại. Do đó có thể nói truyện tranh hay tạp chí cũng là một "loại sách", bên cạnh sách giáo khoa, tiểu thuyết, v.v.

Cá nhân tôi cho rằng vấn đề của việc liệu một "loại sách" có mang lại lợi ích cho người đọc hay không không nằm ở hình thức của nó (bằng chữ, bằng tranh, v.v.), mà nằm ở phần nội dung bên trong. Chính vì vậy, dù là truyện tranh, sách giáo khoa, báo chí, văn chương, v.v. thì đều có thể có hoặc không mang lại lợi ích, thậm chí là gây hại cho người đọc nếu chứa những nội dung không phù hợp. (Ở đây tôi nghĩ để quyết định nội dung gì phù hợp và không phù hợp là một câu chuyện dài hơn nữa)

Đối với trẻ em, truyện tranh (comic book)sách tranh (picture book) là hai là "loại sách" được yêu thích nhất. Sự khác biệt chính giữa hai "loại sách" này là vai trò của hình ảnh ở trong đó. Truyện tranh lấy hình ảnh làm đối tượng truyền tải nội dung là chủ yếu, trong khi sách tranh sử dụng hình ảnh đa phần với mục đích minh hoạ.

https://cdn.noron.vn/2021/10/27/200517-curtis-comic-strip-heroamtib5-1635323287-1635323287.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/10/27/4888-1635323305.jpg

Thông thường các bậc bố mẹ lựa chọn sách tranh cho con hơn vì mật độ chữ nhiều, tin rằng việc con tập trung đọc chữ thay vì phụ thuộc vào việc xem tranh sẽ giúp ích cho kĩ năng đọc và tư duy của con hơn. Hơn thế nữa, sách tranh thường phổ biến ở độ tuổi mầm non và tiểu học và được sử dụng chính với mục đích giáo dục.

Ngược lại, không thể phủ định rằng nhiều quan điểm hiện đại cho rằng việc đọc truyện tranh là "con sâu ăn mòn tâm hồn" chủ yếu vì nhiều dòng truyện tranh mang nội dung nhạy cảm, bạo lực, và ít giá trị giáo dục. Tuy nhiên, điều này là không thể tránh khỏi vì đối tượng đọc mà dòng sách truyện tranh hướng đến rộng hơn, bao gồm cả các thanh thiếu niên và cả người trưởng thành với mục đính chính là giải trí. Do đó, sự phân hoá đa dạng về mặt nội dung phù hợp với nhu cầu cảm xúc, tư duy, và sáng tạo của người đọc là cần thiết.

Cá nhân tôi cho rằng việc đọc truyện tranh vẫn mang lại cho con trẻ nhiều lợi ích tương tự sách tranh và cả các thể loại văn học khác. Truyện tranh cho phép trí sáng tạo được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động hơn thông qua cả nét vẽ và lời thoại. Và, tất nhiên, tôi không đồng tình với việc gán giá trị thực tiễn lên trí sáng tạo, vì sáng tạo không nhất thiết phải tạo ra giá trị hữu hình và vật chất. Sáng tạo, đôi khi là chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng một tâm hồn khoẻ mạnh và nhiều sắc màu.

Điều duy nhất mà tôi nghĩ các bố mẹ cần cân nhắc khi cho con đọc truyện tranh là cần phải lựa chọn truyện tranh với nội dung và phù hợp với lứa tuổi cũng như sở thích con cái. Vì cuối cùng, mọi sản phẩm của trí sáng tạo trong sách vở đều hướng đến việc mang lại giá trị cho người đọc, quan trọng là chúng cần thông minh trong những lựa chọn mà thôi. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thể loại truyện tranh mang tính giáo dục cao, như bộ truyện kể về cuộc đời của các nhà khoa học, về lịch sử, sinh học, và cả về kĩ năng thể hiện cảm xúc, đối nhân xử thế. Doraemon hay Shin-cậu bé bút chì cũng mang lại những giá trị giáo dục nhất định, chỉ là văn hoá của Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt lớn với Việt Nam, nên việc nhiều phụ huynh Việt Nam cho rằng các bộ truyện kia có phần phản cảm là không thể tránh khỏi.

Hồi đi học mình rất thích đọc truyện tranh, nhưng công nhận có rất nhiều những cuốn truyện gắn mác thiếu nhi nhưng lại chứa rất nhiều nội dung bạo lực và tục tĩu. Nhất là thời điểm mà anime manga đang được rất nhiều độc giả đón nhận, cùng với đó là có quá nhiều thể loại, hình ảnh nhắm đến những độ tuổi lớn hơn.

Ngay cả bây giờ sợt từ khóa "truyện tranh" trên Google hay các trang mạng xã hội, mình cũng không thể tìm thấy những trang truyện lành mạnh nữa rồi. Xét về nội dung hay ý nghĩa thì có lẽ không thể so sánh với sách, nhưng nếu về mặt hình ảnh thì cõ lẽ trẻ em thích thú với truyện tranh hơn. Đôi khi nó cũng khơi dậy niềm đam mê vẽ vời cho rất nhiều bạn nhỏ.

Và đương nhiên vẫn có những truyện tranh mang ý nghĩa và nội dung tích cực, cha mẹ nên lựa chọn những tựa truyện nổi tiếng và uy tín, hợp sở thích của trẻ hơn là để trẻ tự đi lựa những quyển truyện không rõ nguồn gốc, vì có rất nhiều tựa truyện tào lao được trưng bày trong nhà sách, mình thấy rất nhiều. (Riêng mình thì đánh giá cao những quyển truyện tranh thể thao, vì đa số lành mạnh và phù hợp với nhiều độ tuổi, kể cả trẻ em).

Riêng bản thân mình nhận ra ngày bé mới biết đọc thấy anh chị đọc nên cũng ham bắt chước, lâu dần khả năng đọc và nhận biết chính tả mình vượt trội hơn so với các bạn cùng lớp. Nếu ở tuổi nhỏ mới biết đọc thì đó cũng là phương pháp học tiếng Việt mà không nhàm chán😂

Mình chưa có con nên không chắc lắm, nhưng quan điểm hiện tại là đọc truyện tranh tốt nhé. Nhớ lại năm nào có idol Đỗ Nhật Nam ngược dòng với phát biểu: "Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn" và nhận về vô số gạch đá của MXH.

https://cdn.noron.vn/2021/11/08/2854217025601-1636368509.jpg

Mình xin kết thúc Book Debate này nhé. Dựa theo lượt yêu thích câu trả lời thì mình chúc mừng bạn @Tiên Tích Tầm Long. Mình xin tặng bạn 50 coin nhé và mong bạn tiếp tục tham gia những lượt Book Debate tiếp theo:)

Thông tin về Book Debate:

Truyện tranh nhảm lắm, sao dám cho con đọc được. Nhiều khi tụi trẻ con đọc truyện xong cứ toàn "CHÁT,BỐP,UỲNH" thì ngôn ngữ chẳng thể phát triển. Nhiều truyện còn tục tĩu nhiều hình ảnh phản cảm nữa. Không thể coi truyện tranh là sách được.

Nhìn hình này có dám cho trẻ con đọc truyện tranh nữa không? (ảnh từ vtc.vn)

https://cdn.noron.vn/2021/09/30/truyen-tranh-thieu-nhi-tran-ngap-hinh-anh-mat-me-1-1632968428.jpg

Mình vẫn thường xuyên mua truyện cho con, nhưng là những truyện mình đã biết rõ như: conan, doraemon, Bảy viên ngọc rồng, vua hải tặc, thần đồng đất việt

Ngày bé mình đọc truyện tranh rồi mới thích đọc truyện chữ, vậy nên vẫn cho phép bé đọc truyện tranh chứ không cấm.

mình khẳng định truyện tranh là sách và tốt cho trẻ em nhé! tốt hơn nhiều so với việc các bé dán mắt vào tivi hay điện thoại

do trẻ con hay so sánh nên người lớn ghét cho tui nó đọc truyện tranh.kể cho nghe trước tui đi vào thang máy với bà mẹ đang dắt một thằng bé thì có ông béo ú đi vào.lúc nó thấy ông này nó chỉ luôn vào sách bảo: mẹ ơi ông này giống tay nó chỉ luôn vào cái hình (con lợn) trong truyện.mẹ nó đánh nó khóc ông kia tím mặt còn tui thì cười rớt hàm haha:v

Nếu mới học mà bắt đọc sách dày ngay thì chán lắm nên trẻ em cần đọc truyện tranh trước cho hấp dẫn, mình thấy hình như mọi người thường hay kì vọng cao quá thì phải. Ví dụ như giờ mà giao cho mình đọc mấy cuốn sách dày khô khan không có hình mình họa thì chắc chắn mình cũng chán chứ không nói gì đến trẻ em.