Các bài trắc nghiệm tính cách (personality test) có thực sự đáng tin cậy?

  1. Tâm lý học

Bối cảnh

Trong vài năm gần đây, các bài trắc nghiệm tính cách - personality test - đang dần trở nên phổ biến, nhất là đối với cộng đồng những người trẻ, những người vẫn chưa đủ khả năng hiểu hết về bản thân, cũng như thiếu sự dẫn dắt hiệu quả đến từ các bậc phụ huynh.

Các bài trắc nghiệm tính, vốn tràn lan trên Internet, vì thế đã trở thành một công cụ ưa chuộng đối với những người tò mò, hoặc có mong muốn được khám phá, thấu hiểu bản thân nhiều hơn.

Tuy nhiên, liệu các bài trắc nghiệm tính cách này có thực sự cho ta kết quả chính xác? Đặc biệt đối với các bạn trẻ, vốn chưa hoàn toàn nhận thức được bản thân, thì kết quả đến từ các bài trắc nghiệm này liệu có đem lại một hệ quả tiêu cực nào không?

trac-nghiem-huong-nghiep

(Power of Positivity)

Nguồn gốc của các bài trắc nghiệm tính cách

Có thể nhiều bạn đọc sẽ bất ngờ, nhưng các bài trắc nghiệm tính cách và tâm lý có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự (đúng vậy, hầu hết các phát minh trên thế giới, trong mọi lĩnh vực, đều xuất phát từ lĩnh vực quân sự).

Khái niệm "trắc nghiệm tính cách", "trắc nghiệm tâm lý" xuất phát từ tận Thế Chiến thứ I, khi các nhà nghiên cứu quân sự muốn phân loại các chiến sỹ thành những nhóm binh chủng khác nhau (ví dụ: bộ binh, không quân...), thông qua các khuynh hướng tâm lý khác nhau ở mỗi chiến sỹ.

Khái niệm này bắt đầu hình thành và càng ngày càng nở rộ, như chúng ta đã biết ngày nay.

trac-nghiem-tam-ly

(olivetreegenealogy.blogspot.com)

Tại sao các bài trắc nghiệm này lại "ăn gạch đá"?

1) Thiếu tính nhất quán

Một trong những lý do khiến nhiều người phê bình và công kích các bài trắc nghiệm tính cách này là ở tính nhất quán của chúng. Ví dụ, với trắc nghiệm 16 nhóm tính cách MBTI, những người đã làm kiểm tra sau một thời gian, có thể là vài tháng, khi tiến hành thực hiện bài kiểm tra đó lần 2, đã nhận được một kết quả khác.

(Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về bài trắc nghiệm MBTI, cùng nhiều hệ thống trắc nghiệm khác tại đây)

2) Quy chụp con người thành các "nhóm tính cách"

Một lý do khác là các bài trắc nghiệm tính cách thường "quy chụp" người thực hiện thành những nhóm nhất định. Ví dụ: bài trắc nghiệm RIASEC chia những người thực hiện thành các nhóm như "nhóm thực tế - realistic", "nhóm nghiên cứu - investigative" hay "nhóm mạo hiểm - entrepreneur"...trong khi đa số con người thường sở hữu những tính cách đa dạng thuộc nhiều nhóm tính cách khác nhau.

trac-nghiem-tinh-cach

Các nhóm tính cách MBTI (lucid.me)

3) Tính suy diễn, bắc cầu thiếu căn cứ

Đặc biệt, ở những bài trắc nghiệm hướng nghiệp như RIASEC, các chuyên gia tâm lý học cho biết một trong những sai lầm trầm trọng của chúng là việc dựa vào nét tính cách của một người và suy diễn ra các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho họ. Ví dụ: những người "tự tin", "ưa mạo hiểm" thì nhất định sẽ phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh, hoặc quân sự. Điều này là không chính xác, bởi có rất nhiều người tự tin, nhưng không hề yêu thích lĩnh vực kinh doanh. Hoặc có nhiều người thành công trong các lĩnh vực mạo hiểm này, nhưng luôn tự miêu tả bản thân là một người cẩn trọng, không thích mạo hiểm.

4) Hệ lụy trong quy trình tuyển dụng

Việc quá lệ thuộc vào các bài trắc nghiệm này đôi khi tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng. Điển hình là một số công ty, sau khi yêu cầu các ứng viên thực hiện những bài trắc nghiệm tính cách, đã quyết định từ chối đơn xin việc của họ, chỉ vì họ không thuộc nhóm tính cách mà công ty cần!

personality-test

(kdbcoaching.com)

Hiện tại chúng vẫn được ưa chuộng

Một trong những lý do khiến các bài trắc nghiệm tâm lý, dù thiếu tính chính xác và nhất quán, vẫn đang được ưa chuộng bởi đông đảo người dùng, là vì thông qua việc xếp đặt con người vào các nhóm tính cách, chúng giúp thỏa mãn được một trong những nhu cầu rất sâu sắc và nguyên thủy của chúng ta: nhu cầu được trao cho bản thân mình một định nghĩa, một danh phận (trong trường hợp này là những "ENTP", "ISFJ", những "người hướng nội", "người hướng ngoại", những "người thích phân tích", "người sáng tạo"...).

Bởi vậy, để có thể thấu hiểu bản thân một cách chính xác và khách quan hơn, chúng ta cần phải tự ý thức được khuynh hướng muốn được tự định nghĩa bản thân và từ đó hạn chế việc quá lệ thuộc vào các bài trắc nghiệm, cùng với việc tích cực tìm hiểu bản thân qua những hình thức khác thực tế hơn.


Nguồn:


Từ khóa: 

trắc nghiệm tính cách

,

trắc nghiệm hướng nghiệp

,

personality test

,

thấu hiểu bản thân

,

tâm lý học

Thật ra, quy tội cho trắc nghiệm và tác giả của nó thì tội, vì chưa nhìn toàn diện.
Bản thân những người sử dụng trắc nghiệm cần:
1. Hiểu được rốt cuộc trắc nghiệm là gì? Nói nôm na không ngôn ngữ học thuật thì trắc nghiệm thông thường là các công trình khoa học, đặc trưng của các công trình này có tính giá trị, độ tin cậy... dùng để đo một cái gì đó... Chỉ là tính/độ này ở chỉ số cao hay thấp mà thôi.

2. Tất cả các trắc nghiệm đều không tuyệt đối đúng = không tuyệt đối tin cậy mà chỉ có giá trị tham khảo (cao hay thấp). Cái này người làm trắc nghiệm có thể kiểm chứng được. Nhưng việc làm cùng một loại trắc nghiệm 2, 3 và nhiều lần thì không còn chính xác nữa vì bạn có kinh nghiệm "ngựa quen đường cũ" nên bạn sẽ dùng kinh nghiệm để chọn đáp án... và điều nhà người làm ra trắc nghiệm không mong đợi, không thể kiểm soát.

3. Khoa học không phải là bất biến, việc tin sái cổ vào các công trình khoa học là chưa hợp lý. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, các công trình khoa học về sau sẽ tiến bộ/đạp đổ cả công trình nghiên cứu trước cùng 1 lĩnh vực. Ví dụ như, trong Tâm lý học, ngày trước các nhà Tâm lý học kết luận "tự kỷ là bệnh", bệnh thì chữa được, cố chữa bằng thuốc bằng y học gần như không hiệu quả, rồi nghiên cứu tới lui để đi đến kết luận "tự kỷ là hội chứng", khi không còn là bệnh người ta không còn tìm đến thuốc để chữa mà "chữa" bằng giáo dục, bằng liệu pháp tâm lý, bằng phương pháp hành vi...

Đấy, nên mới nói người nhìn nhận vấn đề nếu xuất phát điểm/nhìn đúng góc nhìn của các nhà nghiên cứu/khoa học... thì mới có cùng đáp án giống họ. Chứ mình đứng ngược hướng mặt trời thì không thể nhìn giống người cùng hướng với mặt trời được.

Trả lời

Thật ra, quy tội cho trắc nghiệm và tác giả của nó thì tội, vì chưa nhìn toàn diện.
Bản thân những người sử dụng trắc nghiệm cần:
1. Hiểu được rốt cuộc trắc nghiệm là gì? Nói nôm na không ngôn ngữ học thuật thì trắc nghiệm thông thường là các công trình khoa học, đặc trưng của các công trình này có tính giá trị, độ tin cậy... dùng để đo một cái gì đó... Chỉ là tính/độ này ở chỉ số cao hay thấp mà thôi.

2. Tất cả các trắc nghiệm đều không tuyệt đối đúng = không tuyệt đối tin cậy mà chỉ có giá trị tham khảo (cao hay thấp). Cái này người làm trắc nghiệm có thể kiểm chứng được. Nhưng việc làm cùng một loại trắc nghiệm 2, 3 và nhiều lần thì không còn chính xác nữa vì bạn có kinh nghiệm "ngựa quen đường cũ" nên bạn sẽ dùng kinh nghiệm để chọn đáp án... và điều nhà người làm ra trắc nghiệm không mong đợi, không thể kiểm soát.

3. Khoa học không phải là bất biến, việc tin sái cổ vào các công trình khoa học là chưa hợp lý. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, các công trình khoa học về sau sẽ tiến bộ/đạp đổ cả công trình nghiên cứu trước cùng 1 lĩnh vực. Ví dụ như, trong Tâm lý học, ngày trước các nhà Tâm lý học kết luận "tự kỷ là bệnh", bệnh thì chữa được, cố chữa bằng thuốc bằng y học gần như không hiệu quả, rồi nghiên cứu tới lui để đi đến kết luận "tự kỷ là hội chứng", khi không còn là bệnh người ta không còn tìm đến thuốc để chữa mà "chữa" bằng giáo dục, bằng liệu pháp tâm lý, bằng phương pháp hành vi...

Đấy, nên mới nói người nhìn nhận vấn đề nếu xuất phát điểm/nhìn đúng góc nhìn của các nhà nghiên cứu/khoa học... thì mới có cùng đáp án giống họ. Chứ mình đứng ngược hướng mặt trời thì không thể nhìn giống người cùng hướng với mặt trời được.

cảm ơn những chia sẻ của chị <3