Các tiên tri trong Kinh Thánh có phải là thầy bói không?

  1. Tôn giáo

Việc nhờ thầy xem bói tìm hài cốt, mồ mả trong nhà có tội không? Có những người được ơn biết trước tương lai và họ nói đúng thì có phải là bói toán không hay là tiên tri?

Từ khóa: 

tôn giáo

Trước tiên xin nói về danh xưng "tiên tri" trong Kinh Thánh. Chữ Prophetes trong tiếng Hy Lạp προφήτης propʰḗtēs có nghĩa là "người phát ngôn", "ngôn sứ" hay "người loan báo". Dịch chữ Prophetes thành tiên tri là không chính xác, đúng hơn phải là ngôn sứ. Các bản dịch Kinh Thánh trước kia đã dịch là tiên tri, và gần như người tín hữu Việt Nam bị "chết" từ này, nghĩa là ghi nhớ luôn. Các bản dịch sau này đã sử dụng từ ngôn sứ thay cho từ tiên tri, vì tiên tri có nghĩa là người biết trước tương lai. 
  • Tiên: tiên đoán, tiên báo; 
  • tri: biết. 
Các ngôn sứ trong Cựu Ước là những người được Thiên Chúa sai đến để cảnh cáo, nhắc nhở khi dân lầm lạc; an ủi khích lệ khi dân bị đau khổ và bách hại. Có một số vị đã nói tiên tri về tương lai của dân, nhưng việc tiên báo đó được Thiên Chúa mặc khải là nhằm mục đích giáo dục dân là chính. Như vậy, chữ "tiên tri" là lối dịch ngày xưa và không được chính xác. Các ngôn sứ không phải là những thầy bói nói chuyện tương lai, mà là sứ giả Chúa sai đến nói lời của Chúa.
Về trường hợp những người có khả năng ngoại cảm như nhìn thấy hài cốt dưới lòng đất hay thấy mạch nước ngầm... trong thực tế có một số người như thế. Khả năng này hoặc bẩm sinh, hoặc do luyện tập, và cũng có người dùng ma thuật bói toán để biết.
  1. Khuynh hướng thứ nhất là các nhà ngoại cảm “thấy” được hài cốt, vẽ lại sơ đồ chi tiết khu vực ấy và hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Trường hợp này nhà ngoại cảm chỉ sử dụng khả năng “thiên nhãn thông” của mình để tìm kiếm và phát hiện hài cốt mà không cần trợ giúp của “chủ nhân” chính hài cốt ấy. Tuy nhiên, vì nhà ngoại cảm “thấy khi mờ khi tỏ”, nên có thể phải điều chỉnh nhiều lần mới tìm ra vị trí chính xác của hài cốt.
  2. Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, có những người tự xưng mình là “nhà ngoại cảm”, có thể tiếp xúc với người “cõi âm” và họ chỉ cho nhà ngoại cảm thấy hài cốt của chính họ hoặc những người khác. Trường hợp này, “nhà ngoại cảm” hoặc thân nhân của người chết cần phải thắp nhang cúng bái, gọi hồn… để có thể biết được mộ phần của người đã khuất, rồi sau khi tìm được “hài cốt”, đôi khi chỉ là “chút đất màu đen”… thì phải lập “Đàn” để cúng tế…
    https://cdn.noron.vn/2022/11/20/1520446422327508251614977581603013147075636n-1668945777.jpg
Đối với những trường hợp tìm mộ có “màu sắc” mê tín dị đoan, có được cử hành các lễ nghi an táng Công giáo không? – Xin thưa là không! Lý do là vì lễ nghi an táng chỉ được thực hiện với thi hài người quá cố (Giáo hội bày tỏ lòng tôn kính đối với thân xác đã được thánh hoá nhờ Bí Tích Rửa tội và là đền thờ của Chúa Thánh Thần) chứ không phải với “nắm đất màu đen” (không bộc lộ được những dấu hiệu khả thể của thân xác nữa)."
Trả lời
Trước tiên xin nói về danh xưng "tiên tri" trong Kinh Thánh. Chữ Prophetes trong tiếng Hy Lạp προφήτης propʰḗtēs có nghĩa là "người phát ngôn", "ngôn sứ" hay "người loan báo". Dịch chữ Prophetes thành tiên tri là không chính xác, đúng hơn phải là ngôn sứ. Các bản dịch Kinh Thánh trước kia đã dịch là tiên tri, và gần như người tín hữu Việt Nam bị "chết" từ này, nghĩa là ghi nhớ luôn. Các bản dịch sau này đã sử dụng từ ngôn sứ thay cho từ tiên tri, vì tiên tri có nghĩa là người biết trước tương lai. 
  • Tiên: tiên đoán, tiên báo; 
  • tri: biết. 
Các ngôn sứ trong Cựu Ước là những người được Thiên Chúa sai đến để cảnh cáo, nhắc nhở khi dân lầm lạc; an ủi khích lệ khi dân bị đau khổ và bách hại. Có một số vị đã nói tiên tri về tương lai của dân, nhưng việc tiên báo đó được Thiên Chúa mặc khải là nhằm mục đích giáo dục dân là chính. Như vậy, chữ "tiên tri" là lối dịch ngày xưa và không được chính xác. Các ngôn sứ không phải là những thầy bói nói chuyện tương lai, mà là sứ giả Chúa sai đến nói lời của Chúa.
Về trường hợp những người có khả năng ngoại cảm như nhìn thấy hài cốt dưới lòng đất hay thấy mạch nước ngầm... trong thực tế có một số người như thế. Khả năng này hoặc bẩm sinh, hoặc do luyện tập, và cũng có người dùng ma thuật bói toán để biết.
  1. Khuynh hướng thứ nhất là các nhà ngoại cảm “thấy” được hài cốt, vẽ lại sơ đồ chi tiết khu vực ấy và hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Trường hợp này nhà ngoại cảm chỉ sử dụng khả năng “thiên nhãn thông” của mình để tìm kiếm và phát hiện hài cốt mà không cần trợ giúp của “chủ nhân” chính hài cốt ấy. Tuy nhiên, vì nhà ngoại cảm “thấy khi mờ khi tỏ”, nên có thể phải điều chỉnh nhiều lần mới tìm ra vị trí chính xác của hài cốt.
  2. Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, có những người tự xưng mình là “nhà ngoại cảm”, có thể tiếp xúc với người “cõi âm” và họ chỉ cho nhà ngoại cảm thấy hài cốt của chính họ hoặc những người khác. Trường hợp này, “nhà ngoại cảm” hoặc thân nhân của người chết cần phải thắp nhang cúng bái, gọi hồn… để có thể biết được mộ phần của người đã khuất, rồi sau khi tìm được “hài cốt”, đôi khi chỉ là “chút đất màu đen”… thì phải lập “Đàn” để cúng tế…
    https://cdn.noron.vn/2022/11/20/1520446422327508251614977581603013147075636n-1668945777.jpg
Đối với những trường hợp tìm mộ có “màu sắc” mê tín dị đoan, có được cử hành các lễ nghi an táng Công giáo không? – Xin thưa là không! Lý do là vì lễ nghi an táng chỉ được thực hiện với thi hài người quá cố (Giáo hội bày tỏ lòng tôn kính đối với thân xác đã được thánh hoá nhờ Bí Tích Rửa tội và là đền thờ của Chúa Thánh Thần) chứ không phải với “nắm đất màu đen” (không bộc lộ được những dấu hiệu khả thể của thân xác nữa)."

Bạn nên lo chuẩn bị tiền hậu tạ nếu tìm được, lo chuẩn bị tinh thần nếu bị lừa. Thay vì lo phân biệt bói toán hay tiên tri, có tội hay không tội

Phuc truyền luật lệ ký 18: 21-22.

Esai 41:10-11

Bạn nhé hãy đọc xem. 

  • Bói toán- là kẻ tiên tri giả nói sự bói khoa giả dối, nó chẳng biết sự gì sẽ sảy đến với nó.
  • Tiên tri - có nghĩa là nói cho biết trước tri thức. Đã là tiên tri chân thật thì nhất định phải ứng nghiệm dù trải qua ngàn năm. 

Còn những kẻ lấy tri thức bản thân để đoán định thì tự nó giới hạn nó trong sự tăm tối nó mà thôi.